Theo Kế hoạch phát triển hạ tầng thoát nước đô thị thành phố Hà Nội giai đoạn 2011-2015, thành phố Hà Nội phải cần trên 14.000 tỷ đồng để thực hiện 13 dự án thoát nước đô thị.
Trong đó có trên 7.900 tỷ đồng vốn ODA, trên 1.300 tỷ đồng vốn xã hội hóa và còn lại là vốn ngân sách trên 4.900 tỷ đồng.
Trong khu vực nội thành (thuộc lưu vực sông Tô Lịch), thành phố sẽ tập trung hoàn thành Dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội (giai đoạn II) vào cuối năm 2014, đảm bảo thoát nước, cơ bản xóa bỏ tình trạng úng ngập của các quận nội thành (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy) với trận mưa cường độ 310mm/2 ngày có chu kỳ bảo vệ là 10 năm.
Đồng thời Hà Nội sẽ tiếp tục cải tạo tám hồ điều hòa nội thành của Dự án thoát nước giai đoạn II và 12 hồ điều hòa của Đề án cải tạo hồ nội thành; bàn giao đưa vào vận hành các thiết bị nạo vét hệ thống thoát nước hiện đại, hiệu quả, thay thế 80% việc nạo vét bằng thủ công. Cải tạo khoảng 26km kênh, mương thoát nước thuộc Dự án thoát nước Hà Nội và một số tuyến mương đầu tư theo hình thức xã hội hóa; cải tạo, xây dựng khoảng 25km cống thoát nước. Xây dựng 11 cầu qua sông, giải quyết các điểm co thắt dòng chảy, cải tạo giao thông khu vực và xây dựng 20km đường dọc sông.
Ở khu vực trung tâm mở rộng (lưu vực sông Nhuệ), Hà Nội sẽ hoàn thành Dự án xây dựng và cải tạo ba trạm bơm thoát nước Cổ Nhuế (công suất 12m3/s), Đồng Bông 1(8m3/s) và Đồng Bông 2 (9m3/s) để giải quyết úng ngập cho vùng dân cư tập trung và vùng có tốc độ đô thị hóa nhanh ở khu vực phía Tây Hà Nội.
Bên cạnh đó, thành phố sẽ triển khai Dự án xây dựng các công trình đầu mối thoát nước mưa gồm trạm bơm, hồ điều hòa và hệ thống kênh dẫn, kênh xả, các trục mương, cống chính dẫn về hồ điều hòa và trạm bơm các tiểu lưu vực như hồ điều hòa 76ha ở tiểu lưu vực Cổ Nhuế, hồ điều hòa 40ha ở tiểu lưu vực Mỹ Đình, hồ điều hòa 40ha ở tiểu lưu vực Mễ Trì, trạm bơm 20m3/s ở tiểu lưu vực ba xã.
Khu vực Hà Đông sẽ triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng 17km trên tám tuyến mương tiêu thoát nước ở quận Hà Đông có diện tích lưu vực khoảng 2.200ha.
Khu vực Long Biên - Gia Lâm sẽ thực hiện bốn dự án đầu tư xây dựng các công trình thoát nước cấp I gồm Dự án xây dựng tuyến mương nối mương Thượng Thanh - Ô Cách - Đường 5, Dự án xây dựng tuyến mương Việt Hưng - Cầu Bây, cụm hồ điều hòa và trạm bơm Cự Khối, Dự án xây dựng tuyến mương Thượng Thanh, hồ điều hòa và trạm bơm Gia Thượng, Dự án xây dựng tuyến mương Gia Thụy - Cầu Bây.
Theo ông Nguyễn Lê, Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội, trong năm 2012, với những cơn mưa lớn trên 100mm, trong khu vực nội thành vẫn còn khoảng 21 điểm úng ngập cục bộ. Đó là các điểm ở khu vực trũng như Thái Thịnh, Thái Hà, Văn Miếu, Tây Sơn... hoặc một số nơi có công trình, khu đô thị... thi công chưa hoàn thành.
Để đối phó với những tình huống mưa lớn, công ty đã chuẩn bị sẵn sàng các xe bơm di động, xe hút téc, các thiết bị phương tiện cơ giới để giải quyết các điểm úng ngập, tăng nhanh thời gian thoát nước tại các khu vực cục bộ có địa hình trũng, trọng điểm.
Công ty cũng đã phân công ứng trực, chuẩn bị sẵn sàng trang thiết bị để kịp thời huy động khi cần thiết. Đặc biệt sẽ phá dỡ toàn bộ các đập chặn, đập dẫn dòng trên hệ thống thoát nước.
Trong trường hợp mực nước sông Nhuệ lên cao và tình hình úng ngập trong nội thành đã được kiểm soát thì sẽ mở đập Thanh Liệt đưa nước về Trạm bơm Yên Sở hỗ trợ tiêu nước cho sông Nhuệ, khu vực Hà Đông./.
Trong đó có trên 7.900 tỷ đồng vốn ODA, trên 1.300 tỷ đồng vốn xã hội hóa và còn lại là vốn ngân sách trên 4.900 tỷ đồng.
Trong khu vực nội thành (thuộc lưu vực sông Tô Lịch), thành phố sẽ tập trung hoàn thành Dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội (giai đoạn II) vào cuối năm 2014, đảm bảo thoát nước, cơ bản xóa bỏ tình trạng úng ngập của các quận nội thành (Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Tây Hồ, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Cầu Giấy) với trận mưa cường độ 310mm/2 ngày có chu kỳ bảo vệ là 10 năm.
Đồng thời Hà Nội sẽ tiếp tục cải tạo tám hồ điều hòa nội thành của Dự án thoát nước giai đoạn II và 12 hồ điều hòa của Đề án cải tạo hồ nội thành; bàn giao đưa vào vận hành các thiết bị nạo vét hệ thống thoát nước hiện đại, hiệu quả, thay thế 80% việc nạo vét bằng thủ công. Cải tạo khoảng 26km kênh, mương thoát nước thuộc Dự án thoát nước Hà Nội và một số tuyến mương đầu tư theo hình thức xã hội hóa; cải tạo, xây dựng khoảng 25km cống thoát nước. Xây dựng 11 cầu qua sông, giải quyết các điểm co thắt dòng chảy, cải tạo giao thông khu vực và xây dựng 20km đường dọc sông.
Ở khu vực trung tâm mở rộng (lưu vực sông Nhuệ), Hà Nội sẽ hoàn thành Dự án xây dựng và cải tạo ba trạm bơm thoát nước Cổ Nhuế (công suất 12m3/s), Đồng Bông 1(8m3/s) và Đồng Bông 2 (9m3/s) để giải quyết úng ngập cho vùng dân cư tập trung và vùng có tốc độ đô thị hóa nhanh ở khu vực phía Tây Hà Nội.
Bên cạnh đó, thành phố sẽ triển khai Dự án xây dựng các công trình đầu mối thoát nước mưa gồm trạm bơm, hồ điều hòa và hệ thống kênh dẫn, kênh xả, các trục mương, cống chính dẫn về hồ điều hòa và trạm bơm các tiểu lưu vực như hồ điều hòa 76ha ở tiểu lưu vực Cổ Nhuế, hồ điều hòa 40ha ở tiểu lưu vực Mỹ Đình, hồ điều hòa 40ha ở tiểu lưu vực Mễ Trì, trạm bơm 20m3/s ở tiểu lưu vực ba xã.
Khu vực Hà Đông sẽ triển khai thực hiện Dự án đầu tư xây dựng 17km trên tám tuyến mương tiêu thoát nước ở quận Hà Đông có diện tích lưu vực khoảng 2.200ha.
Khu vực Long Biên - Gia Lâm sẽ thực hiện bốn dự án đầu tư xây dựng các công trình thoát nước cấp I gồm Dự án xây dựng tuyến mương nối mương Thượng Thanh - Ô Cách - Đường 5, Dự án xây dựng tuyến mương Việt Hưng - Cầu Bây, cụm hồ điều hòa và trạm bơm Cự Khối, Dự án xây dựng tuyến mương Thượng Thanh, hồ điều hòa và trạm bơm Gia Thượng, Dự án xây dựng tuyến mương Gia Thụy - Cầu Bây.
Theo ông Nguyễn Lê, Giám đốc Công ty Thoát nước Hà Nội, trong năm 2012, với những cơn mưa lớn trên 100mm, trong khu vực nội thành vẫn còn khoảng 21 điểm úng ngập cục bộ. Đó là các điểm ở khu vực trũng như Thái Thịnh, Thái Hà, Văn Miếu, Tây Sơn... hoặc một số nơi có công trình, khu đô thị... thi công chưa hoàn thành.
Để đối phó với những tình huống mưa lớn, công ty đã chuẩn bị sẵn sàng các xe bơm di động, xe hút téc, các thiết bị phương tiện cơ giới để giải quyết các điểm úng ngập, tăng nhanh thời gian thoát nước tại các khu vực cục bộ có địa hình trũng, trọng điểm.
Công ty cũng đã phân công ứng trực, chuẩn bị sẵn sàng trang thiết bị để kịp thời huy động khi cần thiết. Đặc biệt sẽ phá dỡ toàn bộ các đập chặn, đập dẫn dòng trên hệ thống thoát nước.
Trong trường hợp mực nước sông Nhuệ lên cao và tình hình úng ngập trong nội thành đã được kiểm soát thì sẽ mở đập Thanh Liệt đưa nước về Trạm bơm Yên Sở hỗ trợ tiêu nước cho sông Nhuệ, khu vực Hà Đông./.
Thanh Bình (TTXVN)