Sáng 14/6, Oxfam Anh và Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) công bố và phát hành cuốn "Cẩm nang truyền thông có nhạy cảm giới," với mong muốn hỗ trợ nhà báo trong việc xây dựng những tin bài không có các thông điệp và hình ảnh mang định kiến giới.
Lâu nay, vấn đề giới không phải là quá mới ở Việt Nam. Nhưng bình đẳng giới một cách thực chất vẫn là chủ đề gây nhiều tranh luận.
Kiến thức và kỹ năng truyền thông về giới của các nhà báo chính là công cụ giúp cho xã hội hiểu đúng hơn về bình đẳng giới.
Thách thức lớn với người làm báo của mọi thời đại là viết một bài báo sao cho hấp dẫn mà không bị coi là "lá cải" cũng như vi phạm luật.
Đã có rất nhiều kinh nghiệm được truyền từ các thế hệ trước về kỹ năng của người làm báo như làm sao tiếp cận được những người nổi tiếng, làm sao “chớp” được những thông tin thật đắt, giật tít thế nào để thu hút người đọc...
Nhưng dù tạo được ấn tượng thế nào đi nữa, bài báo chỉ có giá trị khi nó góp phần thúc đẩy sự phát triển bằng những giá trị nhân văn và tuân thủ pháp luật.
Muốn như vậy, ngoài việc luôn nâng cao kỹ thuật viết, các nhà báo còn phải đối mặt với khối lượng kiến thức khổng lồ và đa dạng từ các chuyên ngành khác nhau có liên quan đến nội dung truyền thông.
Trong 5 năm, CSAGA đã thực hiện 28 bản tin nhặt sạn giới và nhận được phản hồi tích cực , sự cổ vũ của các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý báo chí và các nhà báo, các nhà hoạt động , nghiên cứu về giới và truyền thông.
Sau khi nghiên cứu và tổng hợp, các chuyên gia về giới cùng với nhóm cán bộ Oxfam Anh và CSAGA cũng biên soạn một bộ công cụ nhằm giúp các nhà báo tự kiểm tra về nhạy cảm giới trong các sản phẩm của mình.
Ngoài ra, CSAGA cũng đã phối hợp với Oxfam Anh thực hiện dự án “Hợp tác với cơ quan báo chí để giảm định kiến giới trong các sản phẩm truyền thông tại Việt Nam” với mục đích hỗ trợ truyền thông nâng cao nhạy cảm giới./
Lâu nay, vấn đề giới không phải là quá mới ở Việt Nam. Nhưng bình đẳng giới một cách thực chất vẫn là chủ đề gây nhiều tranh luận.
Kiến thức và kỹ năng truyền thông về giới của các nhà báo chính là công cụ giúp cho xã hội hiểu đúng hơn về bình đẳng giới.
Thách thức lớn với người làm báo của mọi thời đại là viết một bài báo sao cho hấp dẫn mà không bị coi là "lá cải" cũng như vi phạm luật.
Đã có rất nhiều kinh nghiệm được truyền từ các thế hệ trước về kỹ năng của người làm báo như làm sao tiếp cận được những người nổi tiếng, làm sao “chớp” được những thông tin thật đắt, giật tít thế nào để thu hút người đọc...
Nhưng dù tạo được ấn tượng thế nào đi nữa, bài báo chỉ có giá trị khi nó góp phần thúc đẩy sự phát triển bằng những giá trị nhân văn và tuân thủ pháp luật.
Muốn như vậy, ngoài việc luôn nâng cao kỹ thuật viết, các nhà báo còn phải đối mặt với khối lượng kiến thức khổng lồ và đa dạng từ các chuyên ngành khác nhau có liên quan đến nội dung truyền thông.
Trong 5 năm, CSAGA đã thực hiện 28 bản tin nhặt sạn giới và nhận được phản hồi tích cực , sự cổ vũ của các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý báo chí và các nhà báo, các nhà hoạt động , nghiên cứu về giới và truyền thông.
Sau khi nghiên cứu và tổng hợp, các chuyên gia về giới cùng với nhóm cán bộ Oxfam Anh và CSAGA cũng biên soạn một bộ công cụ nhằm giúp các nhà báo tự kiểm tra về nhạy cảm giới trong các sản phẩm của mình.
Ngoài ra, CSAGA cũng đã phối hợp với Oxfam Anh thực hiện dự án “Hợp tác với cơ quan báo chí để giảm định kiến giới trong các sản phẩm truyền thông tại Việt Nam” với mục đích hỗ trợ truyền thông nâng cao nhạy cảm giới./
Minh Minh (Vietnam+)