Mới sớm tinh mơ, chị Nguyễn Thị Nụ đã tỉnh dậy. Sau khi sửa soạn bữa sáng phần chồng con, chị mở khóa chiếc xe đạp cũ mèm, nhoay nhoáy vượt đoạn đường hơn 10km, đến xã Tây Tựu (Từ Liêm, Hà Nội), chờ việc.
Giống chị Nụ, nhiều người phụ nữ tứ xứ cũng đến tụ tại làng hoa để tìm việc làm, mưu sinh cuộc sống.
Nông dân làm thuê cho… nông dân
5 giờ 30 sáng, ở cầu Đăm xem chừng đã nhộn nhịp lắm. Khoảng 20 phụ nữ, áng chừng từ 18 đến 50 tuổi đang ngồi đợi việc.
Chị Nụ dựng xe vào lề đường, nhanh chóng tìm cho mình những người bạn quen thuộc. Họ í ới thăm hỏi, xem thu nhập của hôm qua ra sao. Trong câu chuyện, chẳng thấy ai nói mình bị thất nghiệp.
“Hầu như chẳng hôm nào phải ra về tay không. Ai cũng được người ta thuê đi làm đồng cả,” chị Nụ vừa nói vừa đậy lại cặp lồng cơm dành cho bữa trưa.
Quả đúng như lời chị, chừng một tiếng sau, khi trời sáng rõ, cầu Đăm đã vắng hẳn. Những người dân Tây Tựu khi ra đồng, đã tranh thủ “chọn” thuê cho mình một vài lao động phụ giúp công việc trồng hoa.
Yêu cầu của các chủ vườn ở Tây Tựu khá đơn giản. Lao động sẽ phải tia cành, tỉa nhánh, tỉa nụ, chụp bông, làm cỏ… Đây là những công việc không thể thay thế sức người bằng bất kỳ loại máy móc nào. Nó cũng đòi hỏi sự chăm chỉ, cần mẫn và khéo léo chứ không cần quá nhiều vào sức mạnh. Bởi thế, những chủ vườn chỉ thuê phụ nữ.
Thời gian làm việc, theo chị Nụ là từ 6 giờ sáng đến 11 giờ 30 thì nghỉ ăn trưa. Sau đó, công việc sẽ được tiếp tục từ gần 2 giờ tới hơn 5 giờ chiều. Tính trung bình, mỗi ngày một lao động thu được 80.000 đồng - 100.000 đồng, tùy theo mức độ cần thiết của công việc. Thậm chí, người biết ghép giống còn có thu nhập 150.000 đồng/ngày.
Chị Hoa, một lao động ở Thanh Oai (Hà Nội) thì cho hay, chị đã làm việc ở Tây Tựu cũng được 2 năm. Thời gian đi làm thuê, chủ yếu là lúc nông nhàn nên cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến việc đồng áng. Đường về nhà xa, chị không thể đạp xe hằng ngày nên đã cùng bạn bè thuê trọ gần Tây Tựu tiện bề công việc.
Cũng vì ở gần, nên chị Hoa được nhiều chủ vườn quen mặt. Bởi thế, đôi khi không cần ra chợ lao động, chị vẫn nhận được những công việc qua điện thoại. Tiền công được trả ngay sau khi kết thúc ngày làm việc.
“Nhiều người làm thuê mãi thành quen, hầu hết chủ vườn lại không giấu giếm kinh nghiệm. Bởi thế, khi đã biết nghề, một số về quê, làm đất trồng hoa cũng cho thu nhập tốt,” chị kể.
Lớp trẻ xao nhãng nghề hoa
Nhiều lao động đến làm thuê, chứng tỏ nghề trồng hoa ở Tây Tựu những năm gần đây rất phát triển. Song, nó cũng mang theo một nỗi lo về tương lai của làng hoa, khi lớp trẻ Tây Tựu đang tìm cách thoát khỏi nghề chân lấm tay bùn.
Ông Nguyễn Chung, chủ một vườn hoa, bảo rằng nhà mình neo người nên thường xuyên phải thuê người phụ giúp công việc trồng hoa. Con cái ông Chung đã lớn khôn và đều có công việc ổn định nên chẳng nghĩ đến việc trồng hoa nữa.
“Chúng nó bảo tôi: ‘Bố già rồi, trồng hoa vất vả mà lại còn theo thời tiết nữa. Thôi nghỉ làm, con gửi tiền về…’. Nghĩ cũng đúng, nhưng để không thì chân tay ngứa ngáy, nhớ nghề nên tôi vẫn làm,” ông Chung cười, nói.
Chỉ tay ra cánh đồng hoa bạt ngàn, ông bảo, đa phần lớp trẻ bây giờ không chịu nổi cảnh bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Bởi thế, đứa học tốt đã đành, đứa học kém cũng muốn ra phố tìm công việc khác nhàn hạ hơn.
Nói với phóng viên Vietnam+, ông Hà Công Loan, cán bộ xã Tây Tựu cho hay, hiện toàn xã có hơn 300 ha trồng hoa. “Từ năm 1995 đến nay, khi làng hoa phát triển mạnh, lao động nữ khắp nơi về đây làm việc,” ông Loan nói.
Bản thân nhà ông Loan có 3 sào (mỗi sào = 360m2 - PV) trồng hoa, các con ông cũng có đến hơn 3 mẫu. Do vậy, nhu cầu thuê lao động là rất lớn.
Ông cũng thừa nhận, ở Tây Tựu, lớp trẻ hiện nay có hiện tượng xao nhãng nghề trồng hoa so với cha ông ngày trước. Con số hơn 90% số hộ dân tham gia trồng hoa nằm ở đa phần là lớp người trung niên. Song, nhờ số lao động nữ ngoài xã thường xuyên có mặt, nghề hoa ở Tây Tựu những năm gần đây vẫn liên tục phát triển mạnh.
“Nhiều lúc muốn thuê người làm cũng khó, nhất là vào thời điểm ngày mùa, người lao động phải về quê lo việc đồng áng,” ông kể.
Một số người dân, khi được hỏi đều trả lời không sợ người thiên hạ đến làm thuê rồi… “cuỗm” mất nghề. Họ cho rằng, đó cũng là điều tốt để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Song, họ cũng bày tỏ nỗi lo một ngày nào đó, lớp trẻ, thế hệ sau của Tây Tựu sẽ xao nhãng dần công việc trồng hoa. Minh chứng đô thị hóa ở làng hoa Ngọc Hà, Nhật Tân, Định Công là những ví dụ điển hình./.
Giống chị Nụ, nhiều người phụ nữ tứ xứ cũng đến tụ tại làng hoa để tìm việc làm, mưu sinh cuộc sống.
Nông dân làm thuê cho… nông dân
5 giờ 30 sáng, ở cầu Đăm xem chừng đã nhộn nhịp lắm. Khoảng 20 phụ nữ, áng chừng từ 18 đến 50 tuổi đang ngồi đợi việc.
Chị Nụ dựng xe vào lề đường, nhanh chóng tìm cho mình những người bạn quen thuộc. Họ í ới thăm hỏi, xem thu nhập của hôm qua ra sao. Trong câu chuyện, chẳng thấy ai nói mình bị thất nghiệp.
“Hầu như chẳng hôm nào phải ra về tay không. Ai cũng được người ta thuê đi làm đồng cả,” chị Nụ vừa nói vừa đậy lại cặp lồng cơm dành cho bữa trưa.
Quả đúng như lời chị, chừng một tiếng sau, khi trời sáng rõ, cầu Đăm đã vắng hẳn. Những người dân Tây Tựu khi ra đồng, đã tranh thủ “chọn” thuê cho mình một vài lao động phụ giúp công việc trồng hoa.
Yêu cầu của các chủ vườn ở Tây Tựu khá đơn giản. Lao động sẽ phải tia cành, tỉa nhánh, tỉa nụ, chụp bông, làm cỏ… Đây là những công việc không thể thay thế sức người bằng bất kỳ loại máy móc nào. Nó cũng đòi hỏi sự chăm chỉ, cần mẫn và khéo léo chứ không cần quá nhiều vào sức mạnh. Bởi thế, những chủ vườn chỉ thuê phụ nữ.
Thời gian làm việc, theo chị Nụ là từ 6 giờ sáng đến 11 giờ 30 thì nghỉ ăn trưa. Sau đó, công việc sẽ được tiếp tục từ gần 2 giờ tới hơn 5 giờ chiều. Tính trung bình, mỗi ngày một lao động thu được 80.000 đồng - 100.000 đồng, tùy theo mức độ cần thiết của công việc. Thậm chí, người biết ghép giống còn có thu nhập 150.000 đồng/ngày.
Chị Hoa, một lao động ở Thanh Oai (Hà Nội) thì cho hay, chị đã làm việc ở Tây Tựu cũng được 2 năm. Thời gian đi làm thuê, chủ yếu là lúc nông nhàn nên cũng không ảnh hưởng quá nhiều đến việc đồng áng. Đường về nhà xa, chị không thể đạp xe hằng ngày nên đã cùng bạn bè thuê trọ gần Tây Tựu tiện bề công việc.
Cũng vì ở gần, nên chị Hoa được nhiều chủ vườn quen mặt. Bởi thế, đôi khi không cần ra chợ lao động, chị vẫn nhận được những công việc qua điện thoại. Tiền công được trả ngay sau khi kết thúc ngày làm việc.
“Nhiều người làm thuê mãi thành quen, hầu hết chủ vườn lại không giấu giếm kinh nghiệm. Bởi thế, khi đã biết nghề, một số về quê, làm đất trồng hoa cũng cho thu nhập tốt,” chị kể.
Lớp trẻ xao nhãng nghề hoa
Nhiều lao động đến làm thuê, chứng tỏ nghề trồng hoa ở Tây Tựu những năm gần đây rất phát triển. Song, nó cũng mang theo một nỗi lo về tương lai của làng hoa, khi lớp trẻ Tây Tựu đang tìm cách thoát khỏi nghề chân lấm tay bùn.
Ông Nguyễn Chung, chủ một vườn hoa, bảo rằng nhà mình neo người nên thường xuyên phải thuê người phụ giúp công việc trồng hoa. Con cái ông Chung đã lớn khôn và đều có công việc ổn định nên chẳng nghĩ đến việc trồng hoa nữa.
“Chúng nó bảo tôi: ‘Bố già rồi, trồng hoa vất vả mà lại còn theo thời tiết nữa. Thôi nghỉ làm, con gửi tiền về…’. Nghĩ cũng đúng, nhưng để không thì chân tay ngứa ngáy, nhớ nghề nên tôi vẫn làm,” ông Chung cười, nói.
Chỉ tay ra cánh đồng hoa bạt ngàn, ông bảo, đa phần lớp trẻ bây giờ không chịu nổi cảnh bán mặt cho đất, bán lưng cho trời. Bởi thế, đứa học tốt đã đành, đứa học kém cũng muốn ra phố tìm công việc khác nhàn hạ hơn.
Nói với phóng viên Vietnam+, ông Hà Công Loan, cán bộ xã Tây Tựu cho hay, hiện toàn xã có hơn 300 ha trồng hoa. “Từ năm 1995 đến nay, khi làng hoa phát triển mạnh, lao động nữ khắp nơi về đây làm việc,” ông Loan nói.
Bản thân nhà ông Loan có 3 sào (mỗi sào = 360m2 - PV) trồng hoa, các con ông cũng có đến hơn 3 mẫu. Do vậy, nhu cầu thuê lao động là rất lớn.
Ông cũng thừa nhận, ở Tây Tựu, lớp trẻ hiện nay có hiện tượng xao nhãng nghề trồng hoa so với cha ông ngày trước. Con số hơn 90% số hộ dân tham gia trồng hoa nằm ở đa phần là lớp người trung niên. Song, nhờ số lao động nữ ngoài xã thường xuyên có mặt, nghề hoa ở Tây Tựu những năm gần đây vẫn liên tục phát triển mạnh.
“Nhiều lúc muốn thuê người làm cũng khó, nhất là vào thời điểm ngày mùa, người lao động phải về quê lo việc đồng áng,” ông kể.
Một số người dân, khi được hỏi đều trả lời không sợ người thiên hạ đến làm thuê rồi… “cuỗm” mất nghề. Họ cho rằng, đó cũng là điều tốt để thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội.
Song, họ cũng bày tỏ nỗi lo một ngày nào đó, lớp trẻ, thế hệ sau của Tây Tựu sẽ xao nhãng dần công việc trồng hoa. Minh chứng đô thị hóa ở làng hoa Ngọc Hà, Nhật Tân, Định Công là những ví dụ điển hình./.
Trung Hiền - Thông Chí (Vietnam+)