Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định 61/2010/QĐ sửa đổi bổ sung một số điều của Quyết định 59/2007/QĐ-TTg về quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý sử dụng phương tiện đi lại trong các cơ quan Nhà nước.
Những điểm mới của Quyết đinh này là việc được thay thế xe cũ và nâng mức giá tối đa đối với việc mua xe công.
Ông Phạm Đình Cường, Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính đã trao đổi xung quanh vấn đề này:.
- Thưa ông, với Quyết định 59/2007/QĐ-TTg trước đây có nhiều điểm quy định nhằm hạn chế việc mua sắm xe công tràn lan. Trong khi tại Quyết định 61/2010/QĐ-TTg sửa đổi đã có nhiều điểm mới, đặc biệt là vấn đề được thay thế xe cũ. Vậy theo ông có sự mâu thuẫn nào giữa hai Quyết định này?
Ông Phạm Đình Cường: Có thể nói, trong một thời gian dài việc sử dụng xe công còn có nhiều mặt lỏng lẻo. Quyết định 59/2007/QĐ-TTg ngày 7/5/2007 ra đời nhằm siết chặt lại việc quản lý này.
Việc tạm thời không cho thay thế xe cũ trong giai đoạn đó là nhằm mục đích chuyển xe từ nơi thừa sang nơi thiếu để thực hiện việc sắp xếp lại việc sử dụng xe công tại các cơ quan nhà nước và thực hiện việc khoán xe.
Tuy nhiên, việc khoán xe cũng chưa mang lại kết quả như mong đợi, trong khi lại có quá nhiều xe cũ. Hiện tại xe của rất nhiều bộ, ngành, kể cả xe của lãnh đạo đang sử dụng đã vượt quá 10 năm khấu hao, cho nên Thủ tướng đã cho phép thay thế xe cũ hết hạn sử dụng để đáp ứng yêu cầu công tác.
Như vậy, ở đây không có sự mâu thuẫn nào cả mà được thực hiện theo lộ trình, khi cần thì sắp xếp lại, sắp xếp xong rồi mới lại cho mua. Hơn nữa, việc tạm dừng mua xe mới theo Quyết định 59 trước đây cũng nhằm để tạo điều kiện cho cơ chế khoán xe vào cuộc.
- Theo Quyết định 61 này thì có quy định về việc tăng giá xe. Cụ thể là việc được nâng mức giá tối đa đối với việc mua xe công lên tới 1,1 tỷ đồng (trước đó mức tối đa là 900 triệu). Tại sao lại có sự tăng giá xe này và theo ông và việc tăng giá xe này có làm thay đổi về tiêu chuẩn xe không?
Ông Phạm Đình Cường: Tôi phải nói luôn là không có thay đổi về tiêu chuẩn xe bởi mức giá được đưa ra thay thế mức giá cũ ở đây chỉ nhằm bù đắp sự trượt giá trên thị trường thôi.
Theo thống kê của Bộ Tài chính, do có sự thay đổi về tỷ giá, thuế nhập khẩu ôtô nên giá xe trên thị trường đã tăng lên từ 25-30% cho nên Quyết định 61 ra đời là nhằm bù đắp sự trượt giá đó chứ không nâng mức tiêu chuẩn xe cũng như không mở rộng các đối tượng trang bị xe cho các chức danh.
- Thưa ông, Cục Quản lý Công sản đã có những phương án gì để giải quyết vấn đề quản lý xe công?
Ông Phạm Đình Cường: Quyết định 61 ra đời chỉ sửa một số điểm ở Quyết định 59, còn về cơ chế quản lý, sử dụng xe công gần như không có thay đổi. Tức là, tiêu chuẩn trang bị như thế nào thì bây giờ chỉ bù đắp giá như thế, những ai được sử dụng xe như thế nào vẫn được giữ nguyên như các quy định tại Quyết định 59.
Trong tình hình thực tế, từ khi có Quyết định 59, theo báo cáo từ các địa phương, việc mua xe đã thực hiện đúng tiêu chuẩn, định mức ở tuyệt đại bộ phận, có một vài trường hợp mua xe không đúng quy định đều xử lý được ngay.
Bởi để mua một chiếc xe mới theo định mức sẽ phải nằm trong dự toán ngân sách. Mà dự toán ngân sách này sẽ được các bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân xây dựng, sau đó trình Chính phủ, Hội đồng Nhân dân. Cho nên sẽ rất khó có thể sắm xe vượt tiêu chuẩn, chế độ. Ngoài ra, còn có sự kiểm soát của Kho bạc Nhà nước, nếu nơi nào chi sai sẽ bị ách lại. Đó là chưa kể các đơn vị sau khi mua sắm còn bị kiểm toán.
Cũng có một vài trường hợp xe vượt quá tiêu chuẩn ở địa phương đưa lên chúng tôi kiểm tra và thấy rằng những chiếc xe này chủ yếu là xe nhập khẩu của dự án, sau khi dự án hoàn thành họ chuyển qua sử dụng, hoặc những chiếc xe có giá trị cao nhưng lại được mua từ thời kỳ trước. Còn từ khi có Quyết định 59 có hiệu lực thi hành, theo thông tin chúng tôi nắm được, hầu như chưa có trường hợp mua xe vượt tiêu chuẩn, định mức.
Tuy nhiên việc sử dụng xe đúng tiêu chuẩn hay không vẫn là mối quan ngại. Về cơ bản, việc sử dụng xe đã đúng tiêu chuẩn nhưng cũng có thông tin cho thấy ở nơi này, nơi kia sử dụng xe vẫn còn sai chế độ. Để giải quyết được tình trạng này không phải chuyện một sớm một chiều.
Vì thế, theo tôi, chúng ta nên kết hợp cả ba phương pháp đó là vừa tuyên truyền, vừa giám sát, vừa xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Hơn nữa, sắp tới, việc khoán xe công sẽ phải được triển khai tích cực hơn cũng là một bước đẩy lùi việc sử dụng xe công sai mục đích.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Những điểm mới của Quyết đinh này là việc được thay thế xe cũ và nâng mức giá tối đa đối với việc mua xe công.
Ông Phạm Đình Cường, Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Bộ Tài chính đã trao đổi xung quanh vấn đề này:.
- Thưa ông, với Quyết định 59/2007/QĐ-TTg trước đây có nhiều điểm quy định nhằm hạn chế việc mua sắm xe công tràn lan. Trong khi tại Quyết định 61/2010/QĐ-TTg sửa đổi đã có nhiều điểm mới, đặc biệt là vấn đề được thay thế xe cũ. Vậy theo ông có sự mâu thuẫn nào giữa hai Quyết định này?
Ông Phạm Đình Cường: Có thể nói, trong một thời gian dài việc sử dụng xe công còn có nhiều mặt lỏng lẻo. Quyết định 59/2007/QĐ-TTg ngày 7/5/2007 ra đời nhằm siết chặt lại việc quản lý này.
Việc tạm thời không cho thay thế xe cũ trong giai đoạn đó là nhằm mục đích chuyển xe từ nơi thừa sang nơi thiếu để thực hiện việc sắp xếp lại việc sử dụng xe công tại các cơ quan nhà nước và thực hiện việc khoán xe.
Tuy nhiên, việc khoán xe cũng chưa mang lại kết quả như mong đợi, trong khi lại có quá nhiều xe cũ. Hiện tại xe của rất nhiều bộ, ngành, kể cả xe của lãnh đạo đang sử dụng đã vượt quá 10 năm khấu hao, cho nên Thủ tướng đã cho phép thay thế xe cũ hết hạn sử dụng để đáp ứng yêu cầu công tác.
Như vậy, ở đây không có sự mâu thuẫn nào cả mà được thực hiện theo lộ trình, khi cần thì sắp xếp lại, sắp xếp xong rồi mới lại cho mua. Hơn nữa, việc tạm dừng mua xe mới theo Quyết định 59 trước đây cũng nhằm để tạo điều kiện cho cơ chế khoán xe vào cuộc.
- Theo Quyết định 61 này thì có quy định về việc tăng giá xe. Cụ thể là việc được nâng mức giá tối đa đối với việc mua xe công lên tới 1,1 tỷ đồng (trước đó mức tối đa là 900 triệu). Tại sao lại có sự tăng giá xe này và theo ông và việc tăng giá xe này có làm thay đổi về tiêu chuẩn xe không?
Ông Phạm Đình Cường: Tôi phải nói luôn là không có thay đổi về tiêu chuẩn xe bởi mức giá được đưa ra thay thế mức giá cũ ở đây chỉ nhằm bù đắp sự trượt giá trên thị trường thôi.
Theo thống kê của Bộ Tài chính, do có sự thay đổi về tỷ giá, thuế nhập khẩu ôtô nên giá xe trên thị trường đã tăng lên từ 25-30% cho nên Quyết định 61 ra đời là nhằm bù đắp sự trượt giá đó chứ không nâng mức tiêu chuẩn xe cũng như không mở rộng các đối tượng trang bị xe cho các chức danh.
- Thưa ông, Cục Quản lý Công sản đã có những phương án gì để giải quyết vấn đề quản lý xe công?
Ông Phạm Đình Cường: Quyết định 61 ra đời chỉ sửa một số điểm ở Quyết định 59, còn về cơ chế quản lý, sử dụng xe công gần như không có thay đổi. Tức là, tiêu chuẩn trang bị như thế nào thì bây giờ chỉ bù đắp giá như thế, những ai được sử dụng xe như thế nào vẫn được giữ nguyên như các quy định tại Quyết định 59.
Trong tình hình thực tế, từ khi có Quyết định 59, theo báo cáo từ các địa phương, việc mua xe đã thực hiện đúng tiêu chuẩn, định mức ở tuyệt đại bộ phận, có một vài trường hợp mua xe không đúng quy định đều xử lý được ngay.
Bởi để mua một chiếc xe mới theo định mức sẽ phải nằm trong dự toán ngân sách. Mà dự toán ngân sách này sẽ được các bộ, ngành, Ủy ban Nhân dân xây dựng, sau đó trình Chính phủ, Hội đồng Nhân dân. Cho nên sẽ rất khó có thể sắm xe vượt tiêu chuẩn, chế độ. Ngoài ra, còn có sự kiểm soát của Kho bạc Nhà nước, nếu nơi nào chi sai sẽ bị ách lại. Đó là chưa kể các đơn vị sau khi mua sắm còn bị kiểm toán.
Cũng có một vài trường hợp xe vượt quá tiêu chuẩn ở địa phương đưa lên chúng tôi kiểm tra và thấy rằng những chiếc xe này chủ yếu là xe nhập khẩu của dự án, sau khi dự án hoàn thành họ chuyển qua sử dụng, hoặc những chiếc xe có giá trị cao nhưng lại được mua từ thời kỳ trước. Còn từ khi có Quyết định 59 có hiệu lực thi hành, theo thông tin chúng tôi nắm được, hầu như chưa có trường hợp mua xe vượt tiêu chuẩn, định mức.
Tuy nhiên việc sử dụng xe đúng tiêu chuẩn hay không vẫn là mối quan ngại. Về cơ bản, việc sử dụng xe đã đúng tiêu chuẩn nhưng cũng có thông tin cho thấy ở nơi này, nơi kia sử dụng xe vẫn còn sai chế độ. Để giải quyết được tình trạng này không phải chuyện một sớm một chiều.
Vì thế, theo tôi, chúng ta nên kết hợp cả ba phương pháp đó là vừa tuyên truyền, vừa giám sát, vừa xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm. Hơn nữa, sắp tới, việc khoán xe công sẽ phải được triển khai tích cực hơn cũng là một bước đẩy lùi việc sử dụng xe công sai mục đích.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Thùy Dương (TTXVN/Vietnam+)