Năm điều Mỹ cân nhắc khi cạnh tranh với Trung Quốc

Cuối tháng trước, ông Trump đã ra một tuyên bố cứng rắn: “Chúng tôi không cần Trung Quốc, và thành thật mà nói, chúng tôi còn tốt hơn nếu không có họ.”
Năm điều Mỹ cân nhắc khi cạnh tranh với Trung Quốc ảnh 1Bốc dỡ hàng hóa tại cảng Thanh Đảo, tỉnh Sơn đông, Trung Quốc. (Ảnh: THX/TTXVN)

Theo trang mạng nationalinterest, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang đối đầu với Trung Quốc theo một cách khó có thể thúc đẩy thế cạnh tranh của Mỹ hay thu hút được sự ủng hộ rộng rãi.

Cuối tháng trước, ông Trump đã ra một tuyên bố cứng rắn: “Chúng tôi không cần Trung Quốc, và thành thật mà nói, chúng tôi còn tốt hơn nếu không có họ.”

Hầu hết giới quan sát Mỹ đều đồng tình rằng Washington cần sửa đổi chính sách của mình với Bắc Kinh. Trung Quốc đã giàu mạnh hơn, và những chính sách thương mại của họ thậm chí còn thuyết phục được nhiều người trong phe phản đối Tổng thống Trump rằng ông đã kích động một cuộc tranh cãi lớn về chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc.

Tuy nhiên, với kết luận rằng Trung Quốc là nước thách thức lớn nhất của Mỹ, chính quyền của ông đang đối phó với nước này theo một cách khó có thể thúc đẩy tính cạnh tranh của Mỹ hay tranh thủ được sự ủng hộ rộng rãi.

Dưới đây là 5 điểm cần cân nhắc: Thứ nhất, chính quyền đã giảm bớt khả năng của Mỹ trong việc thành lập một liên minh có thể kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Họ đã thể hiện sự thiếu quan tâm đến việc tiếp tục đàm phán một Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư Liên Đại Tây Dương với Liên minh châu Âu (EU) và từ bỏ Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TTP), đúng như quan điểm mà tổng thống thường bày tỏ rằng các nước bạn của Mỹ còn đối xử với Mỹ kém hơn các đối thủ của Mỹ.

Thậm chí trước khi áp đặt loạt thuế đầu tiên với Trung Quốc, hồi tháng 7/2018, chính quyền còn trừng phạt các mặt hàng xuất khẩu của Canada, EU, Nhật Bản, Mexico và Hàn Quốc.

Trung Quốc có lý do để tin rằng họ có thể chống lại sức ép đơn phương từ Mỹ. GDP của họ hiện đã bằng 2/3 Mỹ, và thậm chí nếu tỉ lệ tăng trưởng của nước họ có giảm tốc đáng kể, thì họ vẫn có khả năng vượt qua Mỹ về quy mô nền kinh tế trước giai đoạn giữa của thế kỷ này. Nếu Mỹ hy vọng buộc được Trung Quốc phải theo đuổi các cải cách cơ cấu kinh tế, họ sẽ cần có sự hỗ trợ của càng nhiều đối tác châu Âu và châu Á càng tốt.

[Trung Quốc muốn hòa hoãn với Mỹ để phát triển công nghệ độc lập?]

Thứ hai, mặc dù những bê bối hiện tại về công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc thực sự thể hiện những rủi ro an ninh nghiêm trọng, nhưng việc chính quyền Trump nỗ lực chia rẽ nền kinh tế của hai nước và gián đoạn hoạt động của các công ty như Huawei và ZTE thậm chí có thể làm lợi cho Bắc Kinh.

Trung Quốc hiện cảm thấy bị ép buộc phải tăng tốc hướng tới sự đổi mới trong nước, tìm những nhà cung cấp dữ liệu máy tính công nghệ cao thay thế và chuyển hướng các mặt hàng xuất khẩu từng có điểm đến là Mỹ.

Một số người có thể tin chắc rằng Trung Quốc rốt cuộc sẽ áp dụng những bước đi như vậy, bởi họ từng cho rằng bản thân có thể tự chủ một cách đầy đủ.

Có lẽ là vậy, song do sự phụ thuộc lẫn nhau là một trong số ít những công cụ lâu nay để Mỹ gây ảnh hưởng với Trung Quốc, Mỹ có thể cân nhắc tích lũy ưu thế từ điều này càng lâu càng tốt - đặc biệt là khi không có một sự thay thế rõ ràng nào có thể đóng một vai trò tương tự trong việc ổn định mối quan hệ song phương.

Thứ ba, khi rút khỏi Kế hoạch Hành động Chung Toàn diện với Iran và coi trừng phạt là trọng tâm trong chính sách đối ngoại của mình, chính quyền Trump đã khuyến khích các nước bạn và cả các đối thủ của mình quan tâm hơn đến biện pháp kiềm chế quy mô của đồng USD, vốn là một trong những nền tảng tạo ra sự vượt trội của Mỹ.

EU, Trung Quốc và Nga đang hợp tác để phát triển những phương tiện có mục tiêu đặc biệt, và có một số lượng ngày càng lớn các cá nhân định hình chính sách tiền tệ đang kêu gọi giảm bớt vai trò chủ chốt của đồng USD. Ngay cả Thống đốc Ngân hàng Anh Mark Carney cũng đã đề xuất một đồng tiền dự trữ số để "giảm bớt sự ảnh hưởng mang tính độc đoán của đồng USD trong thương mại toàn cầu.”

Thứ tư, mặc dù kịch liệt lên án những yếu tố cốt lõi trong chính sách địa kinh tế của Trung Quốc- với một lý lẽ luôn chính đáng, chính quyền Trump dường như không thể đưa ra một chính sách chặt chẽ của riêng mình, vì thế sự chỉ trích của họ có vẻ chỉ có giá trị như một sự bày tỏ quan ngại cho các đối tác lâu đời của họ chứ không phải một sự bày tỏ bức xúc về tính cạnh tranh của bản thân mình.

Điều này càng củng cố lập luận kép của Trung Quốc rằng Bắc Kinh rất tự tin và có đang tiến lên, còn Washington thì đang lo sợ và suy tàn. Mỹ không thể thay đổi những nhận thức này chỉ bằng lời nói, mà phải bằng hành động.

Với việc từ bỏ TPP, Mỹ đã không thể làm gì nhiều ngoài việc gây ra những gián đoạn nhỏ với các thỏa thuận thương mại song phương đang tồn tại. Trong khi đó, Trung Quốc đang tiến gần hơn tới việc hoàn tất Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, một thỏa thuận thương mại tự do bao gồm tất cả các đồng minh châu Á của Mỹ vốn chiếm tới 30% GDP toàn cầu.

Trong lĩnh vực công nghệ, trong khi Washington nhấn mạnh đến các rủi ro an ninh mà Huawei đặt ra thì cơ sở hạ tầng 5G của họ cũng thiếu tính cạnh tranh; Hội đồng Đổi mới Quốc phòng tuyên bố hồi tháng 4 rằng “trang thiết bị không dây của Trung Quốc rẻ hơn. Trong nhiều trường hợp, trang thiết bị của Trung Quốc còn vượt trội hơn so với các đối thủ phương Tây.”

Thứ năm, và có lẽ là sâu xa nhất, mặc dù đã áp dụng một loạt biện pháp được cho là mang tính cạnh tranh, chính quyền Trump đã không giải thích được rốt cuộc họ muốn đạt được cái gì.

Với bề ngoài dường như đang phù hợp với cái mà chuyên gia về quan hệ Mỹ-Trung Minxin Pei của Trường Claremont McKenna gọi là “một cuộc xung đột không có hồi kết, và không có dấu hiệu nào thể hiện sự tiến triển,” có một nguy cơ đang ngày càng lớn là Mỹ có thể đang tập trung vào một mục tiêu không chắc chắn để kiềm chế Trung Quốc nhiều hơn là một nỗ lực khả thi hơn nhằm đổi mới bản thân mình./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục