Quốc hội thông qua chỉ tiêu tăng GDP khoảng 6,7% năm 2016 và tăng 5% mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức là hai trong số những sự kiện nổi bật tuần qua.
Cùng Vietnam+ điểm lại những sự kiện nổi bật trong tuần từ 9-15/11:
Thông qua chỉ tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6,7% trong năm 2016
Sáng 10/11, Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII đã chính thức thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2016 bao gồm nhiều chỉ tiêu quan trọng về phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Đáng chú ý, Quốc hội đặt chỉ tiêu tăng Tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,7% trong năm 2016; tốc độ tăng giá tiêu dùng dưới 5%.
Mục tiêu tổng quát được đặt ra trong năm 2016 vẫn là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2015, chú trọng cải thiện chất lượng tăng trưởng, bảo đảm phát triển bền vững.
Xem thêm tại đây: Thông qua chỉ tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6,7% trong năm 2016
Đáng chú ý, Quốc hội đặt chỉ tiêu tăng Tổng sản phẩm trong nước (GDP) khoảng 6,7% trong năm 2016; tốc độ tăng giá tiêu dùng dưới 5%.
Mục tiêu tổng quát được đặt ra trong năm 2016 vẫn là giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, phấn đấu tăng trưởng kinh tế cao hơn năm 2015, chú trọng cải thiện chất lượng tăng trưởng, bảo đảm phát triển bền vững.
Ảnh minh họa. (Ảnh: Quốc Việt/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Thông qua chỉ tiêu tăng trưởng GDP ở mức 6,7% trong năm 2016
Tăng 5% mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức từ tháng 5/2016
Sáng 11/11, Quốc hội đã thông qua dự thảo Nghị quyết, trong đó nhất trí từ ngày 1/5/2016, thực hiện điều chỉnh tăng mức lương cơ sở từ 1.150.000 đồng/tháng lên 1.210.000 đồng/tháng (tăng khoảng 5%) đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang, bảo đảm thu nhập của đối tượng có hệ số lương từ 2,34 trở xuống không giảm so với mức đang hưởng; riêng lương hưu, trợ cấp ưu đãi người có công, tiếp tục giữ mức đã tăng 8% như đã thực hiện năm 2015.
Nghị quyết giao các bộ, ngành, địa phương trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nước được giao tự cân đối để bố trí nguồn tăng lương. Ngân sách trung ương hỗ trợ một phần tiền lương tăng thêm cho một số địa phương nghèo, ngân sách khó khăn theo quy định của Chính phủ.
Xem thêm tại đây: Tăng 5% mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức từ tháng 5/2016
Nghị quyết giao các bộ, ngành, địa phương trên cơ sở dự toán ngân sách nhà nước được giao tự cân đối để bố trí nguồn tăng lương. Ngân sách trung ương hỗ trợ một phần tiền lương tăng thêm cho một số địa phương nghèo, ngân sách khó khăn theo quy định của Chính phủ.
Ảnh minh họa. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm tại đây: Tăng 5% mức lương cơ sở cho cán bộ, công chức từ tháng 5/2016
Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2015-2019
Rạng sáng ngày 12/11 (theo giờ Việt Nam), trong khuôn khổ kỳ họp thứ 38 của Đại Hội đồng Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) diễn ra tại Paris, Việt Nam đã được bầu là Ủy viên Hội đồng Chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2015-2019.
Đây là lần thứ tư Việt Nam trúng cử vào Hội đồng chấp hành sau ba nhiệm kỳ 1978-1983, 2001-2005 và 2009-2013.
Việc Việt Nam được bầu là thành viên của Hội đồng chấp hành UNESCO là kết quả của việc triển khai chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, hội nhập toàn diện và ngoại giao đa phương của Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng cho thấy sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp quan trọng của Việt Nam vào các hoạt động của UNESCO.
Xem thêm tại đây: Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2015-2019
Đây là lần thứ tư Việt Nam trúng cử vào Hội đồng chấp hành sau ba nhiệm kỳ 1978-1983, 2001-2005 và 2009-2013.
Việc Việt Nam được bầu là thành viên của Hội đồng chấp hành UNESCO là kết quả của việc triển khai chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, hội nhập toàn diện và ngoại giao đa phương của Đảng và Nhà nước, đồng thời cũng cho thấy sự ghi nhận của cộng đồng quốc tế đối với những đóng góp quan trọng của Việt Nam vào các hoạt động của UNESCO.
Kỳ họp Đại hội đồng UNESCO lần thứ 38. (Ảnh: Bích Hà/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Việt Nam trúng cử Hội đồng chấp hành UNESCO nhiệm kỳ 2015-2019
Phó Thủ tướng: Tăng phòng cháy chữa cháy tại các chung cư
Sáng 12/11, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã chủ trì cuộc họp với một số bộ, địa phương về đẩy mạnh, tăng cường công tác phòng cháy chữa cháy tại các chung cư và các khu dân cư.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các đơn vị liên quan sớm xây dựng một văn bản (có thể là chỉ thị) chỉ đạo về công tác phòng cháy chữa cháy và bảo đảm an toàn chịu lực đối với công trình xây dựng, để trình Chính phủ.
Trên địa bàn cả nước, nhiều nhà biệt thự cũ, các công trình công cộng được xây dựng đã lâu (từ 60 năm trở lên) cần phải rà soát, đánh giá chất lượng an toàn cho người sử dụng.
Năm năm gần đây, cả nước đã xảy ra 11.788 vụ cháy, làm chết 339 người, bị thương 906 người, thiệt hai về tài sản 6.505 tỷ đồng. Riêng từ đầu năm đến nay, cả nước xảy ra trên 2.600 vụ cháy, làm chết 54 người, bị thương 215 người, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 1.026 tỷ đồng.
Xem thêm tại đây: Phó Thủ tướng: Tăng phòng cháy chữa cháy tại các chung cư
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đề nghị Bộ Công an chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các đơn vị liên quan sớm xây dựng một văn bản (có thể là chỉ thị) chỉ đạo về công tác phòng cháy chữa cháy và bảo đảm an toàn chịu lực đối với công trình xây dựng, để trình Chính phủ.
Trên địa bàn cả nước, nhiều nhà biệt thự cũ, các công trình công cộng được xây dựng đã lâu (từ 60 năm trở lên) cần phải rà soát, đánh giá chất lượng an toàn cho người sử dụng.
Năm năm gần đây, cả nước đã xảy ra 11.788 vụ cháy, làm chết 339 người, bị thương 906 người, thiệt hai về tài sản 6.505 tỷ đồng. Riêng từ đầu năm đến nay, cả nước xảy ra trên 2.600 vụ cháy, làm chết 54 người, bị thương 215 người, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 1.026 tỷ đồng.
Cháy chung cư ở Đà Nẵng. (Ảnh: Lê Lâm/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Phó Thủ tướng: Tăng phòng cháy chữa cháy tại các chung cư
Vietnam Airlines chưa dừng các chuyến bay đến Pháp sau khủng bố
Ngay sau khi nhận được thông tin về những vụ khủng bố liên tiếp tại Paris-Pháp ngày 13/11, Tổng công ty hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) thông báo hiện kế hoạch khai thác các chuyến bay đến/đi từ Paris của hãng không thay đổi.
Bộ trưởng Ngoại giao Pháp thông báo sân bay vẫn mở cửa bình thường nhưng an ninh sân bay đã được thắt chặt, vì thế việc làm thủ tục an ninh vào sân bay có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn. Vietnam Airlines khuyến nghị các hành khách đi từ Paris nên đến sân bay sớm ít nhất 3 tiếng trước giờ khởi hành và chuẩn bị kỹ các giấy tờ tùy thân.
Để hỗ trợ hành khách, Vietnam Airlines đã quyết định miễn phí hoàn, hủy đổi vé máy bay đã được xác nhận chỗ trên các chuyến bay giữa Việt Nam và các nước châu Âu (Pháp, Đức, Anh, Nga) trong 2 ngày 14 và 15/11.
Trên cơ sở tình hình thực tế, Vietnam Airlines sẽ tiếp tục cập nhật tình hình khai thác cũng như bổ sung các chính sách hỗ trợ hành khách đi trên đường bay này trong các thông báo tiếp theo.
Xem thêm tại đây: Vietnam Airlines chưa dừng các chuyến bay đến Pháp sau khủng bố
Bộ trưởng Ngoại giao Pháp thông báo sân bay vẫn mở cửa bình thường nhưng an ninh sân bay đã được thắt chặt, vì thế việc làm thủ tục an ninh vào sân bay có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn. Vietnam Airlines khuyến nghị các hành khách đi từ Paris nên đến sân bay sớm ít nhất 3 tiếng trước giờ khởi hành và chuẩn bị kỹ các giấy tờ tùy thân.
Để hỗ trợ hành khách, Vietnam Airlines đã quyết định miễn phí hoàn, hủy đổi vé máy bay đã được xác nhận chỗ trên các chuyến bay giữa Việt Nam và các nước châu Âu (Pháp, Đức, Anh, Nga) trong 2 ngày 14 và 15/11.
Trên cơ sở tình hình thực tế, Vietnam Airlines sẽ tiếp tục cập nhật tình hình khai thác cũng như bổ sung các chính sách hỗ trợ hành khách đi trên đường bay này trong các thông báo tiếp theo.
Các chuyến bay đến/đi từ Paris của Vietnam Airlines không thay đổi. (Ảnh: Vietnam Airlines cung cấp)
Xem thêm tại đây: Vietnam Airlines chưa dừng các chuyến bay đến Pháp sau khủng bố
Việt Nam sẽ có 49.000 liều vắcxin 6 trong 1 trong năm 2016
Ngày 12/11, Cục Quản lý dược (Bộ Y tế) cho biết, theo Văn phòng đại diện Công ty GlaxoSmithKline Pte.Ltd. tại Việt Nam, trong năm 2016, theo phân bổ vắcxin, sẽ có khoảng 49.000 liều vắcxin Infanrix Hexa (6 trong 1) được cung ứng cho thị trường Việt Nam.
Trong năm 2015 công ty đã cung ứng được khoảng 38.000 liều vắcxin Infanrix Hexa (6 trong 1), trong đó 4.000 liều đã được cung cấp cho Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh để tiếp tục triển khai nghiên cứu lâm sàng, còn lại 34.000 liều đã cung cấp cho các cơ sở tiêm chủng dịch vụ theo tỷ lệ như đã cung ứng loại vắcxin này trong năm 2014 để sử dụng cho các mũi tiếp theo sau khi trẻ đã được tiêm mũi 1.
Infanrix Hexa là vắcxin ngừa 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em là bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, bại liệt và viêm màng não do Hib, trong đó vắcxin ho gà là dạng vô bào.
Xem thêm tại đây: Việt Nam sẽ có 49.000 liều vắcxin 6 trong 1 trong năm 2016
Trong năm 2015 công ty đã cung ứng được khoảng 38.000 liều vắcxin Infanrix Hexa (6 trong 1), trong đó 4.000 liều đã được cung cấp cho Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh để tiếp tục triển khai nghiên cứu lâm sàng, còn lại 34.000 liều đã cung cấp cho các cơ sở tiêm chủng dịch vụ theo tỷ lệ như đã cung ứng loại vắcxin này trong năm 2014 để sử dụng cho các mũi tiếp theo sau khi trẻ đã được tiêm mũi 1.
Infanrix Hexa là vắcxin ngừa 6 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ em là bạch hầu, uốn ván, ho gà, viêm gan B, bại liệt và viêm màng não do Hib, trong đó vắcxin ho gà là dạng vô bào.
Tiêm chủng cho trẻ nhỏ tại quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. (Ảnh: Dương Ngọc/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Việt Nam sẽ có 49.000 liều vắcxin 6 trong 1 trong năm 2016
239.316 tỷ đồng cho giảm nghèo và nông thôn mới giai đoạn 2016-2020
Quốc hội thông qua dự thảo Nghị quyết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020 với tổng vốn 239.316 tỷ đồng.
Trong quá trình điều hành, Chính phủ tiếp tục cân đối ngân sách trung ương để có thể hỗ trợ thêm cho Chương trình và có giải pháp huy động hợp lý mọi nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện.
Xem thêm tại đây: Thông qua Nghị quyết Chương trình mục tiêu quốc gia 2016-2020
Trong quá trình điều hành, Chính phủ tiếp tục cân đối ngân sách trung ương để có thể hỗ trợ thêm cho Chương trình và có giải pháp huy động hợp lý mọi nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước để thực hiện.
Nông dân xã Hương Sơn, huyện miền núi Tân Kỳ, Nghệ An được vay vốn phát triển chăn nuôi bò xóa đói giảm nghèo. (Ảnh: Đình Huệ/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Thông qua Nghị quyết Chương trình mục tiêu quốc gia 2016-2020
Tích hợp môn Lịch sử: Giảm áp lực chứ không giảm kiến thức
Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra lấy ý kiến rộng rãi đã gây không ít tranh cãi. Đặc biệt, không ít các chuyên gia về lịch sử đã phản ứng về việc tích hợp môn Lịch sử vào một số môn học khác và cho rằng, giới trẻ hiện nay đang thờ ơ với môn Lịch sử, nếu giáo dục lịch sử bị coi nhẹ sẽ dẫn đến việc học sinh không biết gì về lịch sử dân tộc.
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Đỗ Ngọc Thống, môn Lịch sử tuy là môn tự chọn nhưng so với những môn học bắt buộc thì số lượng tiết học không hề ít hơn. Hiện nay, môn Lịch sử được sắp xếp là 1,5 tiết/tuần.
Theo chương trình mới, học sinh sẽ học Lịch sử trong môn Công dân với Tổ quốc (nếu 3 phân môn trong 3 tiết thì có thể là 1 tiết), trong môn Khoa học Xã hội có hai phân môn với 3 tiết, nghĩa là Lịch sử sẽ khoảng 1,5 tiết. Như vậy, học sinh sẽ được học khoảng 2,5 tiết/tuần kiến thức Lịch sử ở chương trình mới.
Với sự thay đổi như vậy, môn lịch sử không giảm thời lượng giảng dạy mà chỉ thay đổi về phương thức giảng dạy.
Xem thêm tại đây: Tích hợp môn Lịch sử: Giảm áp lực chứ không giảm kiến thức
Theo Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học Đỗ Ngọc Thống, môn Lịch sử tuy là môn tự chọn nhưng so với những môn học bắt buộc thì số lượng tiết học không hề ít hơn. Hiện nay, môn Lịch sử được sắp xếp là 1,5 tiết/tuần.
Theo chương trình mới, học sinh sẽ học Lịch sử trong môn Công dân với Tổ quốc (nếu 3 phân môn trong 3 tiết thì có thể là 1 tiết), trong môn Khoa học Xã hội có hai phân môn với 3 tiết, nghĩa là Lịch sử sẽ khoảng 1,5 tiết. Như vậy, học sinh sẽ được học khoảng 2,5 tiết/tuần kiến thức Lịch sử ở chương trình mới.
Với sự thay đổi như vậy, môn lịch sử không giảm thời lượng giảng dạy mà chỉ thay đổi về phương thức giảng dạy.
Thí sinh làm bài thi môn Lịch sử. (Nguồn: TTXVN)
Xem thêm tại đây: Tích hợp môn Lịch sử: Giảm áp lực chứ không giảm kiến thức
Việt Nam nỗ lực hút khách du lịch từ Pháp, các nước châu Âu
Tổng cục Du lịch Việt Nam phối hợp với Hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines và nhiều hãng du lịch, lữ hành Việt Nam và Pháp vừa tổ chức chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch Việt Nam tại Pháp nhằm giới thiệu chính sách cởi mở, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch vào Việt Nam.
Theo đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Pháp nói chung và trong lĩnh vực du lịch nói riêng đang ngày càng mở rộng. Pháp là một thị trường nguồn gửi khách quan trọng hàng đầu đến Việt Nam. Ngày càng có nhiều khách Pháp lựa chọn du lịch đến Việt Nam để khám phá một điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn.
Số lượng khách Pháp đến Việt Nam tăng ổn định qua các năm. Trong năm 2014, Việt Nam đã đón trên 213.000 lượt khách Pháp, đứng đầu trong những thị trường châu Âu gửi khách du lịch đến Việt Nam.
Xem thêm tại đây: Việt Nam nỗ lực hút khách du lịch từ Pháp, các nước châu Âu
Theo đại diện Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Pháp nói chung và trong lĩnh vực du lịch nói riêng đang ngày càng mở rộng. Pháp là một thị trường nguồn gửi khách quan trọng hàng đầu đến Việt Nam. Ngày càng có nhiều khách Pháp lựa chọn du lịch đến Việt Nam để khám phá một điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn.
Số lượng khách Pháp đến Việt Nam tăng ổn định qua các năm. Trong năm 2014, Việt Nam đã đón trên 213.000 lượt khách Pháp, đứng đầu trong những thị trường châu Âu gửi khách du lịch đến Việt Nam.
Du khách quốc tế tham quan Thành phố Hồ Chí Minh. (Ảnh: An Hiếu/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Việt Nam nỗ lực hút khách du lịch từ Pháp, các nước châu Âu
Việt Nam đối mặt một mùa Đông ấm và El Nino kéo dài kỷ lục
Giám đốc Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương Hoàng Đức Cường cho biết bắt đầu từ cuối tháng 11/2015 cả nước sẽ đối mặt với một mùa Đông ấm và El Nino kéo dài kỷ lục, đe dọa nghiêm trọng sản xuất nông nghiệp và nguồn nước cho sinh hoạt. Đặc biệt là khu vực phía Nam và các địa phương miền Trung.
Xem thêm tại đây: Việt Nam đối mặt một mùa Đông ấm và El Nino kéo dài kỷ lục
Đồng ruộng Ninh Thuận khô hạn và không thể trồng trọt vì hạn. (Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Việt Nam đối mặt một mùa Đông ấm và El Nino kéo dài kỷ lục
(TTXVN/Vietnam+)