Doanh nghiệp phản ứng linh hoạt với các mối đe dọa về an ninh mạng

Trong kỷ nguyên công nghệ số, giá trị tài sản của các doanh nghiệp có xu hướng chuyển dịch đáng kể từ vật thể sang phi vật thể và điều này sẽ kéo theo những mối đe dọa về an ninh mạng.
Doanh nghiệp phản ứng linh hoạt với các mối đe dọa về an ninh mạng ảnh 1Hội thảo "Phản ứng linh hoạt với an ninh mạng dành cho Hội đồng quản trị,” ngày 16/8. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Trong kỷ nguyên công nghệ số, giá trị tài sản của các doanh nghiệp có xu hướng chuyển dịch đáng kể từ vật thể sang phi vật thể. Trong rổ chỉ số S&P 500, hơn  90% tổng tài sản của các công ty là tài sản trí tuệ và tài sản vô hình khác.

Với bối cảnh đó, doanh nghiệp không chỉ đối mặt với các mối đe dọa trên mạng mà còn phải tuân thủ các quy định pháp luật về quản lý, báo cáo các rủi ro về bảo mật và an ninh mạng.


[Tổng thống Trump: Tăng thuế thép nhập khẩu sẽ bảo vệ ngành công nghiệp]

Dữ liệu bị đe dọa

Những mối rủi ro ngày càng gia tăng, như nguy cơ bị mất quyền sở hữu trí tuệ, dữ liệu bị phá hủy hoặc bị thay đổi. Điều này làm giảm sự tin cậy của công chúng và làm gián đoạn các cơ sở hạ tầng quan trọng.

Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với những tình trạnh lạm dụng dữ liệu và các loại hình tấn công mạng (như lừa đảo, đánh cắp thông tin, phần mềm độc hại...).

Hội đồng Quản trị của các doanh nghiệp đang đứng trước những thách thức to lớn, như làm thế nào để giám sát doanh nghiệp đồng thời quản trị các rủi ro liên quan đến an ninh mạng. Và, điều này không thể chỉ dựa vào các biện pháp kiểm soát truyền thống như trước.

Với lý do đó, ngày 16/8, Công ty cổ phần doanh nghiệp xã hội Viện thành viên Hội đồng Quản trị Việt Nam - VIOD và Hội Kế toán Công chứng Anh - ACCA tại Việt Nam đã ký kết Biên bản thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác, nâng cao nhận thức và thúc đẩy các thông lệ quản trị doanh nghiệp quốc tế trở thành nhân tố chủ chốt đối với các doanh nghiệp của Việt Nam.

Giải pháp ứng phó

Hội thảo "Phản ứng linh hoạt với an ninh mạng dành cho Hội đồng quản trị” là hoạt động đầu tiên được hai đơn vị đồng tổ chức với mục tiêu hỗ trợ thành viên Hội đồng quản trị tại các doanh nghiệp nắm rõ vai trò và hoạt động quản trị về các vấn đề an ninh mạng được hiệu quả.

Bà Hà Thu Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị của VIOD chia sẻ, các vấn đề về an ninh mạng gia tăng theo xu hướng toàn cầu và trở thành vấn đề trọng tâm hàng đầu đối với hầu hết Hội đồng quản trị trong các doanh nghiệp, như quản trị rủi ro cho cả hệ thống chứ không chỉ đơn thuần là mối quan tâm về công nghệ thông tin như trước.

“Vì vậy, các Hội đồng quản trị nên đóng vai trò chủ chốt trong việc tìm hiểu những rủi ro an ninh mạng có liên quan đến doanh nghiệp của mình, qua đó xác nhận việc phòng ngừa, phát hiện các rủi ro đã được kiểm soát trong hệ thống quản trị của doanh nghiệp đã được thực hiện hay chưa,” bà Hà Thu Thanh nhấn mạnh.

 

Về các giải pháp quản lý rủi ro liên quan đến an ninh mạng, thông qua hội thảo, các thành viên Hội đồng Quản trị đã trao đổi và cùng tìm hiểu, từ đó nâng cao năng lực quản lý rủi ro an ninh mạng trên các phương diện khác nhau, với nhiệm vụ bảo vệ cho sự an toàn, bền vững của doanh nghiệp và tính bảo mật của thông tin.

Ông Sharath Martin, Chuyên viên tư vấn về chính sách - ACCA chỉ ra, các doanh nghiệp muốn nắm bắt cơ hội của thời đại kỹ thuật số, họ cần phải đảm bảo rằng các khoản đầu tư vào bảo mật thông tin bắt kịp với việc áp dụng công nghệ. Do đó, các Hội đồng quản trị và quản lý cấp cao nên đưa vấn đề an ninh mạng vào tất cả các hoạt động chiến lược của công ty, từ các hoạt động sáp nhập và mua lại, ra mắt sản phẩm mới đến dự án mới.

“Đối với các công ty tiên tiến hơn trong lộ trình chuyển đổi kỹ thuật số, một chiến lược an ninh mạng toàn diện cần được phát triển,” ông này nói./.

Ông Nguyễn Quang Đồng, Giám đốc Viện nghiên cứu chính sách và phát triển truyền thông phát biểu.
(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Thương mại song phương Việt Nam-Ba Lan

Thương mại song phương Việt Nam-Ba Lan

Những năm gần đây, thương mại hai nước Việt Nam-Ba Lan đã có được những động lực tăng trưởng đáng kể. Năm 2024, thương mại hai nước đạt 3,44 tỷ USD, tăng 21,7% so với năm 2023.

Thu hoạch hồ tiêu. (Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)

Dự báo nguồn cung giảm, hồ tiêu được giá

Sản lượng hồ tiêu toàn cầu dự báo tiếp tục sụt giảm trong khi nhu cầu tiêu thụ ổn định là động lực giúp giá tiêu năm 2025 giữ ở mức cao, tạo đà cho xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.