Trong những ngày gần đây, liên tiếp các vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra gây nhiều thiệt hại về người và vật chất. Bên lề Quốc hội sáng ngày 11/6, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh những vấn đề này.
- Thưa Phó Thủ tướng, nhiều vụ tai nạn nghiêm trong đã xảy ra trong những ngày gần đây, là Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, ông đã có chỉ đạo cụ thể gì đối với ngành giao thông?
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Trước tính hình trên, tôi đã giao Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải họp với các nhà khoa học, các nhà quản lý, các cơ quan chức năng phải tìm ra nguyên nhân chính thức để có giải pháp thiết thực, cụ thể, quyết liệt hơn.
Trước hết, phải rà soát lại việc tuyên truyền về an toàn giao thông đã đến lái xe, chủ xe, người sử dụng phương tiện hay chưa; dựa vào tiêu chí nào để nói rằng phải nâng cao ý thức và đặc biệt phải gắn trách nhiệm của người lái xe, người sử dụng phương tiện trong vấn đề an toàn giao thông. Ý thức phải được nhắc nhở một cách quyết liệt và thường xuyên hơn.
Tiếp theo là phải tổ chức lại giao thông, đặc biệt là phải gắn các thiết bị hành trình, kiểm tra thường xuyên những người sử dụng phương tiện để biết được những hành vi vi phạm. Ví dụ, lái xe khách 2 - 4 giờ trong ngày phải được nghỉ, một ngày lái xe được điều khiển phương tiện bao nhiêu tiếng… những vấn đề này phải được quy định và cần thực hiện nghiêm túc.
Đặc biệt, phải gắn trách nhiệm của chủ xe, lái xe trong quá trình vi phạm; xử lý cả lái xe, giám đốc công ty nếu vi phạm.
Ngoài ra, phải có những biện pháp để xóa các điểm đen thường xảy ra tai nạn và cuối cùng là phải gắn các thiết bị theo dõi để giám sát những hoạt động của người điều khiển phương tiện, đặc biệt là lái xe khách.
- Trên các quốc lộ có rất nhiều trạm kiểm soát của công an giao thông, nhưng tại sao những phương tiện không đủ điều kiện vẫn hoạt động, thưa Phó Thủ tướng?
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đó là một khuyết điểm chúng ta phải rút kinh nghiệm. Tất cả các cơ quan kiểm định phải chịu trách nhiệm về vấn đề này. Phải xử lý các cơ sở đào tạo, đặc biệt là việc kiểm định trong phạm vi toàn quốc về thiết bị, đặc biệt là lưu thông trên đường. Vì những phương tiện này đều đã có đánh giá chất lượng trước khi cho xuất bến, xuất bãi và đưa vào vận hành.
- Doanh nghiệp có phương tiện hết hạn vẫn đưa vào sử dụng, vậy trách nhiệm của doanh nghiệp như thế nào, thưa Phó Thủ tướng?
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kể cả lái xe và chủ phương tiện, đặc biệt là chủ phương tiện phải chịu trách nhiệm về thiết bị, phương tiện. Cho nên, nếu vi phạm thì xử lý cả lái xe và cả chủ phương tiện, chủ Công ty. Kể cả đơn vị kiểm định, chủ phương tiên.
- Hiện nay, tình trạng mãi lộ vẫn còn diễn ra phổ biến. Vậy Chính phủ đã có giải pháp gì ngăn chặn tình trạng này, thưa ông?
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Bên cạnh việc tuần tra, kiểm soát, xử phạt nghiêm khắc, chúng ta phải tổ chức việc giám sát tốt hơn để chống mãi lộ, tiêu cực, hối lộ đối với lực lượng chức năng, đặc biệt là cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông.
Một tổ công tác phải được giám sát, nhân dân phải được giám sát, tất cả phải được công khai minh bạch, đồng thời chúng ta phải đặt vấn đề bồi dưỡng về mặt chính sách để tạo điều kiện cho người lao động. Chống tiêu cực, chống mãi lộ là một yêu cầu trong toàn ngành cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông.
- Thưa Phó Thủ tướng, việc lắp camera, nhiều người cho rằng nên định kỳ công khai hình ảnh để có thể ghi nhận được cả tiêu cực?
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:Chúng tôi rất hoanh nghênh nhiều địa phương đã lắp camera theo dõi ở nhiều ngã ba, ngã tư. Chúng tôi khuyến khích việc làm này trên toàn quốc, trong phạm vi kinh phí chúng ta hiện có.
Nhưng mà trước hết, các thiết bị hành trình giám sát hộp đen phải gắn lên các phương tiện một cách chính xác để giám sát người điều khiển phương tiện. Tôi cho rằng, đó là biện pháp cần thiết trong bảo đảm an toàn phương tiện, nhất là vận tải hành khách.
- Xin cảm ơn Phó Thủ tướng!
- Thưa Phó Thủ tướng, nhiều vụ tai nạn nghiêm trong đã xảy ra trong những ngày gần đây, là Chủ tịch Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, ông đã có chỉ đạo cụ thể gì đối với ngành giao thông?
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Trước tính hình trên, tôi đã giao Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải họp với các nhà khoa học, các nhà quản lý, các cơ quan chức năng phải tìm ra nguyên nhân chính thức để có giải pháp thiết thực, cụ thể, quyết liệt hơn.
Trước hết, phải rà soát lại việc tuyên truyền về an toàn giao thông đã đến lái xe, chủ xe, người sử dụng phương tiện hay chưa; dựa vào tiêu chí nào để nói rằng phải nâng cao ý thức và đặc biệt phải gắn trách nhiệm của người lái xe, người sử dụng phương tiện trong vấn đề an toàn giao thông. Ý thức phải được nhắc nhở một cách quyết liệt và thường xuyên hơn.
Tiếp theo là phải tổ chức lại giao thông, đặc biệt là phải gắn các thiết bị hành trình, kiểm tra thường xuyên những người sử dụng phương tiện để biết được những hành vi vi phạm. Ví dụ, lái xe khách 2 - 4 giờ trong ngày phải được nghỉ, một ngày lái xe được điều khiển phương tiện bao nhiêu tiếng… những vấn đề này phải được quy định và cần thực hiện nghiêm túc.
Đặc biệt, phải gắn trách nhiệm của chủ xe, lái xe trong quá trình vi phạm; xử lý cả lái xe, giám đốc công ty nếu vi phạm.
Ngoài ra, phải có những biện pháp để xóa các điểm đen thường xảy ra tai nạn và cuối cùng là phải gắn các thiết bị theo dõi để giám sát những hoạt động của người điều khiển phương tiện, đặc biệt là lái xe khách.
- Trên các quốc lộ có rất nhiều trạm kiểm soát của công an giao thông, nhưng tại sao những phương tiện không đủ điều kiện vẫn hoạt động, thưa Phó Thủ tướng?
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đó là một khuyết điểm chúng ta phải rút kinh nghiệm. Tất cả các cơ quan kiểm định phải chịu trách nhiệm về vấn đề này. Phải xử lý các cơ sở đào tạo, đặc biệt là việc kiểm định trong phạm vi toàn quốc về thiết bị, đặc biệt là lưu thông trên đường. Vì những phương tiện này đều đã có đánh giá chất lượng trước khi cho xuất bến, xuất bãi và đưa vào vận hành.
- Doanh nghiệp có phương tiện hết hạn vẫn đưa vào sử dụng, vậy trách nhiệm của doanh nghiệp như thế nào, thưa Phó Thủ tướng?
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kể cả lái xe và chủ phương tiện, đặc biệt là chủ phương tiện phải chịu trách nhiệm về thiết bị, phương tiện. Cho nên, nếu vi phạm thì xử lý cả lái xe và cả chủ phương tiện, chủ Công ty. Kể cả đơn vị kiểm định, chủ phương tiên.
- Hiện nay, tình trạng mãi lộ vẫn còn diễn ra phổ biến. Vậy Chính phủ đã có giải pháp gì ngăn chặn tình trạng này, thưa ông?
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Bên cạnh việc tuần tra, kiểm soát, xử phạt nghiêm khắc, chúng ta phải tổ chức việc giám sát tốt hơn để chống mãi lộ, tiêu cực, hối lộ đối với lực lượng chức năng, đặc biệt là cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông.
Một tổ công tác phải được giám sát, nhân dân phải được giám sát, tất cả phải được công khai minh bạch, đồng thời chúng ta phải đặt vấn đề bồi dưỡng về mặt chính sách để tạo điều kiện cho người lao động. Chống tiêu cực, chống mãi lộ là một yêu cầu trong toàn ngành cảnh sát giao thông và thanh tra giao thông.
- Thưa Phó Thủ tướng, việc lắp camera, nhiều người cho rằng nên định kỳ công khai hình ảnh để có thể ghi nhận được cả tiêu cực?
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc:Chúng tôi rất hoanh nghênh nhiều địa phương đã lắp camera theo dõi ở nhiều ngã ba, ngã tư. Chúng tôi khuyến khích việc làm này trên toàn quốc, trong phạm vi kinh phí chúng ta hiện có.
Nhưng mà trước hết, các thiết bị hành trình giám sát hộp đen phải gắn lên các phương tiện một cách chính xác để giám sát người điều khiển phương tiện. Tôi cho rằng, đó là biện pháp cần thiết trong bảo đảm an toàn phương tiện, nhất là vận tải hành khách.
- Xin cảm ơn Phó Thủ tướng!
Minh Thúy (Vietnam+)