Ngày 24/3, tại ga Yên Viên, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam và nhà thầu Trung Quốc đã tổ chức lễ khởi công dự án hiện đại hóa thông tin tín hiệu các tuyến đường sắt phía Bắc, gồm Hà Nội-Lào Cai; Hà Nội-Đồng Đăng; Hà Nội-Thái Nguyên và khu đầu mối Hà Nội.
Dự án có tổng mức đầu tư 3.511 tỷ đồng, trong đó 2.426 tỷ đồng là vốn vay tín dụng ưu đãi từ Chính phủ Trung Quốc và 1.085 tỷ đồng là vốn đối ứng.
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư dự án và nhà thầu là Công ty cổ phần hữu hạn viễn thông Trung Hưng (ZTE), Trung Quốc.
Dự án bao gồm xây dựng hệ thống truyền dẫn cáp quang, hệ thống tín hiệu điều khiển tập trung; hệ thống điều độ giám sát chạy tàu và giám sát đo kiểm vi tính tại ga và các công trình đồng bộ liên quan...
Dự án được chia làm hai giai đoạn, trong đó giai đoạn một có tổng mức đầu tư trên 2.227 tỷ đồng và dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2013.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Mạnh Hùng cho biết thông qua dự án này, ngoài việc nâng cao tốc độ và an toàn chạy tàu, ngành đường sắt sẽ tiếp thu được những giải pháp công nghệ, phương pháp quản lý thi công đường sắt tiên tiến tạo tiền đề thuận lợi để đường sắt Việt Nam từng bước cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng phục vụ và tính cạnh tranh của vận tải đường sắt./.
Dự án có tổng mức đầu tư 3.511 tỷ đồng, trong đó 2.426 tỷ đồng là vốn vay tín dụng ưu đãi từ Chính phủ Trung Quốc và 1.085 tỷ đồng là vốn đối ứng.
Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam làm chủ đầu tư dự án và nhà thầu là Công ty cổ phần hữu hạn viễn thông Trung Hưng (ZTE), Trung Quốc.
Dự án bao gồm xây dựng hệ thống truyền dẫn cáp quang, hệ thống tín hiệu điều khiển tập trung; hệ thống điều độ giám sát chạy tàu và giám sát đo kiểm vi tính tại ga và các công trình đồng bộ liên quan...
Dự án được chia làm hai giai đoạn, trong đó giai đoạn một có tổng mức đầu tư trên 2.227 tỷ đồng và dự kiến sẽ được hoàn thành vào năm 2013.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Mạnh Hùng cho biết thông qua dự án này, ngoài việc nâng cao tốc độ và an toàn chạy tàu, ngành đường sắt sẽ tiếp thu được những giải pháp công nghệ, phương pháp quản lý thi công đường sắt tiên tiến tạo tiền đề thuận lợi để đường sắt Việt Nam từng bước cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng phục vụ và tính cạnh tranh của vận tải đường sắt./.
Uông Lam (TTXVN/Vietnam+)