Trong phiên giao dịch cuối tuần ngày 11/3 tại thị trường châu Á, giá vàng vẫn duy trì trên mức 1.413 USD/ounce sau khi có tin cảnh sát nã súng trấn áp những người biểu tình tại Arập Xêút, làm dấy lên nỗi lo về bất ổn lan rộng tại khu vực Trung Đông.
Mặc dù vậy, kim loại quý vẫn đang hướng tới tuần giảm giá lớn nhất kể từ cuối tháng Giêng đến nay, giảm hơn 30 USD/ounce từ mức cao kỷ lục được lập vào đầu tuần.
Sáng 11/3 tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá vàng giao ngay tăng 76 xu lên 1.413,35 USD/ounce, rời xa mức cao kỷ lục 1.444,40 USD/ounce được lập vào hôm thứ Hai (7/3). Giá vàng kỳ hạn tháng 4/2010 cũng trụ vững quanh mức 1.413,2 USD/ounce, so với mức đỉnh 1.445,70 USD/ounce của ngày 7/3.
Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 10/3 tại các thị trường London và New York, giá vàng giảm khá mạnh, và đã có lúc giá vàng giao ngay giảm xuống còn 1.402,72 USD/ounce - mức thấp nhất trong hai tuần qua, sau đó phục hồi lên 1.412,50 USD/ounce, giảm 1,2% so với phiên hôm trước (9/3).
Giá vàng kỳ hạn tháng 4/2010 chốt phiên cũng để mất 1,2% xuống còn 1.412,50 USD/ounce.
Cũng trong phiên ngày 10/3, giá bạc giảm tới 2,2%, xuống còn 35,27 USD/ounce, chủ yếu do giới đầu tư đổ ra bán chốt lời sau nhiều phiên tăng nóng trước đó.
Theo các nhà phân tích, đà tăng của giá vàng đang chậm lại, mặc dù giới đầu tư một mặt đang lo lắng trở lại về vấn đề nợ công tại khu vực Eurozone, mặt khác vẫn hết sức quan ngại về tình hình bất ổn tiếp tục gia tăng ở khu vực giàu dầu mỏ Trung Đông (sau khi có tin ba người biểu tình tại Arập Xêút đã bị thương ngay trong ngày biểu tình đầu tiên do cảnh sát nã súng trấn áp những người biểu tình, và có tin những người chống đối còn lên kế hoạch biểu tình tại một số nước vùng Vịnh khác như Yemen, Kuwait và Bahrain).
Nhưng trong bối cảnh các ngân hàng trung ương các nước có thể sẽ nâng lãi suất để cản đà đi lên của lạm phát (và thực tế là một số nước đã tăng lãi suất, đặc biệt, từ đầu năm tới nay, các quốc gia châu Á, từ Trung Quốc tới Indonesia, mới đây nhất là Hàn Quốc, đã bắt đầu tăng lãi suất để kiềm chế giá tiêu dùng tăng), thì nhu cầu tìm đến vàng như một tài sản đầu tư thay thế đã bị giảm sút, dẫn đến đà tăng giá của vàng bị hãm lại.
Ngoài ra, việc đồng USD lên giá so với đồng euro sau khi hãng Moody hạ bậc xếp hạng của Tây Ban Nha từ mức Aa1 xuống mức Aa2, cùng những dự đoán không mấy lạc quan về triển vọng của nước này, cũng đã tác động bất lợi đến giá vàng.
Peter Buchanan, kinh tế gia cấp cao thuộc CIBC World Markets nhận xét, nếu như cách đây vài tuần, mọi người lao vào vàng thay vì ôm vào đồng USD thì hiện tại xu hướng này có vẻ như đang quay ngược trở lại.
Các nhà đầu tư hiện đang chờ đợi kết quả cuộc họp của các nhà hoạch định chính sách của khu vực Eurrozone, nhóm họp trong ngày 11/3. Ong Yi Ling, chuyên gia phân tích về đầu tư tại hãng Phillip Futurescó trụ sở tại Singapore nhận định: Nếu không có một quyết sách nào được đưa ra, làn sóng đầu tư vào vàng và các kim loại quý khác lại gia tăng và giá vàng có thể sẽ tăng trở lại và lập các đỉnh cao mới./.
Mặc dù vậy, kim loại quý vẫn đang hướng tới tuần giảm giá lớn nhất kể từ cuối tháng Giêng đến nay, giảm hơn 30 USD/ounce từ mức cao kỷ lục được lập vào đầu tuần.
Sáng 11/3 tại sàn giao dịch điện tử Singapore, giá vàng giao ngay tăng 76 xu lên 1.413,35 USD/ounce, rời xa mức cao kỷ lục 1.444,40 USD/ounce được lập vào hôm thứ Hai (7/3). Giá vàng kỳ hạn tháng 4/2010 cũng trụ vững quanh mức 1.413,2 USD/ounce, so với mức đỉnh 1.445,70 USD/ounce của ngày 7/3.
Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 10/3 tại các thị trường London và New York, giá vàng giảm khá mạnh, và đã có lúc giá vàng giao ngay giảm xuống còn 1.402,72 USD/ounce - mức thấp nhất trong hai tuần qua, sau đó phục hồi lên 1.412,50 USD/ounce, giảm 1,2% so với phiên hôm trước (9/3).
Giá vàng kỳ hạn tháng 4/2010 chốt phiên cũng để mất 1,2% xuống còn 1.412,50 USD/ounce.
Cũng trong phiên ngày 10/3, giá bạc giảm tới 2,2%, xuống còn 35,27 USD/ounce, chủ yếu do giới đầu tư đổ ra bán chốt lời sau nhiều phiên tăng nóng trước đó.
Theo các nhà phân tích, đà tăng của giá vàng đang chậm lại, mặc dù giới đầu tư một mặt đang lo lắng trở lại về vấn đề nợ công tại khu vực Eurozone, mặt khác vẫn hết sức quan ngại về tình hình bất ổn tiếp tục gia tăng ở khu vực giàu dầu mỏ Trung Đông (sau khi có tin ba người biểu tình tại Arập Xêút đã bị thương ngay trong ngày biểu tình đầu tiên do cảnh sát nã súng trấn áp những người biểu tình, và có tin những người chống đối còn lên kế hoạch biểu tình tại một số nước vùng Vịnh khác như Yemen, Kuwait và Bahrain).
Nhưng trong bối cảnh các ngân hàng trung ương các nước có thể sẽ nâng lãi suất để cản đà đi lên của lạm phát (và thực tế là một số nước đã tăng lãi suất, đặc biệt, từ đầu năm tới nay, các quốc gia châu Á, từ Trung Quốc tới Indonesia, mới đây nhất là Hàn Quốc, đã bắt đầu tăng lãi suất để kiềm chế giá tiêu dùng tăng), thì nhu cầu tìm đến vàng như một tài sản đầu tư thay thế đã bị giảm sút, dẫn đến đà tăng giá của vàng bị hãm lại.
Ngoài ra, việc đồng USD lên giá so với đồng euro sau khi hãng Moody hạ bậc xếp hạng của Tây Ban Nha từ mức Aa1 xuống mức Aa2, cùng những dự đoán không mấy lạc quan về triển vọng của nước này, cũng đã tác động bất lợi đến giá vàng.
Peter Buchanan, kinh tế gia cấp cao thuộc CIBC World Markets nhận xét, nếu như cách đây vài tuần, mọi người lao vào vàng thay vì ôm vào đồng USD thì hiện tại xu hướng này có vẻ như đang quay ngược trở lại.
Các nhà đầu tư hiện đang chờ đợi kết quả cuộc họp của các nhà hoạch định chính sách của khu vực Eurrozone, nhóm họp trong ngày 11/3. Ong Yi Ling, chuyên gia phân tích về đầu tư tại hãng Phillip Futurescó trụ sở tại Singapore nhận định: Nếu không có một quyết sách nào được đưa ra, làn sóng đầu tư vào vàng và các kim loại quý khác lại gia tăng và giá vàng có thể sẽ tăng trở lại và lập các đỉnh cao mới./.
Thùy Chi (TTXVN/Vietnam+)