Khởi tố nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình và gần 20 triệu học sinh cả nước dự khai giảng năm học mới 2017-2018 là hai trong số những sự kiện nổi bật tuần qua.
Gần 20 triệu học sinh cả nước dự khai giảng năm học mới 2017-2018
Ngày 5/9, hơn 20 triệu học sinh, sinh viên và 1,1 triệu giáo viên trên cả nước chính thức bước vào năm học mới 2017-2018.
Trong năm học này, ngành giáo dục tiếp tục thực hiện 9 nhiệm vụ đã được đề ra từ năm học 2016-2017 với rất nhiều thách thức… cũ, nhất là khi yêu cầu đổi mới giáo dục ngày càng đặt ra cấp bách hơn.
Các nhiệm vụ được ngành đặt ra là rà soát và xây dựng mạng lưới trường lớp; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và phân luồng học sinh; nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục; hội nhập quốc tế; tăng cường cơ sở vật chất; phát triển nguồn nhân lực.
Ở bậc phổ thông, vấn đề trọng tâm nhất là đổi mới chương trình giáo dục, đặc biệt là xây dựng chương trình giáo dục mới cho các môn học. Đây là cơ sở cho việc viết sách giáo khoa mới. Áp lực với ngành giáo dục là không nhỏ trong khi theo kế hoạch, năm 2018 sẽ bắt đầu triển khai giảng dạy chương trình mới.
Với giáo dục đại học, vẫn như năm học trước, vấn đề quy hoạch và tự chủ tiếp tục được ngành đặt làm nhiệm vụ trọng tâm. Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và xét tuyển đại học vẫn chưa tìm được sự ổn định cần thiết.
Xem thêm: Gần 20 triệu học sinh cả nước dự khai giảng năm học mới 2017-2018
Trong năm học này, ngành giáo dục tiếp tục thực hiện 9 nhiệm vụ đã được đề ra từ năm học 2016-2017 với rất nhiều thách thức… cũ, nhất là khi yêu cầu đổi mới giáo dục ngày càng đặt ra cấp bách hơn.
Các nhiệm vụ được ngành đặt ra là rà soát và xây dựng mạng lưới trường lớp; nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên; đổi mới chương trình giáo dục phổ thông và phân luồng học sinh; nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục; hội nhập quốc tế; tăng cường cơ sở vật chất; phát triển nguồn nhân lực.
Ở bậc phổ thông, vấn đề trọng tâm nhất là đổi mới chương trình giáo dục, đặc biệt là xây dựng chương trình giáo dục mới cho các môn học. Đây là cơ sở cho việc viết sách giáo khoa mới. Áp lực với ngành giáo dục là không nhỏ trong khi theo kế hoạch, năm 2018 sẽ bắt đầu triển khai giảng dạy chương trình mới.
Với giáo dục đại học, vẫn như năm học trước, vấn đề quy hoạch và tự chủ tiếp tục được ngành đặt làm nhiệm vụ trọng tâm. Kỳ thi trung học phổ thông quốc gia và xét tuyển đại học vẫn chưa tìm được sự ổn định cần thiết.
Hôm nay, học sinh cả nước chính thức bước vào năm học mới 2017-2018. (Ảnh minh họa: TTXVN)
Xem thêm: Gần 20 triệu học sinh cả nước dự khai giảng năm học mới 2017-2018
Việt Nam phản đối Trung Quốc huấn luyện bắn đạn thật ở Hoàng Sa
Ngày 5/9, trước việc Trung Quốc tuyên bố huấn luyện bắn đạn thật tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng phát biểu:
“Việc Trung Quốc tuyên bố huấn luyện bắn đạn thật tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đe dọa đến hòa bình, ổn định ở khu vực và Biển Đông.
Việt Nam mạnh mẽ phản đối hành động này của Trung Quốc, nghiêm túc yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, không lặp lại các hành động tương tự, không làm ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực và Biển Đông.
Việt Nam một lần nữa khẳng định sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền và các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982”.
Xem thêm: Việt Nam phản đối Trung Quốc huấn luyện bắn đạn thật ở Hoàng Sa
“Việc Trung Quốc tuyên bố huấn luyện bắn đạn thật tại khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam là hành động xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này, đe dọa đến hòa bình, ổn định ở khu vực và Biển Đông.
Việt Nam mạnh mẽ phản đối hành động này của Trung Quốc, nghiêm túc yêu cầu Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa, không lặp lại các hành động tương tự, không làm ảnh hưởng đến hòa bình, ổn định ở khu vực và Biển Đông.
Việt Nam một lần nữa khẳng định sẽ kiên quyết bảo vệ chủ quyền và các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982”.
Một góc đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. (Nguồn: AFP)
Xem thêm: Việt Nam phản đối Trung Quốc huấn luyện bắn đạn thật ở Hoàng Sa
Khởi tố nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình
Ngày 8/9, thông tin từ Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an cho biết đã có quyết định khởi tố bị can đối với ông Đặng Thanh Bình, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước để làm rõ hành vi Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, liên quan đến vụ án kinh tế của Phạm Công Danh và đồng phạm tại Ngân hàng Xây dựng.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang thụ lý điều tra vụ án Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt tại Ngân hàng Xây dựng và một số đơn vị, tổ chức thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Căn cứ kết quả điều tra, tài liệu chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra vụ án, ngày 8/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Đặng Thanh Bình, sinh năm 1954, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại Điều 285 Bộ luật Hình sự và áp dụng biện pháp ngăn chặn Cấm đi khỏi nơi cư trú. Cùng ngày, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các Quyết định của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.
Xem thêm: Khởi tố nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình
Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đang thụ lý điều tra vụ án Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Tổ giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đặt tại Ngân hàng Xây dựng và một số đơn vị, tổ chức thuộc Ngân hàng Nhà nước.
Căn cứ kết quả điều tra, tài liệu chứng cứ thu thập được trong quá trình điều tra vụ án, ngày 8/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Đặng Thanh Bình, sinh năm 1954, nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, quy định tại Điều 285 Bộ luật Hình sự và áp dụng biện pháp ngăn chặn Cấm đi khỏi nơi cư trú. Cùng ngày, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các Quyết định của Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an.
Ông Đặng Thanh Bình. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm: Khởi tố nguyên Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Đặng Thanh Bình
Ngành nông nghiệp lạc quan xuất khẩu sẽ vượt con số 33 tỷ USD
“Nếu không có những diễn biến bất thường xảy ra, với đà tăng trưởng của các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp như hiện nay, ngành nông nghiệp sẽ về đích với mức tăng trưởng tối thiểu 3,03% trong cả năm 2017. Kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp hoàn toàn có thể đạt và vượt mức 33 tỷ USD.”
Đó là nhận định của Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Công Tuấn về khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn diễn ra chiều (6/9), tại Hà Nội.
Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biết, mặc dù thời gian qua ngành nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ nhưng ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục bứt phá, thị trường tiêu thụ mở rộng hứa hẹn một năm bội thu về xuất khẩu nông lâm và thủy sản.
“Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng qua ước đạt 23,7 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước. Vì vậy, trong 4 tháng tới nếu không có những diễn biến bất thường kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp hoàn toàn có thể đạt và vượt mức 33 tỷ USD trong năm 2017,” Thứ trưởng Hà Công Tuấn nhấn mạnh..
Xem thêm: Ngành nông nghiệp lạc quan xuất khẩu sẽ vượt con số 33 tỷ USD
Đó là nhận định của Thứ trưởng Thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Công Tuấn về khả năng đạt mục tiêu tăng trưởng của ngành nông nghiệp tại buổi họp báo thường kỳ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn diễn ra chiều (6/9), tại Hà Nội.
Thứ trưởng Hà Công Tuấn cho biết, mặc dù thời gian qua ngành nông nghiệp chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, bão lũ nhưng ngành nông nghiệp vẫn tiếp tục bứt phá, thị trường tiêu thụ mở rộng hứa hẹn một năm bội thu về xuất khẩu nông lâm và thủy sản.
“Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản 8 tháng qua ước đạt 23,7 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước. Vì vậy, trong 4 tháng tới nếu không có những diễn biến bất thường kim ngạch xuất khẩu ngành nông nghiệp hoàn toàn có thể đạt và vượt mức 33 tỷ USD trong năm 2017,” Thứ trưởng Hà Công Tuấn nhấn mạnh..
Thu mua cá ngừ đại dương ở Khánh Hòa. (Ảnh: Nguyên Lý/TTXVN)
Xem thêm: Ngành nông nghiệp lạc quan xuất khẩu sẽ vượt con số 33 tỷ USD
Giới chuyên gia: Đánh thuế sở hữu nhà thứ 2 cần phải có lộ trình
Tại Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Hai kịch bản từ việc đánh thuế sở hữu nhà ở thứ 2,” diễn ra ngày 7/9 tại Hà Nội, hầu hết các chuyên gia kinh tế, bất động sản đều cho rằng việc đánh thuế sở hữu nhà ở thứ 2 là cần thiết nhưng cần phải có lộ trình áp dụng chi tiết và cụ thể.
Thị trường bất động sản Việt Nam hiện chiếm 20% tổng mức đầu tư toàn xã hội và giúp thay đổi bộ mặt đô thị, đáp ứng các phân khúc đối tượng khác nhau trong xã hội. Mới đây, Bộ Tài chính cho biết sẽ nghiên cứu, xây dựng Luật Thuế tài sản; trong đó, việc đánh thuế nhà ở thứ 2 trở lên để hạn chế đầu cơ và sử dụng bất động sản lãng phí đang được dư luận quan tâm.
Bộ Tài chính lý giải, dù hiện nay có nhiều khoản thu liên quan đến bất động sản thông qua các chính sách thuế, phí và lệ phí nhưng chưa có thuế tài sản hoặc thuế bất động sản như thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên cũng có ý kiến lo ngại việc đánh thuế nhà ở thứ 2 trở lên sẽ tác động xấu tới thị trường bất động sản. Chưa kể, việc áp dụng sắc thuế này sẽ khiến thị trường bất động sản vừa khởi sắc sẽ trở nên trầm lắng.
Xem thêm: Giới chuyên gia: Đánh thuế sở hữu nhà thứ 2 cần phải có lộ trình
Thị trường bất động sản Việt Nam hiện chiếm 20% tổng mức đầu tư toàn xã hội và giúp thay đổi bộ mặt đô thị, đáp ứng các phân khúc đối tượng khác nhau trong xã hội. Mới đây, Bộ Tài chính cho biết sẽ nghiên cứu, xây dựng Luật Thuế tài sản; trong đó, việc đánh thuế nhà ở thứ 2 trở lên để hạn chế đầu cơ và sử dụng bất động sản lãng phí đang được dư luận quan tâm.
Bộ Tài chính lý giải, dù hiện nay có nhiều khoản thu liên quan đến bất động sản thông qua các chính sách thuế, phí và lệ phí nhưng chưa có thuế tài sản hoặc thuế bất động sản như thông lệ quốc tế.
Tuy nhiên cũng có ý kiến lo ngại việc đánh thuế nhà ở thứ 2 trở lên sẽ tác động xấu tới thị trường bất động sản. Chưa kể, việc áp dụng sắc thuế này sẽ khiến thị trường bất động sản vừa khởi sắc sẽ trở nên trầm lắng.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Vietnam+)
Xem thêm: Giới chuyên gia: Đánh thuế sở hữu nhà thứ 2 cần phải có lộ trình
Thủ tướng yêu cầu thanh tra việc cấp phép nhập thuốc cho VN Pharma
Thủ tướng yêu cầu thanh tra việc cấp phép nhập khẩu thuốc, lưu hành thuốc của Công ty cổ phần VN Pharma.
Thời gian vừa qua, trên một số phương tiện thông tin đại chúng có bài viết về vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần VN Pharma, phản ánh về tình trạng buông lỏng quản lý trong việc cấp phép nhập khẩu, cấp đăng ký thuốc của Bộ Y tế; Bộ Y tế có văn bản số 949/BC-BYT ngày 29/8/2017 báo cáo về trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Y tế trong vụ việc Công ty cổ phần VN Pharma.
Về việc này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra việc cấp phép nhập khẩu thuốc và cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc đối với 7 loại thuốc do Công ty Helix Pharmaceuticals Inc, Canada sản xuất và việc trúng các gói thầu cung cấp thuốc cho các bệnh viện của Công ty cổ phần VN Pharma trước khi xảy ra vụ án; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31/12/2017.
Xem thêm: Thủ tướng yêu cầu thanh tra việc cấp phép nhập thuốc cho VN Pharma
Thời gian vừa qua, trên một số phương tiện thông tin đại chúng có bài viết về vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần VN Pharma, phản ánh về tình trạng buông lỏng quản lý trong việc cấp phép nhập khẩu, cấp đăng ký thuốc của Bộ Y tế; Bộ Y tế có văn bản số 949/BC-BYT ngày 29/8/2017 báo cáo về trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Y tế trong vụ việc Công ty cổ phần VN Pharma.
Về việc này, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Thanh tra Chính phủ tiến hành thanh tra việc cấp phép nhập khẩu thuốc và cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc đối với 7 loại thuốc do Công ty Helix Pharmaceuticals Inc, Canada sản xuất và việc trúng các gói thầu cung cấp thuốc cho các bệnh viện của Công ty cổ phần VN Pharma trước khi xảy ra vụ án; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 31/12/2017.
Thuốc tân dược không rõ nguồn gốc bị lực lượng chức năng thu giữ trong một vụ việc. (Ảnh: Nguyễn Hoàng/TTXVN)
Xem thêm: Thủ tướng yêu cầu thanh tra việc cấp phép nhập thuốc cho VN Pharma
Gần 80.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 8 tháng
Theo số liệu mới nhất cùa Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội), trong 8 tháng tổng số lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài là 78.938 lao động (29.496 lao động nữ) đạt 75,16% kế hoạch năm 2017.
Thị trường Đài Loan tiếp tục dẫn đầu về số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài với 39.746 lao động (14.163 lao động nữ), tiếp theo là Nhật Bản 31.225 lao động, Hàn Quốc 3.348 lao động, Saudi Arabia 2.431 lao động, Malaysia 814 lao động, Algeria 438 lao động và các thị trường khác.
Xem thêm: Gần 80.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 8 tháng
Thị trường Đài Loan tiếp tục dẫn đầu về số lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài với 39.746 lao động (14.163 lao động nữ), tiếp theo là Nhật Bản 31.225 lao động, Hàn Quốc 3.348 lao động, Saudi Arabia 2.431 lao động, Malaysia 814 lao động, Algeria 438 lao động và các thị trường khác.
(Ảnh minh họa: TTXVN)
Xem thêm: Gần 80.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài trong 8 tháng
Tạo cơ chế hấp dẫn thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
Nghị định 210/2013 NĐ-CP của Chính phủ về khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp đã có hiệu lực từ đầu năm 2014 nhưng đến nay mới chỉ có gần 1% tổng số doanh nghiệp cả nước đầu tư vào nông nghiệp.
Trong khi đó, hiện nay ngành nông nghiệp đang thực hiện tái cơ cấu và lấy doanh nghiệp làm nòng cốt phát triển. Do đó, Chính phủ đã yêu cầu các ban ngành rà soát sửa đổi Nghị định 210 nhằm tạo cơ chế hấp dẫn thu hút các doanh nghiệp vào lĩnh vực này.
Đó là nhận định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và khuyến khích phát triển doanh nghiệp trong nông nghiệp.
Xem thêm:Tạo cơ chế hấp dẫn thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
Trong khi đó, hiện nay ngành nông nghiệp đang thực hiện tái cơ cấu và lấy doanh nghiệp làm nòng cốt phát triển. Do đó, Chính phủ đã yêu cầu các ban ngành rà soát sửa đổi Nghị định 210 nhằm tạo cơ chế hấp dẫn thu hút các doanh nghiệp vào lĩnh vực này.
Đó là nhận định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Nguyễn Xuân Cường về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và khuyến khích phát triển doanh nghiệp trong nông nghiệp.
Thu hoạch nông sản tại Đồng bằng sông Cửu Long. (Ảnh: Tràng Dương/TTXVN)
Xem thêm:Tạo cơ chế hấp dẫn thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp
Lần đầu tiên công bố bảng xếp hạng các trường đại học Việt Nam
Một nhóm các chuyên gia độc lập đã dành 3 năm để thu thập các dữ liệu từ các trường đại học, nghiên cứu các tiêu chí và thực hiện xếp hạng các trường đại học theo các tiêu chí này.
Đây là lần đầu tiên có một bảng xếp hạng các trường đại học ở Việt Nam. Tổng số có 49 trường trong bảng xếp hạng.
Bảng xếp hạng vừa được nhóm công bố tại buổi tọa đàm ngày 6/9, dựa trên 3 ba thước đo là nghiên cứu khoa học; giáo dục đào tạo; cơ sở vật chất và quản trị.
Theo đó, trường xếp vị trí số một là Đại học Quốc gia Hà Nội, thứ hai là Đại học Tôn Đức Thắng. Học viện Nông nghiệp xếp thứ 3. Tiếp đó là Đại học Đà Nẵng, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh.
Xem thêm: Lần đầu tiên công bố bảng xếp hạng các trường đại học Việt Nam
Đây là lần đầu tiên có một bảng xếp hạng các trường đại học ở Việt Nam. Tổng số có 49 trường trong bảng xếp hạng.
Bảng xếp hạng vừa được nhóm công bố tại buổi tọa đàm ngày 6/9, dựa trên 3 ba thước đo là nghiên cứu khoa học; giáo dục đào tạo; cơ sở vật chất và quản trị.
Theo đó, trường xếp vị trí số một là Đại học Quốc gia Hà Nội, thứ hai là Đại học Tôn Đức Thắng. Học viện Nông nghiệp xếp thứ 3. Tiếp đó là Đại học Đà Nẵng, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh.
(Ảnh minh họa: PV/Vietnam+)
Xem thêm: Lần đầu tiên công bố bảng xếp hạng các trường đại học Việt Nam
Còn khoảng 8 cơn bão và áp thấp nhiệt đới từ nay đến cuối năm
Theo ông Hoàng Đức Cường, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, hiện tượng ENSO tiếp tục duy trì trạng thái trung tính từ nay đến hết năm 2017 và đầu năm 2018.
Dự báo, từ nay đến cuối năm 2017, còn khoảng 6-8 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông và chủ yếu ở khu vực giữa, nam Biển Đông. Trong số đó, dự báo sẽ có khoảng 2-3 cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền và tập trung ở khu vực Trung Bộ.
Lượng mưa khu vực Bắc Bộ trong tháng 9 tại vùng núi phía bắc ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm, các khu vực khác thấp hơn trung bình nhiều năm, từ tháng 10-12/2017 phổ biến ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 15-30%.
Xem thêm: Còn khoảng 8 cơn bão và áp thấp nhiệt đới từ nay đến cuối năm
Dự báo, từ nay đến cuối năm 2017, còn khoảng 6-8 cơn bão và áp thấp nhiệt đới hoạt động trên Biển Đông và chủ yếu ở khu vực giữa, nam Biển Đông. Trong số đó, dự báo sẽ có khoảng 2-3 cơn bão, áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền và tập trung ở khu vực Trung Bộ.
Lượng mưa khu vực Bắc Bộ trong tháng 9 tại vùng núi phía bắc ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm, các khu vực khác thấp hơn trung bình nhiều năm, từ tháng 10-12/2017 phổ biến ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm khoảng 15-30%.
Thiệt hại do mưa lũ tại Mù Cang Chải, Yên Bái. (Ảnh: Tuấn Anh/Vietnam+)
Xem thêm: Còn khoảng 8 cơn bão và áp thấp nhiệt đới từ nay đến cuối năm
(TTXVN/Vietnam+)