Một phân tích của chính phủ Australia gần đây cho thấy nước này sẽ cần 800.000 lao động mới trong vòng năm năm tới nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh các ngành công nghiệp dịch vụ đang dần lấn át bùng nổ khai thác tài nguyên, khiến các công ty phải tăng cường nỗ lực tìm kiếm nhân viên lành nghề.
Chính phủ của Thủ tướng Julia Gillard đã được cảnh báo về xu hướng thay đổi cơ cấu trên thị trường lao động khi nhu cầu về kỹ năng chuyên nghiệp tăng cao dẫn tới hơn 85.000 lao động trong khu vực sản xuất sẽ mất việc.
Hơn nữa, một tin không vui đối với các lao động không qua đào tạo là số lượng việc làm có yêu cầu kỹ năng tay nghề thấp trong năm năm tới chỉ tăng gần 10.000 việc mỗi năm, chiếm chưa tới 7% tổng số việc làm mới. Bộ trưởng Việc làm và Quan hệ công sở liên bang Bill Shorten nhấn mạnh: "Nếu nhu cầu đối với lao động lành nghề tăng lên thì những người có tay nghề tốt sẽ có quyền chọn công việc họ mong muốn."
Nghiên cứu trên cũng dự báo Queensland là bang có lượng việc làm mới nhiều nhất so với các khu vực còn lại của Australia với tổng số 220.000 việc làm. Đứng thứ hai là bang New South Wales với 190.000 việc làm, tiếp theo là Victoria 180.000 việc làm, Western Australia 150.000 việc làm và South Australia 50.000 việc làm.
Những dự báo trong nghiên cứu này cũng tạo áp lực đối với mục tiêu cải cách giáo dục nhằm cải thiện kỹ năng và tăng năng suất, trong bối cảnh chính phủ liên bang đang cân nhắc đối với nghiên cứu Gonski tăng ngân sách dành cho các trường học thêm 5 triệu AUD.
Trong số các ngành nghề tại Australia, khu vực dịch vụ có nhu cầu sử dụng lao động tăng mạnh nhất, bất chấp việc khu vực khai thác tài nguyên cũng tiếp tục tăng. Các công ty khai khoáng được dự báo sẽ cần thêm khoảng 100.000 lao động mới trong vòng năm năm tới nhưng chưa thể so được với dịch vụ y tế và hỗ trợ xã hội ở mức 240.000 lao động.
Ngoài ra, các công ty dịch vụ chuyên nghiệp cũng sẽ cần tuyển dụng thêm 110.000 lao động. Giáo dục, du lịch, dịch vụ bán lẻ và dịch vụ tài chính cũng sẽ tạo thêm nhiều việc làm mới cho nền kinh tế Australia.
Theo phân tích này, trong tổng số 20 hạng mục nghề nghiệp thì có tới 19 hạng mục yêu cầu lao động phải tốt nghiệp từ trung học trở lên: "Thay đổi cơ cấu trong thị trường lao động Australia và chuyển dịch quan trọng hướng tới các nghề yêu cầu kỹ năng cao sẽ hạn chế cơ hội tìm việc đối với những người không có đủ bằng cấp, kinh nghiệm và kỹ năng thực sự."
Trong số các nguyên nhân dẫn tới thay đổi cơ cấu việc làm có vấn đề dân số Australia đang già đi, khiến số người già sống dựa vào các dịch vụ như hỗ trợ xã hội và chăm sóc y tế tăng cao. Bên cạnh đó là thay đổi hành vi của khách hàng do khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến các hộ gia đình cắt giảm mua sắm hàng hóa để ưu tiên cho các dịch vụ.
Bộ trưởng Việc làm và Quan hệ công sở Bill Shorten cho rằng cần phải mở rộng lực lượng lao động bằng cách tận dụng dân số hiện có cũng như nguồn lao động nhập cư. Theo ông Bill Shorten: "Chúng tôi có thể đáp ứng nhu cầu nhưng sẽ cần phải thay đổi quan điểm và thuê người già. Chúng tôi cũng cần khuyến khích phụ nữ và cả người khuyết tật làm việc".
Ông Shorten cũng kêu gọi các chủ doanh nghiệp khắc phục quan điểm ngại thuê người dân tộc thiểu số: "Cần đưa thêm những người hiện phải lái taxi vào làm việc tại các văn phòng. Lao động nhập cư cũng là một trong những giải pháp tốt. Số người nhập cư hiện chưa được sử dụng hợp lý"./.
Chính phủ của Thủ tướng Julia Gillard đã được cảnh báo về xu hướng thay đổi cơ cấu trên thị trường lao động khi nhu cầu về kỹ năng chuyên nghiệp tăng cao dẫn tới hơn 85.000 lao động trong khu vực sản xuất sẽ mất việc.
Hơn nữa, một tin không vui đối với các lao động không qua đào tạo là số lượng việc làm có yêu cầu kỹ năng tay nghề thấp trong năm năm tới chỉ tăng gần 10.000 việc mỗi năm, chiếm chưa tới 7% tổng số việc làm mới. Bộ trưởng Việc làm và Quan hệ công sở liên bang Bill Shorten nhấn mạnh: "Nếu nhu cầu đối với lao động lành nghề tăng lên thì những người có tay nghề tốt sẽ có quyền chọn công việc họ mong muốn."
Nghiên cứu trên cũng dự báo Queensland là bang có lượng việc làm mới nhiều nhất so với các khu vực còn lại của Australia với tổng số 220.000 việc làm. Đứng thứ hai là bang New South Wales với 190.000 việc làm, tiếp theo là Victoria 180.000 việc làm, Western Australia 150.000 việc làm và South Australia 50.000 việc làm.
Những dự báo trong nghiên cứu này cũng tạo áp lực đối với mục tiêu cải cách giáo dục nhằm cải thiện kỹ năng và tăng năng suất, trong bối cảnh chính phủ liên bang đang cân nhắc đối với nghiên cứu Gonski tăng ngân sách dành cho các trường học thêm 5 triệu AUD.
Trong số các ngành nghề tại Australia, khu vực dịch vụ có nhu cầu sử dụng lao động tăng mạnh nhất, bất chấp việc khu vực khai thác tài nguyên cũng tiếp tục tăng. Các công ty khai khoáng được dự báo sẽ cần thêm khoảng 100.000 lao động mới trong vòng năm năm tới nhưng chưa thể so được với dịch vụ y tế và hỗ trợ xã hội ở mức 240.000 lao động.
Ngoài ra, các công ty dịch vụ chuyên nghiệp cũng sẽ cần tuyển dụng thêm 110.000 lao động. Giáo dục, du lịch, dịch vụ bán lẻ và dịch vụ tài chính cũng sẽ tạo thêm nhiều việc làm mới cho nền kinh tế Australia.
Theo phân tích này, trong tổng số 20 hạng mục nghề nghiệp thì có tới 19 hạng mục yêu cầu lao động phải tốt nghiệp từ trung học trở lên: "Thay đổi cơ cấu trong thị trường lao động Australia và chuyển dịch quan trọng hướng tới các nghề yêu cầu kỹ năng cao sẽ hạn chế cơ hội tìm việc đối với những người không có đủ bằng cấp, kinh nghiệm và kỹ năng thực sự."
Trong số các nguyên nhân dẫn tới thay đổi cơ cấu việc làm có vấn đề dân số Australia đang già đi, khiến số người già sống dựa vào các dịch vụ như hỗ trợ xã hội và chăm sóc y tế tăng cao. Bên cạnh đó là thay đổi hành vi của khách hàng do khủng hoảng tài chính toàn cầu khiến các hộ gia đình cắt giảm mua sắm hàng hóa để ưu tiên cho các dịch vụ.
Bộ trưởng Việc làm và Quan hệ công sở Bill Shorten cho rằng cần phải mở rộng lực lượng lao động bằng cách tận dụng dân số hiện có cũng như nguồn lao động nhập cư. Theo ông Bill Shorten: "Chúng tôi có thể đáp ứng nhu cầu nhưng sẽ cần phải thay đổi quan điểm và thuê người già. Chúng tôi cũng cần khuyến khích phụ nữ và cả người khuyết tật làm việc".
Ông Shorten cũng kêu gọi các chủ doanh nghiệp khắc phục quan điểm ngại thuê người dân tộc thiểu số: "Cần đưa thêm những người hiện phải lái taxi vào làm việc tại các văn phòng. Lao động nhập cư cũng là một trong những giải pháp tốt. Số người nhập cư hiện chưa được sử dụng hợp lý"./.
Quang Minh/Sydney (Vietnam+)