Chiều ngày 29/9, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã có cuộc họp khẩn cấp tìm các biện pháp phòng chống cơn bão số 5.
Huyện Yên Hưng báo cáo đã lên 2 phương án di dân khi bão lớn đổ bộ vào đất liền Quảng Ninh: theo đó, phương án 1 nếu di dân tại chỗ sẽ triển khai di dân tới 500 căn nhà cao tầng của huyện; phương án 2 nếu di dân 3 xã vùng ven biển Liên Vị, Yên Hòa, Tiên Phong tới khu Hà Bắc thì sẽ phải di dời 20.000 dân và cần tới hơn 50 xe ca để vận chuyển người và tài sản của người dân.
Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai-Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết hiện nay trên địa bàn tỉnh không có tàu cá hoạt động trên biển. Biên Phòng tỉnh đã thông báo các chủ tàu biết vị trí, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh. Biên phòng tỉnh đã kêu gọi được hơn 2.200 tàu, thuyền với hơn 6.000 lao động về nơi tránh bão, số tàu thuyền còn lại khoảng 358 phương tiện đã nắm được thông tin về cơn bão. Các tàu thuyền có công suất nhỏ hơn 90 CV cũng đã về bến neo đậu tránh bão tại các bến cá, khu vực tránh, trú gió bão của các địa phương trong tỉnh và một số đỗ tại bến Cát Bà, Cát Hải, Cầu Rào (thành phố Hải Phòng).
Theo Trạm Cảng vụ Bến tàu Bãi Cháy cho biết từ sáng 29/9, Cảng vụ đã không cấp lệnh cho các tàu du lịch tham quan trên Vịnh Hạ Long. Toàn bộ tàu du lịch nghỉ đêm trên vịnh đêm qua đến sáng nay đã cập bến trả khách an toàn và trở về nơi tránh, trú bão. Đến chiều ngày 29/9, hơn 430 tàu thuyền du lịch đã cơ bản trở về hơn chục điểm tránh bão an toàn. Theo thiết kế, các điểm tránh bão của Quảng Ninh chỉ có thể tiếp nhận khoảng 4.000 tàu thuyền.
Theo Ủy ban Nhân dân thành phố Hạ Long, thành phố đã lên kế hoạch di dời 3 làng chài trên Vịnh Hạ Long về các hang động trên vịnh để tránh bão; Khu dân cư Đồi Chè, phường Cao Xanh, nếu xảy ra mưa to kéo dài, chính quyền thành phố sẽ triển khai việc di dân về các trường học, nhà văn hóa khu phố.
Thị xã Cẩm Phả đã lên kế hoạch cưỡng chế, di dời các hộ dân trong vùng nguy hiểm như ở khu vực Cửa Ông, Vũng Đụ, Quang Hanh... Huyện Vân Đồn đang gặp khó khăn trong việc cưỡng chế người dân ở 4.000 lồng bè trên Vịnh Bái Tử Long lên bờ đảm bảo an toàn tính mạng. Tuy nhiên, nhiều người dân có tâm lý muốn ở lại trông coi tài sản của họ.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Vân Đồn cho biết chiều nay, chính quyền huyện đã cương quyết cưỡng chế di dời người già, trẻ nhỏ sống trên các lồng, bè lên bờ.
Huyện đảo Cô Tô đang vướng mắc 26 bè, mảng và tàu nhỏ bị mắc cạn ở xã Thanh Lân do nước cạn nên chính quyền huyện yêu cầu toàn bộ người lên bờ và bố trí bảo vệ phương tiện chờ nước lên sớm di chuyển bè, mảng về nơi an toàn.
Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam đã triển khai lấp các vết nứt: các mỏ lộ thiên lấp các vết nức, kiểm ta các chân lò, các bãi thải, hệ thống thoát nước; Các bãi thải lớn như ở Cộc 6, Đèo Nai, Núi Béo, Hà Tu... triển khai các kè chắn chân trước kè mưa bão; Ở các mỏ hầm lò ngành than đã cho cho chạy tất cả các máy phát điện đảm bảo thoát khí, thoát nước trong hầm lò.
Lãnh đạo Tập đoàn Than và Khoáng sản đã chỉ đạo, mọi công việc phải hoàn tất vào trước 16 giờ 30 ngày 29/9.
Theo Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh, các lực lượng quân đội, phương tiện cứu hộ đã được bố trí ở các địa phương trọng điểm, nhất là vùng ven biển như Yên Hưng, Cẩm Phả.
Đến 16 giờ ngày 29/9, ở huyện đảo Vân Đồn đã có mưa lớn, gió mạnh cấp 5, cấp 6. Ở các địa phương Hạ Long, Cửa Ông-Cẩm Phả, Yên Hưng có mưa nhỏ.
Theo Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ninh, vào khoảng 1 giờ đêm 30/9 bão số 5 sẽ đi vào Vịnh Bắc Bộ, rạng sáng 30/9, ở đảo Cô Tô, Quang Lạn sẽ có gió sẽ mạnh dần lên cấp 7, cấp 8 đến trưa và chiều ngày 30/9, trên địa bàn Quảng Ninh sẽ có gió cấp 10, cấp 11 mưa lớn với lượng mưa trung bình từ 100 đến 150mml./.
Huyện Yên Hưng báo cáo đã lên 2 phương án di dân khi bão lớn đổ bộ vào đất liền Quảng Ninh: theo đó, phương án 1 nếu di dân tại chỗ sẽ triển khai di dân tới 500 căn nhà cao tầng của huyện; phương án 2 nếu di dân 3 xã vùng ven biển Liên Vị, Yên Hòa, Tiên Phong tới khu Hà Bắc thì sẽ phải di dời 20.000 dân và cần tới hơn 50 xe ca để vận chuyển người và tài sản của người dân.
Theo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai-Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết hiện nay trên địa bàn tỉnh không có tàu cá hoạt động trên biển. Biên Phòng tỉnh đã thông báo các chủ tàu biết vị trí, hướng di chuyển của bão để chủ động phòng tránh. Biên phòng tỉnh đã kêu gọi được hơn 2.200 tàu, thuyền với hơn 6.000 lao động về nơi tránh bão, số tàu thuyền còn lại khoảng 358 phương tiện đã nắm được thông tin về cơn bão. Các tàu thuyền có công suất nhỏ hơn 90 CV cũng đã về bến neo đậu tránh bão tại các bến cá, khu vực tránh, trú gió bão của các địa phương trong tỉnh và một số đỗ tại bến Cát Bà, Cát Hải, Cầu Rào (thành phố Hải Phòng).
Theo Trạm Cảng vụ Bến tàu Bãi Cháy cho biết từ sáng 29/9, Cảng vụ đã không cấp lệnh cho các tàu du lịch tham quan trên Vịnh Hạ Long. Toàn bộ tàu du lịch nghỉ đêm trên vịnh đêm qua đến sáng nay đã cập bến trả khách an toàn và trở về nơi tránh, trú bão. Đến chiều ngày 29/9, hơn 430 tàu thuyền du lịch đã cơ bản trở về hơn chục điểm tránh bão an toàn. Theo thiết kế, các điểm tránh bão của Quảng Ninh chỉ có thể tiếp nhận khoảng 4.000 tàu thuyền.
Theo Ủy ban Nhân dân thành phố Hạ Long, thành phố đã lên kế hoạch di dời 3 làng chài trên Vịnh Hạ Long về các hang động trên vịnh để tránh bão; Khu dân cư Đồi Chè, phường Cao Xanh, nếu xảy ra mưa to kéo dài, chính quyền thành phố sẽ triển khai việc di dân về các trường học, nhà văn hóa khu phố.
Thị xã Cẩm Phả đã lên kế hoạch cưỡng chế, di dời các hộ dân trong vùng nguy hiểm như ở khu vực Cửa Ông, Vũng Đụ, Quang Hanh... Huyện Vân Đồn đang gặp khó khăn trong việc cưỡng chế người dân ở 4.000 lồng bè trên Vịnh Bái Tử Long lên bờ đảm bảo an toàn tính mạng. Tuy nhiên, nhiều người dân có tâm lý muốn ở lại trông coi tài sản của họ.
Chủ tịch Ủy ban Nhân dân huyện Vân Đồn cho biết chiều nay, chính quyền huyện đã cương quyết cưỡng chế di dời người già, trẻ nhỏ sống trên các lồng, bè lên bờ.
Huyện đảo Cô Tô đang vướng mắc 26 bè, mảng và tàu nhỏ bị mắc cạn ở xã Thanh Lân do nước cạn nên chính quyền huyện yêu cầu toàn bộ người lên bờ và bố trí bảo vệ phương tiện chờ nước lên sớm di chuyển bè, mảng về nơi an toàn.
Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam đã triển khai lấp các vết nứt: các mỏ lộ thiên lấp các vết nức, kiểm ta các chân lò, các bãi thải, hệ thống thoát nước; Các bãi thải lớn như ở Cộc 6, Đèo Nai, Núi Béo, Hà Tu... triển khai các kè chắn chân trước kè mưa bão; Ở các mỏ hầm lò ngành than đã cho cho chạy tất cả các máy phát điện đảm bảo thoát khí, thoát nước trong hầm lò.
Lãnh đạo Tập đoàn Than và Khoáng sản đã chỉ đạo, mọi công việc phải hoàn tất vào trước 16 giờ 30 ngày 29/9.
Theo Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ninh, các lực lượng quân đội, phương tiện cứu hộ đã được bố trí ở các địa phương trọng điểm, nhất là vùng ven biển như Yên Hưng, Cẩm Phả.
Đến 16 giờ ngày 29/9, ở huyện đảo Vân Đồn đã có mưa lớn, gió mạnh cấp 5, cấp 6. Ở các địa phương Hạ Long, Cửa Ông-Cẩm Phả, Yên Hưng có mưa nhỏ.
Theo Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Quảng Ninh, vào khoảng 1 giờ đêm 30/9 bão số 5 sẽ đi vào Vịnh Bắc Bộ, rạng sáng 30/9, ở đảo Cô Tô, Quang Lạn sẽ có gió sẽ mạnh dần lên cấp 7, cấp 8 đến trưa và chiều ngày 30/9, trên địa bàn Quảng Ninh sẽ có gió cấp 10, cấp 11 mưa lớn với lượng mưa trung bình từ 100 đến 150mml./.
Văn Đức (Vietnam+)