Nam Phi bắt giữ số lượng kỷ lục nghi phạm săn trộm tê giác

357 nghi phạm bị bắt giữ tại Kruger National Park, 1 trong những khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất châu Phi, 7 nghi phạm bị bắt giữ tại vườn Pilanesberg và 3 nghi phạm khác tại vườn Motala.
Nam Phi bắt giữ số lượng kỷ lục nghi phạm săn trộm tê giác ảnh 1Tê giác tại Vườn thú Quốc gia Kruger ở Nam Phi. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Lực lượng chức năng Nam Phi đã bắt giữ tổng cộng 367 nghi phạm săn trộm tê giác kể từ đầu năm đến nay - số lượng kỷ lục kể từ khi chính quyền bắt đầu tăng cường thực hiện việc ngăn chặn tình trạng săn trộm tê giác lấy sừng nhằm bảo vệ loài động vật có từ thời tiền sử và mang tính biểu tượng này.

Theo phóng viên TTXVN tại Pretoria, Bộ trưởng Môi trường, Lâm nghiệp và Ngư nghiệp Nam Phi Barbara Dallas Creecy ngày 13/8 cho biết 357 nghi phạm đã bị bắt giữ tại Kruger National Park - một trong những khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất châu Phi, 7 nghi phạm bị bắt giữ tại vườn quốc gia Pilanesberg và 3 nghi phạm khác tại vườn quốc gia Motala.

Đáng chú ý, 15 người trong số này là nhân viên của Cục Vườn quốc gia Nam Phi - cơ quan hiện đang quản lý 21 vườn quốc gia và khu bảo vệ thiên nhiên tại nước này.

Bộ trưởng Creecy nêu rõ đây là nỗ lực đang ghi nhận của các lực lượng chức năng trong bối cảnh săn trộm tê giác vẫn đang là mối đe dọa hiện hữu tới sự tồn vong của loài động vật mang tính biểu tượng của châu Phi này.

Bà Creecy nhấn mạnh đây là kết quả của sự phối hợp hiệu quả giữa nhiều lực lượng bao gồm kiểm lâm, cảnh sát, tình báo, đặc nhiệm cũng như Bộ Môi trường, Lâm nghiệp và Ngư nghiệp.

Trước đó, hồi tháng Năm vừa qua, Save the Rhino - tổ chức phi lợi nhuận chuyên về bảo vệ loài tê giác tại Nam Phi cho biết gần 700 cá thể tê giác tại tỉnh Limpopo của Nam Phi đã thoát hiểm sau khi được tiêm một hỗn hợp hóa chất chuyên dụng vào sừng khiến các cá thể này không còn giá trị đối với những toán đi săn trộm tê giác với mục đích lấy sừng.

Theo Save the Rhino, trong 4 năm vừa qua, chỉ có 2 con tê giác bị bọn săn trộm giết hại trong 700 cá thể đã được tiêm thuốc vào sừng tại tỉnh Limpopo - một trong những khu vực có mật độ phân bổ cao của loài động vật mang tính biểu tượng cho châu Phi này.

Trước đó, các nhà bảo vệ động vật hoang dã thường dùng phương pháp cắt bỏ sừng tê giác khiến loài này không trở thành mục tiêu của bọn săn trộm, tuy nhiên, theo giới sinh học, phương pháp này có thể khiến loài tê giác bị mất đi tập tính tự nhiên, dẫn đến trầm cảm và chết sớm.

Hiện, tổ chức bảo vệ môi trường cũng đang nghiên cứu áp dụng phương pháp tiêm thuốc nhuộm màu vào ngà voi để khiến ngà voi không còn giá trị làm vật trang trí hay trưng bày.

Nam Phi còn là nơi sinh sống của khoảng 20.000 con tê giác trắng, chiếm tới 80% tổng số tê giác trắng trên toàn thế giới./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Hình ảnh nữ chiến sỹ dân quân Lê Thị Thảo áp giải phi công Mỹ qua cầu Hàm Rồng do tổ làm phim tài liệu “Người Hàm Rồng” của Điện ảnh Quân đội ghi lại. (Ảnh: Khiếu Tư/TTXVN)

“O du kích nhỏ” kể chuyện áp giải phi công Mỹ

“O du kích nhỏ” Lê Thị Thảo vẫn nhớ như in khoảnh khắc bầu trời Hàm Rồng vang rền tiếng gầm rú của máy bay giặc, mặt đất rung chuyển bởi những loạt bom hạng nặng của kẻ thù dồn dập dội xuống.

Cắt băng hoàn thành và bàn giao công trình cải tạo vỉa hè đường Thăng Long (Ảnh: Thanh Phong/Vietnam+)

Diện mạo mới vỉa hè ven sông tạo điểm nhấn cho thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng đã đưa vào sử dụng công trình cải tạo vỉa hè bờ sông. Đây là dự án an sinh xã hội phục vụ cộng đồng được chú trọng đầu tư tỉ mỉ, từ khâu thi tuyển thiết kế đến xây dựng các hạng mục nhằm tạo nền tảng và điểm nhấn đô thị sinh thái, đáng sống cho thành phố Đà Nẵng.

10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024

10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024

Hội đồng Giải thưởng đã bỏ phiếu chọn ra 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu và 8 Gương mặt trẻ Việt Nam triển vọng có thành tích nổi trội, xuất sắc trên các lĩnh vực.