Nhằm hướng tới việc gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015, Indonesia đang nỗ lực tăng cường tính cạnh tranh của nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á này.
Ông Rizal Affandi Lukman, một quan chức Bộ Kinh tế Indonesia, vừa qua cho rằng xây dựng cộng đồng kinh tế chung của các nước ASEAN sẽ mang lại một thị trường cạnh tranh, phát triển công bằng và hội nhập toàn diện với kinh tế toàn cầu.
Việc tăng cường tính cạnh tranh của nền kinh tế là một nhiệm vụ thiết yếu bởi khi AEC được thành lập vào năm 2015, các dòng vốn, hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và thị trường lao động được cung ứng một cách tự do.
Ông Lukman cho biết mặc dù có rất nhiều cơ hội khi hội nhập, song Indonesia vẫn phải đối mặt với hàng loạt các thách thức từ trong nước như cơ sở hạ tầng yếu kém và vấn đề chi phí vận chuyển cao do Indonesia là đất nước "Vạn đảo."
Indonesia hiện chỉ dành 2% GDP cho phát triển hạ tầng, trong khi mức tiêu chuẩn là 5%. Việt Nam hiện dành tới 8% cho hạng mục này, trong khi Trung Quốc là 10%.
Việc cơ sở hạ tầng và đường xá nghèo nàn gây khó khăn cho hoạt động cung ứng hàng hóa tới người tiêu dùng và các cơ sở sản xuất.
Indonesia đang nỗ lực tăng cường tính cạnh tranh cho các loại hàng hóa và dịch vụ chủ lực của nước này khi gia nhập AEC, trong đó có dệt may, hàng may mặc, da giày, điện tử, máy móc, cà phê, tôm đông lạnh và du lịch.
Là quốc gia đông dân thứ tư trên thế giới, Indonesia hiện đóng góp tới 41% GDP của toàn khu vực và dự báo đạt mục tiêu tăng trưởng 6,3% trong năm nay.
Nhằm tăng cường hợp tác kinh tế với các nền kinh tế khác trên thế giới, ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.
Với các nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, ASEAN được đánh giá sẽ trở thành trung tâm của kinh tế toàn cầu với thị trường tiềm năng 604 triệu dân.
Năm 2011, tăng trưởng kinh tế toàn khu vực đạt 4,7% với tổng GDP lên tới 2,18 nghìn tỷ USD./.
Ông Rizal Affandi Lukman, một quan chức Bộ Kinh tế Indonesia, vừa qua cho rằng xây dựng cộng đồng kinh tế chung của các nước ASEAN sẽ mang lại một thị trường cạnh tranh, phát triển công bằng và hội nhập toàn diện với kinh tế toàn cầu.
Việc tăng cường tính cạnh tranh của nền kinh tế là một nhiệm vụ thiết yếu bởi khi AEC được thành lập vào năm 2015, các dòng vốn, hàng hóa, dịch vụ, đầu tư và thị trường lao động được cung ứng một cách tự do.
Ông Lukman cho biết mặc dù có rất nhiều cơ hội khi hội nhập, song Indonesia vẫn phải đối mặt với hàng loạt các thách thức từ trong nước như cơ sở hạ tầng yếu kém và vấn đề chi phí vận chuyển cao do Indonesia là đất nước "Vạn đảo."
Indonesia hiện chỉ dành 2% GDP cho phát triển hạ tầng, trong khi mức tiêu chuẩn là 5%. Việt Nam hiện dành tới 8% cho hạng mục này, trong khi Trung Quốc là 10%.
Việc cơ sở hạ tầng và đường xá nghèo nàn gây khó khăn cho hoạt động cung ứng hàng hóa tới người tiêu dùng và các cơ sở sản xuất.
Indonesia đang nỗ lực tăng cường tính cạnh tranh cho các loại hàng hóa và dịch vụ chủ lực của nước này khi gia nhập AEC, trong đó có dệt may, hàng may mặc, da giày, điện tử, máy móc, cà phê, tôm đông lạnh và du lịch.
Là quốc gia đông dân thứ tư trên thế giới, Indonesia hiện đóng góp tới 41% GDP của toàn khu vực và dự báo đạt mục tiêu tăng trưởng 6,3% trong năm nay.
Nhằm tăng cường hợp tác kinh tế với các nền kinh tế khác trên thế giới, ASEAN đã ký hiệp định thương mại tự do (FTA) với các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.
Với các nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, ASEAN được đánh giá sẽ trở thành trung tâm của kinh tế toàn cầu với thị trường tiềm năng 604 triệu dân.
Năm 2011, tăng trưởng kinh tế toàn khu vực đạt 4,7% với tổng GDP lên tới 2,18 nghìn tỷ USD./.
(TTXVN)