Ngày 12/7, Tổng thống Mỹ Barack Obama và Quốc vương Arập Xêút Abdullah bin Abd al-Aziz đã có cuộc điện đàm thảo luận về một số vấn đề khu vực quan trọng, bao gồm tình hình chiến sự tại Syria cũng như những diễn biến mới nhất tại Ai Cập.
Theo thông cáo của Nhà Trắng, liên quan đến tình hình nội chiến phức tạp tại Syria, hai nhà lãnh đạo đã cùng bày tỏ "quan ngại sâu sắc" trước những tác động tiêu cực của cuộc chiến đối với tình hình hòa bình, ổn định tại khu vực.
Trong cuộc điện đàm, Tổng thống Obama tái khẳng định cam kết của Washington tiếp tục hỗ trợ cho lực lượng đối lập và Hội đồng Quân sự Tối cao.
Cả Mỹ và Arập Xêút đều ủng hộ lực lượng nổi dậy chống chính phủ tại Syria và đã nhiều lần cung cấp vũ khí cho các tay súng đối lập.
Tháng trước, Chính quyền Tổng thống Obama đã cho chuyển một chuyến tàu chở nhiều vũ khí hạng nhẹ và đạn dược tới tay phe đối lập Syria trong một nỗ lực điều chỉnh "tình trạng mất cân bằng" tại trận địa Syria hiện nay, nơi quân đội của Tổng thống Bashar al-Assad đang chiếm ưu thế.
Thảo luận về tình hình bất ổn tại Ai Cập, lãnh đạo hai nước đều đồng ý cả Washington và Riyad có "lợi ích chung" trong việc ủng hộ tình hình một Ai Cập ổn định về chính trị. Nguồn tin Nhà Trắng cho biết trong cuộc điện đàm với Quốc vương Abdullah, Tổng thống Obama đã bày tỏ lo ngại trước những diễn biến bạo lực tại Ai Cập, đồng thời nhấn mạnh tính cấp thiết của việc tổ chức một tiến trình chuyển giao chính trị toàn diện nhằm đưa trở lại một chính phủ dân bầu.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ đã lần đầu tiên kêu gọi quân đội và chính phủ lâm thời Ai Cập trả tự do cho Tổng thống bị phế truất của nước này Mohamed Morsi.
Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên bộ trên Jen Psaki cho biết Mỹ công nhận ông Morsi là Tổng thống được nhân dân Ai Cập bầu ra một cách dân chủ, đồng thời khẳng định Mỹ "nhất trí" với lời kêu gọi trả tự do cho ông Morsi của Bộ Ngoại giao Đức đưa ra cùng ngày.
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối đề cập tới câu hỏi liệu Washington có công nhận ông Morsi là Tổng thống của Ai Cập sau khi được trả tự do hay không.
Trước đó cùng ngày, Bộ Ngoại giao Đức đã hối thúc tất cả các phe phái chính trị ở Ai Cập kiềm chế bạo lực, đồng thời kêu gọi chấm dứt những hạn chế đối với Tổng thống bị phế truất Morsi và cho phép một tổ chức quốc tế tiếp cận ông Morsi.
Theo Bộ Ngoại giao Ai Cập, ông Morsi hiện đang được giữ ở một nơi an toàn và chưa bị buộc tội. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức cho rằng cần cho phép một "tổ chức đáng tin cậy," như Ủy ban Chữ thập Đỏ quốc tế, tiếp cận ông Morsi.
Trong khi đó, hãng thông tấn chính thức MENA của Ai Cập cho biết dự kiến danh sách nội các Ai Cập sẽ chính thức được công bố vào giữa tuần tới, bất chấp việc Tổ chức Anh em Hồi giáo, lực lượng xuất thân của ông Morsi, từ chối tham gia vào chính phủ mới.
Chính quyền Tổng thống Obama tuyên bố vẫn chưa sẵn sàng để mô tả cuộc lật đổ chính phủ của ông Morsi là một cuộc "đảo chính," do đó sẽ không lập tức thay đổi chương trình viện trợ 1,55 tỷ USD hàng năm cho quốc gia Arập đông dân nhất này.
Trước đó, ngày 9/7, Arập Xêút cũng cam kết sẽ hỗ trợ một khoản vay và hỗ trợ trị giá 5 tỷ USD cho Chính phủ lâm thời Ai Cập./.
Theo thông cáo của Nhà Trắng, liên quan đến tình hình nội chiến phức tạp tại Syria, hai nhà lãnh đạo đã cùng bày tỏ "quan ngại sâu sắc" trước những tác động tiêu cực của cuộc chiến đối với tình hình hòa bình, ổn định tại khu vực.
Trong cuộc điện đàm, Tổng thống Obama tái khẳng định cam kết của Washington tiếp tục hỗ trợ cho lực lượng đối lập và Hội đồng Quân sự Tối cao.
Cả Mỹ và Arập Xêút đều ủng hộ lực lượng nổi dậy chống chính phủ tại Syria và đã nhiều lần cung cấp vũ khí cho các tay súng đối lập.
Tháng trước, Chính quyền Tổng thống Obama đã cho chuyển một chuyến tàu chở nhiều vũ khí hạng nhẹ và đạn dược tới tay phe đối lập Syria trong một nỗ lực điều chỉnh "tình trạng mất cân bằng" tại trận địa Syria hiện nay, nơi quân đội của Tổng thống Bashar al-Assad đang chiếm ưu thế.
Thảo luận về tình hình bất ổn tại Ai Cập, lãnh đạo hai nước đều đồng ý cả Washington và Riyad có "lợi ích chung" trong việc ủng hộ tình hình một Ai Cập ổn định về chính trị. Nguồn tin Nhà Trắng cho biết trong cuộc điện đàm với Quốc vương Abdullah, Tổng thống Obama đã bày tỏ lo ngại trước những diễn biến bạo lực tại Ai Cập, đồng thời nhấn mạnh tính cấp thiết của việc tổ chức một tiến trình chuyển giao chính trị toàn diện nhằm đưa trở lại một chính phủ dân bầu.
Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Mỹ đã lần đầu tiên kêu gọi quân đội và chính phủ lâm thời Ai Cập trả tự do cho Tổng thống bị phế truất của nước này Mohamed Morsi.
Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, phát ngôn viên bộ trên Jen Psaki cho biết Mỹ công nhận ông Morsi là Tổng thống được nhân dân Ai Cập bầu ra một cách dân chủ, đồng thời khẳng định Mỹ "nhất trí" với lời kêu gọi trả tự do cho ông Morsi của Bộ Ngoại giao Đức đưa ra cùng ngày.
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối đề cập tới câu hỏi liệu Washington có công nhận ông Morsi là Tổng thống của Ai Cập sau khi được trả tự do hay không.
Trước đó cùng ngày, Bộ Ngoại giao Đức đã hối thúc tất cả các phe phái chính trị ở Ai Cập kiềm chế bạo lực, đồng thời kêu gọi chấm dứt những hạn chế đối với Tổng thống bị phế truất Morsi và cho phép một tổ chức quốc tế tiếp cận ông Morsi.
Theo Bộ Ngoại giao Ai Cập, ông Morsi hiện đang được giữ ở một nơi an toàn và chưa bị buộc tội. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức cho rằng cần cho phép một "tổ chức đáng tin cậy," như Ủy ban Chữ thập Đỏ quốc tế, tiếp cận ông Morsi.
Trong khi đó, hãng thông tấn chính thức MENA của Ai Cập cho biết dự kiến danh sách nội các Ai Cập sẽ chính thức được công bố vào giữa tuần tới, bất chấp việc Tổ chức Anh em Hồi giáo, lực lượng xuất thân của ông Morsi, từ chối tham gia vào chính phủ mới.
Chính quyền Tổng thống Obama tuyên bố vẫn chưa sẵn sàng để mô tả cuộc lật đổ chính phủ của ông Morsi là một cuộc "đảo chính," do đó sẽ không lập tức thay đổi chương trình viện trợ 1,55 tỷ USD hàng năm cho quốc gia Arập đông dân nhất này.
Trước đó, ngày 9/7, Arập Xêút cũng cam kết sẽ hỗ trợ một khoản vay và hỗ trợ trị giá 5 tỷ USD cho Chính phủ lâm thời Ai Cập./.
(TTXVN)