Trước kế hoạch của Liên minh châu Âu (EU) cấm các nước thành viên giao dịch với các thực thể trong những khu định cư Do Thái, đại diện Chính phủ Israel đã gặp các đại sứ Anh, Pháp và phó đại diện Đức để trao đổi ý kiến về vấn đề này.
Một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Israel ngày 19/7 cho hay Nhà nước Do Thái cảnh báo các phái viên trên về một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng giữa Israel và EU liên quan đến động thái này. Đức và Pháp đã xác nhận cuộc gặp hôm 18/7, song Đại sứ quán Anh hiện chưa đưa ra bình luận gì.
Đại sứ Pháp tại Tel Aviv Christophe Bigot cho biết phía Israel đã bày tỏ quan ngại về kế hoạch của EU. Ông nêu rõ những quy định này là sự tiếp nối chính sách của EU đối với vấn đề các khu định cư của Israel.
Trước đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã chỉ trích quyết định trên của EU, cho rằng liên minh cần tập trung vào những vấn đề đáng lo ngại tại khu vực như cuộc khủng hoảng Xyri và chương trình hạt nhân của Iran, thay vì chính sách định cư của Israel. Ông cũng cảnh báo Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đang thực hiện chuyến công du thứ 6 tới Trung Đông kể từ khi nhậm chức hồi tháng Hai vừa qua rằng EU đang hủy hoại những nỗ lực khởi động các vòng thương lượng trực tiếp giữa Israel và Palestine.
Các quy định mới cấm các nước thành viên EU tài trợ hoặc giao dịch với các thực thể trong vùng lãnh thổ do Nhà nước Do Thái chiếm đóng năm 1967. Quy định trên có đoạn: "EU không công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan, Dải Gaza và khu Bờ Tây, trong đó có Đông Jerusalem, và không coi chúng là một phần của lãnh thổ Israel."
Quy định cũng nhấn mạnh chỉ công nhận tính hợp pháp của các thực thể Israel nằm trong đường biên giới được hoạch định trước năm 1967.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 19/7, EU tuyên bố những quy định nói trên không phải là lời dự báo trước về kết quả các cuộc hòa đàm giữa Israel và Palestine.
Quan chức cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của EU, bà Catherine Ashton, nêu rõ các quy định này phản ánh lập trường xuyên suốt của châu Âu rằng sẽ thừa nhận những thay đổi về đường biên giới nếu chúng được hai bên (Israel và Palestine) cùng nhất trí trong các cuộc hòa đàm về một hiệp định hòa bình. Bà cũng nhắc lại lời mời Israel cùng EU thảo luận về vấn đề lãnh thổ trong các hiệp định trước khi những quy định trên có hiệu lực từ tháng 1/2014 tới./.
Một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Israel ngày 19/7 cho hay Nhà nước Do Thái cảnh báo các phái viên trên về một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng giữa Israel và EU liên quan đến động thái này. Đức và Pháp đã xác nhận cuộc gặp hôm 18/7, song Đại sứ quán Anh hiện chưa đưa ra bình luận gì.
Đại sứ Pháp tại Tel Aviv Christophe Bigot cho biết phía Israel đã bày tỏ quan ngại về kế hoạch của EU. Ông nêu rõ những quy định này là sự tiếp nối chính sách của EU đối với vấn đề các khu định cư của Israel.
Trước đó, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã chỉ trích quyết định trên của EU, cho rằng liên minh cần tập trung vào những vấn đề đáng lo ngại tại khu vực như cuộc khủng hoảng Xyri và chương trình hạt nhân của Iran, thay vì chính sách định cư của Israel. Ông cũng cảnh báo Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đang thực hiện chuyến công du thứ 6 tới Trung Đông kể từ khi nhậm chức hồi tháng Hai vừa qua rằng EU đang hủy hoại những nỗ lực khởi động các vòng thương lượng trực tiếp giữa Israel và Palestine.
Các quy định mới cấm các nước thành viên EU tài trợ hoặc giao dịch với các thực thể trong vùng lãnh thổ do Nhà nước Do Thái chiếm đóng năm 1967. Quy định trên có đoạn: "EU không công nhận chủ quyền của Israel đối với Cao nguyên Golan, Dải Gaza và khu Bờ Tây, trong đó có Đông Jerusalem, và không coi chúng là một phần của lãnh thổ Israel."
Quy định cũng nhấn mạnh chỉ công nhận tính hợp pháp của các thực thể Israel nằm trong đường biên giới được hoạch định trước năm 1967.
Trong một diễn biến liên quan, ngày 19/7, EU tuyên bố những quy định nói trên không phải là lời dự báo trước về kết quả các cuộc hòa đàm giữa Israel và Palestine.
Quan chức cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh của EU, bà Catherine Ashton, nêu rõ các quy định này phản ánh lập trường xuyên suốt của châu Âu rằng sẽ thừa nhận những thay đổi về đường biên giới nếu chúng được hai bên (Israel và Palestine) cùng nhất trí trong các cuộc hòa đàm về một hiệp định hòa bình. Bà cũng nhắc lại lời mời Israel cùng EU thảo luận về vấn đề lãnh thổ trong các hiệp định trước khi những quy định trên có hiệu lực từ tháng 1/2014 tới./.
(TTXVN)