Việc Toyota Motors vươn lên chiếm lĩnh thị trường toàn cầu và trở thành nhà sản xuất ôtô số một thế giới đã tạo nên một làn sóng “học tập kinh nghiệm Toyota.”
Nhưng rồi đợt thu hồi hàng triệu chiếc xe có tiếng, trong đó có Lexus và Prius đang đẩy danh tiếng của nhà sản xuất ôtô được ngưỡng mộ nhất thế giới này tới bờ vực thẳm.
Không những thế nó còn gióng lên hồi chuông cảnh báo các doanh nghiệp sản xuất ôtô Hàn Quốc khi lấy mô hình Toyota làm chuẩn.
Bài học đắt giá
Theo các chuyên gia ôtô Hàn Quốc, thất bại của Toyota trước hết bắt nguồn từ những nỗ lực “toàn cầu hóa” không hợp lý. Với tham vọng vươn lên vị trí số 1 thế giới, hãng đã mở rộng sản xuất một cách không kiểm soát.
Trong quá trình đó một loạt nhân viên vốn am hiểu hệ thống sản xuất của hãng đã trở thành đối tượng của tái cơ cấu, tinh giản biên chế và phải ra đi. Suy thoái kinh tế toàn cầu đã buộc Toyota phải cắt giảm nhân viên chính thức và sử dụng lao động bán thời gian thiếu kinh nghiệm.
Rồi những nhân viên sinh ra trong thời kỳ bùng nổ dân số, vốn chuyên cần và lành nghề, đã bắt đầu nghỉ hưu từ năm 2007. Như vậy Toyota đã bị “chảy máu nhân tài”, đặc biệt là nhân lực gắn bó lâu nhất với hệ thống sản xuất vốn làm nên thành công cho hãng.
Chính sách tiết kiệm chi phí khắc nghiệt của Toyota đã làm giảm chất lượng sản phẩm, gián tiếp dẫn tới sự cố phải thu hồi hàng triệu xe vừa qua.
Thêm vào đó, cũng như các doanh nghiệp Nhật Bản khác, Toyota dường như đã ngủ quên trên chiến thắng, không tiếp tục cải tiến công nghệ và khám phá thị trường mới, nên đã thất bại trước các đối thủ trẻ và năng động hơn của các nước đang phát triển như Hàn Quốc và Trung Quốc.
Hệ quả là sự suy sụp của Toyota đã gây tác động tới ngành sản xuất ôtô toàn cầu, khiến các nhà sản xuất phải siết chặt các biện pháp an toàn sản phẩm và Hàn Quốc, một trong những nước có nhiều hãng sản xuất ôtô có tầm cỡ thế giới, không phải là ngoại lệ.
Họ nên coi đó là bài học đắt giá chứ không đơn giản chỉ là cơ hội để tăng thị phần trên thị trường ôtô quốc tế đang trong xu thế cạnh tranh hết sức khắc nghiệt.
Tránh vết xe đổ của Toyota
Theo ông Bae Choong-shik, giáo sư cơ khí thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST), những gì đẩy Toyota tới bên bờ vực không còn là chuyện riêng nữa.
Toyota đã mở rộng sản xuất ở nước ngoài quá mức. Từ chỗ năm 2000 mới chỉ sản xuất được 5,2 triệu xe, tới năm 2009 sản lượng đã lên tới 10 triệu xe và có thêm 17 cơ sở sản xuất ở nước ngoài.
Sự phát triển không bền vững về số dây chuyền lắp ráp ở nước ngoài làm Toyota không tránh khỏi phải mua phụ tùng từ các nhà thầu phụ ở nước ngoài, gây khó khăn cho giám sát quy trình sản xuất, nhất là kiểm soát chất lượng.
Một nhân tố khác là cắt giảm chi phí để nâng cao khả năng cạnh tranh. Toyota đã chiết khấu tới 30% cho các nhà thầu phụ, ảnh hưởng tới chất lượng.
Cũng như Toyota, Hyundai-Kia Motors đã đẩy nhanh tiến độ mở rộng sản xuất ra nước ngoài trong 5 năm qua.
Hãng đã xây dựng các nhà máy ở nước ngoài có khả năng sản xuất 300.000 xe/năm khi mở nhà máy tại Mỹ năm 2005, tại Ấn Độ và Trung Quốc năm 2008, rồi Cộng hòa Séc năm 2009. Nhờ đó sản lượng xe hàng năm của hãng đã tăng vọt từ 670.000 xe năm 2005 lên 1,52 triệu xe năm 2009, tăng 127%.
Do không thể đột ngột ngừng sản xuất ở nước ngoài trong bối cảnh cạnh tranh để sản xuất nhiều hơn với chi phí rẻ hơn, các hãng Hàn Quốc phải tìm ra kế hoạch dài hạn cho sản xuất xe có hiệu quả hơn, đồng thời củng cố hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Lee Hang-koo, chuyên viên cao cấp thuộc Viện Thương mại và Kinh tế Công nghiệp Hàn Quốc (KIET) khẳng định sự cố Toyota là bài học vô giá vì đó là cơ hội để xem xét quy trình kiểm soát sản phẩm tổng thể và tìm cách ngăn ngừa không để cho những thảm họa tương tự xảy ra.
Một nhân tố khác làm trầm trọng thêm vấn đề của Toyota là áp lực phải thu hồi xe chứ không phải là tự nguyện do hãng đã phớt lờ những khiếu nại của khách hàng về chất lượng xe trước đó, làm mất đi hình ảnh coi khách hàng là thượng đế.
Kiểm soát chất lượng - ưu tiên hàng đầu
Các hãng sản xuất ôtô Hàn Quốc tỏ ra im lặng trước sự cố Toyota, và lặng lẽ tập trung nâng cao chất lượng xe.
Chung Mong-koo, Chủ tịch tập đoàn Hyundai-Kia Automotive Group, khẳng định những gì xảy ra với Toyota sẽ không bao giờ tái diễn với Hyundai & Kia bởi họ nhận thức rõ sự an toàn của sản phẩm.
Sau sự cố Toyota, Hyundai-Kia bắt đầu có đợt kiểm tra an toàn đặc biệt đối với phụ tùng do các nhà thầu phụ cung cấp và triển khai chương trình đào tạo nhân viên để nâng cao nhận thức về an toàn. Hãng khẳng định sẽ hành động ngay, nếu có bất cứ khiếu nại nào của khách hàng.
Minh chứng rõ nét nhất là Hyundai đã quyết định thu hồi 47.000 xe YF Sonata tại Mỹ và Hàn Quốc sau đợt thu hồi xe thể thao 515 Tucson tại Mỹ.
GM Daewoo, đối tác Hàn Quốc của GM, cũng nhấn mạnh tới nâng cao chất lượng. Gần đây hãng đã thu hồi xe Lacetti Premiere do dây an toàn không đảm bảo và đích thân Chủ tịch Mike Arcamone đã tới thị sát các nhà máy sản xuất phụ tùng bị lỗi.
Đối với Renault-Samsung, chất lượng luôn được đặt lên hàng đầu và được thể hiện trong khẩu hiệu “Không bao giờ thoả hiệp với chất lượng".
Lim Jong-seong, giám đốc kỹ thuật Renault-Samsung, nói: “Chất lượng không đến từ cái đầu mà phải ở trong tâm. Chất lượng sẽ được chuyển thành giá trị và giá trị tương đương với lợi nhuận. Nếu chất lượng không tạo ra giá trị, công ty sẽ thất bại."
Ssang Yong Motors, một hãng sản xuất ôtô đang gặp khó khăn, cũng thừa nhận tăng doanh số là điều doanh nghiệp khó tránh khỏi và nâng cao chất lượng sản phẩm là chìa khóa mang lại thành công.
Bài học quan trọng nhất mà các nhà sản xuất ôtô Hàn Quốc có thể rút ra là không nên mở rộng sản xuất một cách vô độ. Sai lầm trong chiến lược kinh doanh của Toyota đã khiến nhà sản xuất ôtô lớn nhất thế giới chao đảo. Chỉ một lỗi nhỏ thôi có thể phá hủy hoàn toàn danh tiếng đã được gây dựng bấy lâu.
Trong một thế giới cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, chỉ cần một sơ suất nhỏ trong công nghệ, sản phẩm hay dịch vụ là có thể nhấn chìm cả một tập đoàn lớn.
Những gì mà Toyota trải qua chính là bài học vô giá cho các nhà sản xuất ôtô Hàn Quốc trong việc duy trì đà tăng trưởng./.
Nhưng rồi đợt thu hồi hàng triệu chiếc xe có tiếng, trong đó có Lexus và Prius đang đẩy danh tiếng của nhà sản xuất ôtô được ngưỡng mộ nhất thế giới này tới bờ vực thẳm.
Không những thế nó còn gióng lên hồi chuông cảnh báo các doanh nghiệp sản xuất ôtô Hàn Quốc khi lấy mô hình Toyota làm chuẩn.
Bài học đắt giá
Theo các chuyên gia ôtô Hàn Quốc, thất bại của Toyota trước hết bắt nguồn từ những nỗ lực “toàn cầu hóa” không hợp lý. Với tham vọng vươn lên vị trí số 1 thế giới, hãng đã mở rộng sản xuất một cách không kiểm soát.
Trong quá trình đó một loạt nhân viên vốn am hiểu hệ thống sản xuất của hãng đã trở thành đối tượng của tái cơ cấu, tinh giản biên chế và phải ra đi. Suy thoái kinh tế toàn cầu đã buộc Toyota phải cắt giảm nhân viên chính thức và sử dụng lao động bán thời gian thiếu kinh nghiệm.
Rồi những nhân viên sinh ra trong thời kỳ bùng nổ dân số, vốn chuyên cần và lành nghề, đã bắt đầu nghỉ hưu từ năm 2007. Như vậy Toyota đã bị “chảy máu nhân tài”, đặc biệt là nhân lực gắn bó lâu nhất với hệ thống sản xuất vốn làm nên thành công cho hãng.
Chính sách tiết kiệm chi phí khắc nghiệt của Toyota đã làm giảm chất lượng sản phẩm, gián tiếp dẫn tới sự cố phải thu hồi hàng triệu xe vừa qua.
Thêm vào đó, cũng như các doanh nghiệp Nhật Bản khác, Toyota dường như đã ngủ quên trên chiến thắng, không tiếp tục cải tiến công nghệ và khám phá thị trường mới, nên đã thất bại trước các đối thủ trẻ và năng động hơn của các nước đang phát triển như Hàn Quốc và Trung Quốc.
Hệ quả là sự suy sụp của Toyota đã gây tác động tới ngành sản xuất ôtô toàn cầu, khiến các nhà sản xuất phải siết chặt các biện pháp an toàn sản phẩm và Hàn Quốc, một trong những nước có nhiều hãng sản xuất ôtô có tầm cỡ thế giới, không phải là ngoại lệ.
Họ nên coi đó là bài học đắt giá chứ không đơn giản chỉ là cơ hội để tăng thị phần trên thị trường ôtô quốc tế đang trong xu thế cạnh tranh hết sức khắc nghiệt.
Tránh vết xe đổ của Toyota
Theo ông Bae Choong-shik, giáo sư cơ khí thuộc Viện Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST), những gì đẩy Toyota tới bên bờ vực không còn là chuyện riêng nữa.
Toyota đã mở rộng sản xuất ở nước ngoài quá mức. Từ chỗ năm 2000 mới chỉ sản xuất được 5,2 triệu xe, tới năm 2009 sản lượng đã lên tới 10 triệu xe và có thêm 17 cơ sở sản xuất ở nước ngoài.
Sự phát triển không bền vững về số dây chuyền lắp ráp ở nước ngoài làm Toyota không tránh khỏi phải mua phụ tùng từ các nhà thầu phụ ở nước ngoài, gây khó khăn cho giám sát quy trình sản xuất, nhất là kiểm soát chất lượng.
Một nhân tố khác là cắt giảm chi phí để nâng cao khả năng cạnh tranh. Toyota đã chiết khấu tới 30% cho các nhà thầu phụ, ảnh hưởng tới chất lượng.
Cũng như Toyota, Hyundai-Kia Motors đã đẩy nhanh tiến độ mở rộng sản xuất ra nước ngoài trong 5 năm qua.
Hãng đã xây dựng các nhà máy ở nước ngoài có khả năng sản xuất 300.000 xe/năm khi mở nhà máy tại Mỹ năm 2005, tại Ấn Độ và Trung Quốc năm 2008, rồi Cộng hòa Séc năm 2009. Nhờ đó sản lượng xe hàng năm của hãng đã tăng vọt từ 670.000 xe năm 2005 lên 1,52 triệu xe năm 2009, tăng 127%.
Do không thể đột ngột ngừng sản xuất ở nước ngoài trong bối cảnh cạnh tranh để sản xuất nhiều hơn với chi phí rẻ hơn, các hãng Hàn Quốc phải tìm ra kế hoạch dài hạn cho sản xuất xe có hiệu quả hơn, đồng thời củng cố hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Lee Hang-koo, chuyên viên cao cấp thuộc Viện Thương mại và Kinh tế Công nghiệp Hàn Quốc (KIET) khẳng định sự cố Toyota là bài học vô giá vì đó là cơ hội để xem xét quy trình kiểm soát sản phẩm tổng thể và tìm cách ngăn ngừa không để cho những thảm họa tương tự xảy ra.
Một nhân tố khác làm trầm trọng thêm vấn đề của Toyota là áp lực phải thu hồi xe chứ không phải là tự nguyện do hãng đã phớt lờ những khiếu nại của khách hàng về chất lượng xe trước đó, làm mất đi hình ảnh coi khách hàng là thượng đế.
Kiểm soát chất lượng - ưu tiên hàng đầu
Các hãng sản xuất ôtô Hàn Quốc tỏ ra im lặng trước sự cố Toyota, và lặng lẽ tập trung nâng cao chất lượng xe.
Chung Mong-koo, Chủ tịch tập đoàn Hyundai-Kia Automotive Group, khẳng định những gì xảy ra với Toyota sẽ không bao giờ tái diễn với Hyundai & Kia bởi họ nhận thức rõ sự an toàn của sản phẩm.
Sau sự cố Toyota, Hyundai-Kia bắt đầu có đợt kiểm tra an toàn đặc biệt đối với phụ tùng do các nhà thầu phụ cung cấp và triển khai chương trình đào tạo nhân viên để nâng cao nhận thức về an toàn. Hãng khẳng định sẽ hành động ngay, nếu có bất cứ khiếu nại nào của khách hàng.
Minh chứng rõ nét nhất là Hyundai đã quyết định thu hồi 47.000 xe YF Sonata tại Mỹ và Hàn Quốc sau đợt thu hồi xe thể thao 515 Tucson tại Mỹ.
GM Daewoo, đối tác Hàn Quốc của GM, cũng nhấn mạnh tới nâng cao chất lượng. Gần đây hãng đã thu hồi xe Lacetti Premiere do dây an toàn không đảm bảo và đích thân Chủ tịch Mike Arcamone đã tới thị sát các nhà máy sản xuất phụ tùng bị lỗi.
Đối với Renault-Samsung, chất lượng luôn được đặt lên hàng đầu và được thể hiện trong khẩu hiệu “Không bao giờ thoả hiệp với chất lượng".
Lim Jong-seong, giám đốc kỹ thuật Renault-Samsung, nói: “Chất lượng không đến từ cái đầu mà phải ở trong tâm. Chất lượng sẽ được chuyển thành giá trị và giá trị tương đương với lợi nhuận. Nếu chất lượng không tạo ra giá trị, công ty sẽ thất bại."
Ssang Yong Motors, một hãng sản xuất ôtô đang gặp khó khăn, cũng thừa nhận tăng doanh số là điều doanh nghiệp khó tránh khỏi và nâng cao chất lượng sản phẩm là chìa khóa mang lại thành công.
Bài học quan trọng nhất mà các nhà sản xuất ôtô Hàn Quốc có thể rút ra là không nên mở rộng sản xuất một cách vô độ. Sai lầm trong chiến lược kinh doanh của Toyota đã khiến nhà sản xuất ôtô lớn nhất thế giới chao đảo. Chỉ một lỗi nhỏ thôi có thể phá hủy hoàn toàn danh tiếng đã được gây dựng bấy lâu.
Trong một thế giới cạnh tranh khốc liệt như ngày nay, chỉ cần một sơ suất nhỏ trong công nghệ, sản phẩm hay dịch vụ là có thể nhấn chìm cả một tập đoàn lớn.
Những gì mà Toyota trải qua chính là bài học vô giá cho các nhà sản xuất ôtô Hàn Quốc trong việc duy trì đà tăng trưởng./.
Hoàng Hà (Vietnam+)