Thủ đô London của nước Anh tiếp tục duy trì vị trí đầu bảng xếp hạng 10 trung tâm tài chính hàng đầu thế giới theo Chỉ số trung tâm tài chính toàn cầu (Global Financial Centers Index) do tập đoàn tư vấn Z/Yen trụ sở tại London thực hiện.
Vị trí của London không đổi so với bảng xếp hạng sáu tháng trước. Tiếp sau London là các trung tâm tài chính
Zurich và Geneva vẫn nằm trong số 10 trung tâm tài chính lớn nhất thế giới, theo như kết quả mới công bố về New York, Hong Kong, Singapore và Tokyo.
Hai vị trí thứ 6 và thứ 8 thuộc về hai thành phố Thụy Sĩ là Zurich (6) và Geneva (8).
Zurich, nơi đặt trụ sở của hai tập đoàn ngân hàng UBS và Credit Suisse hàng đầu Thụy Sĩ, đã tụt từ vị trí thứ 5 xuống thứ 6, hoán đổi vị trí cho Tokyo. Geneva cũng đứng xuống vị trí thứ 8, tụt một bậc so với thời điểm cách đây nửa năm, và bị thay đổi vị trí với Boston (Mỹ).
Các thành phố Thụy Sĩ vẫn nằm trong tốp các trung tâm tài chính hàng đầu ở châu Âu lục địa, cao hơn vị trí thứ 9 của Frankfurt. Trong khi đó, Luxembourg tăng 5 bậc nhảy lên vị trí thứ 13. Còn lại những trung tâm tài chính khác ở châu Âu vẫn chịu ảnh hưởng do tình trạng bất ổn ở khu vực đồng tiền chung Eurozone.
Việc xếp hạng dựa trên đánh giá tổng quan về quy mô của các công ty tài chính tham gia hoạt động trên thị trường, cùng với một số yếu tố khác như tổng số dự án đầu tư, môi trường kinh doanh, thuế, nguồn nhân lực, sự phát triển viễn thông và công nghệ thông tin.
Được bắt đầu công bố từ năm 2007, Global Financial Centers Index là thước đo khả năng cạnh tranh của hơn 75 trung tâm tài chính khắp thế giới. Sự ganh đua giữa các trung tâm tài chính hàng đầu thế giới đang ngày càng trở nên sôi động hơn./.
Vị trí của London không đổi so với bảng xếp hạng sáu tháng trước. Tiếp sau London là các trung tâm tài chính
Zurich và Geneva vẫn nằm trong số 10 trung tâm tài chính lớn nhất thế giới, theo như kết quả mới công bố về New York, Hong Kong, Singapore và Tokyo.
Hai vị trí thứ 6 và thứ 8 thuộc về hai thành phố Thụy Sĩ là Zurich (6) và Geneva (8).
Zurich, nơi đặt trụ sở của hai tập đoàn ngân hàng UBS và Credit Suisse hàng đầu Thụy Sĩ, đã tụt từ vị trí thứ 5 xuống thứ 6, hoán đổi vị trí cho Tokyo. Geneva cũng đứng xuống vị trí thứ 8, tụt một bậc so với thời điểm cách đây nửa năm, và bị thay đổi vị trí với Boston (Mỹ).
Các thành phố Thụy Sĩ vẫn nằm trong tốp các trung tâm tài chính hàng đầu ở châu Âu lục địa, cao hơn vị trí thứ 9 của Frankfurt. Trong khi đó, Luxembourg tăng 5 bậc nhảy lên vị trí thứ 13. Còn lại những trung tâm tài chính khác ở châu Âu vẫn chịu ảnh hưởng do tình trạng bất ổn ở khu vực đồng tiền chung Eurozone.
Việc xếp hạng dựa trên đánh giá tổng quan về quy mô của các công ty tài chính tham gia hoạt động trên thị trường, cùng với một số yếu tố khác như tổng số dự án đầu tư, môi trường kinh doanh, thuế, nguồn nhân lực, sự phát triển viễn thông và công nghệ thông tin.
Được bắt đầu công bố từ năm 2007, Global Financial Centers Index là thước đo khả năng cạnh tranh của hơn 75 trung tâm tài chính khắp thế giới. Sự ganh đua giữa các trung tâm tài chính hàng đầu thế giới đang ngày càng trở nên sôi động hơn./.
Tố Uyên/Geneva (Vietnam+)