Chị sinh ra 8 người con, nhưng có tới 7 người mang trong mình chất độc da cam, đến nay, 6 người con của chị đã lần lượt mất đi, để lại cho chị trọn vẹn đau thương. Đó là đôi điều về người phụ nữ Đào Thị Kiều, sinh năm 1951, ở khu 3, xã Bình Hòa, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai.
Phóng viên tìm đến nhà chị Kiều, nhìn căn nhà trống trơn, thoáng đâu đây còn đượm mùi tang tóc khiến người viết bài này không giấu được những xót xa.
Tiếp chúng tôi với ánh mắt vô hồn, những câu trả lời nấc nghẹn chị Kiều cứ tự hỏi tại sao mình lại sinh ra trên cuộc đời này. Chị lấy chồng năm 20 tuổi, như ước mơ của biết bao đời người con gái chị đã hồ hởi đợi trông đứa con đầu lòng ra đời với tất cả những khát khao. Nhưng rồi, khi đứa con gái cất tiếng khóc cũng là lúc chị ngất đi vì nó “chẳng giống hình người.”
Lần lượt sau đó lại 6 lần mang nặng, đẻ đau nhưng cả 6 người con tiếp theo đều dị dạng. Chỉ đến người con gái út chị mới nở được 1 nụ cười vì cháu phát triển bình thường, đến nay, cô gái Lâm Ngọc Nhẫn đã bước qua tuổi 22, đã học hết đại học, tuy thế nhưng hàng đêm chị vẫn canh cánh nỗi lo, bởi chị vẫn sợ, vẫn linh cảm trong người cô con gái có chất độc dioxin.
Chị Kiều rưng rưng nước mắt: “Năm vừa rồi, một cháu nữa mất nên giờ chỉ còn đứa con gái đầu và con gái út. Đứa lớn, sinh năm 1970, nhưng từ khi sinh ra đến nay cháu sống đời thực vật.”
Người con cả của chị Kiều, dù đã bước qua tuổi 40 nhưng chỉ nặng hơn 10kg, thân hình tong teo với da bọc xương.
Theo lời kể của chị, những đứa con do chị sinh có đứa thì ngồi được, có đứa chỉ nằm 1 chỗ, có đứa sinh ra chỉ sống được hơn 10 ngày. Những mất mát, bi ai gõ cửa gia đình chị quá nhiều, nên đến nay người phụ nữ này chẳng nhớ rõ các con chị mất vào những ngày tháng nào.
Đã 2 lần chị tìm đến cái chết, nhưng cả hai lần đều bất thành vậy là chị phải sống, phải gượng dậy lo cho chồng, cho con.
Khi người con thứ 4 vừa ra đời được 3 ngày, chị đã phải bò khỏi giường để đi làm, bởi nếu chị cứ nằm nữa thì cả nhà chẳng có gì ăn. Có những thời gian nguyên cả 1 năm ròng 2 vợ chồng chị phải ăn chuối, ăn khoai mỳ (sắn) để sống.
Chị trầm ngâm nhớ lại: “Nhiều khi ốm nhưng vẫn phải gượng dậy đi làm, bởi chồng tôi thì bị bệnh nên cả nhà chỉ sống dựa vào 4 sào đất trồng trồng lúa và những đồng tiền tôi đi làm mướn. Đi làm về, 5 đứa con nằm 1 chỗ, chồng nằm 1 chỗ, 1 mình tôi phải tắm giặt, cơm cháo cho cả gia đình.”
Đời chị Kiều chưa bao giờ có một ngày thảnh thơi, trước đây chị làm công nhân ở mỏ đá, nhưng từ khi chồng mất (năm 2004) đến nay chị phải nghĩ làm ở đó.
Hiện tại, dù đã bước qua tuổi 60 nhưng chị vẫn phải làm mọi việc, ai thuê gì chị cũng làm miễn là có tiền để nuôi con. Vượt lên tất cả những khó khăn, chị Kiều đã chèo chống cả gia đình với 1 người chồng bị bệnh nằm 1 chỗ, 7 người con sống đời thực vật. Hơn thế, chị còn nuôi được người con gái út học hết đại học.
Đến hôm nay, chị Kiều cũng không giải thích được vì lý do gì mà chị đã chiến thắng được những ngày qua. Hiện hàng đêm chị vẫn khóc, vẫn nằm suy nghĩ, bởi chị mang trong mình bệnh tim, nay lại đã già, chị có thể ra đi vào bất cứ lúc nào, chị không sợ cái chết, nhưng điều chị lo lắng nhất là khi chị không còn nữa ai sẽ là người lo cho cô con gái đầu lòng.
Chị chia sẻ, Nhà nước có trợ cấp cho cháu 480.000 đồng 1 tháng, nhưng nó nằm 1 chỗ có biết gì đâu. Ước mơ lớn nhất của chị là có sức khoẻ thật tốt, để tiếp tục lo cho con đến lúc cuối đời./.
Phóng viên tìm đến nhà chị Kiều, nhìn căn nhà trống trơn, thoáng đâu đây còn đượm mùi tang tóc khiến người viết bài này không giấu được những xót xa.
Tiếp chúng tôi với ánh mắt vô hồn, những câu trả lời nấc nghẹn chị Kiều cứ tự hỏi tại sao mình lại sinh ra trên cuộc đời này. Chị lấy chồng năm 20 tuổi, như ước mơ của biết bao đời người con gái chị đã hồ hởi đợi trông đứa con đầu lòng ra đời với tất cả những khát khao. Nhưng rồi, khi đứa con gái cất tiếng khóc cũng là lúc chị ngất đi vì nó “chẳng giống hình người.”
Lần lượt sau đó lại 6 lần mang nặng, đẻ đau nhưng cả 6 người con tiếp theo đều dị dạng. Chỉ đến người con gái út chị mới nở được 1 nụ cười vì cháu phát triển bình thường, đến nay, cô gái Lâm Ngọc Nhẫn đã bước qua tuổi 22, đã học hết đại học, tuy thế nhưng hàng đêm chị vẫn canh cánh nỗi lo, bởi chị vẫn sợ, vẫn linh cảm trong người cô con gái có chất độc dioxin.
Chị Kiều rưng rưng nước mắt: “Năm vừa rồi, một cháu nữa mất nên giờ chỉ còn đứa con gái đầu và con gái út. Đứa lớn, sinh năm 1970, nhưng từ khi sinh ra đến nay cháu sống đời thực vật.”
Người con cả của chị Kiều, dù đã bước qua tuổi 40 nhưng chỉ nặng hơn 10kg, thân hình tong teo với da bọc xương.
Theo lời kể của chị, những đứa con do chị sinh có đứa thì ngồi được, có đứa chỉ nằm 1 chỗ, có đứa sinh ra chỉ sống được hơn 10 ngày. Những mất mát, bi ai gõ cửa gia đình chị quá nhiều, nên đến nay người phụ nữ này chẳng nhớ rõ các con chị mất vào những ngày tháng nào.
Đã 2 lần chị tìm đến cái chết, nhưng cả hai lần đều bất thành vậy là chị phải sống, phải gượng dậy lo cho chồng, cho con.
Khi người con thứ 4 vừa ra đời được 3 ngày, chị đã phải bò khỏi giường để đi làm, bởi nếu chị cứ nằm nữa thì cả nhà chẳng có gì ăn. Có những thời gian nguyên cả 1 năm ròng 2 vợ chồng chị phải ăn chuối, ăn khoai mỳ (sắn) để sống.
Chị trầm ngâm nhớ lại: “Nhiều khi ốm nhưng vẫn phải gượng dậy đi làm, bởi chồng tôi thì bị bệnh nên cả nhà chỉ sống dựa vào 4 sào đất trồng trồng lúa và những đồng tiền tôi đi làm mướn. Đi làm về, 5 đứa con nằm 1 chỗ, chồng nằm 1 chỗ, 1 mình tôi phải tắm giặt, cơm cháo cho cả gia đình.”
Đời chị Kiều chưa bao giờ có một ngày thảnh thơi, trước đây chị làm công nhân ở mỏ đá, nhưng từ khi chồng mất (năm 2004) đến nay chị phải nghĩ làm ở đó.
Hiện tại, dù đã bước qua tuổi 60 nhưng chị vẫn phải làm mọi việc, ai thuê gì chị cũng làm miễn là có tiền để nuôi con. Vượt lên tất cả những khó khăn, chị Kiều đã chèo chống cả gia đình với 1 người chồng bị bệnh nằm 1 chỗ, 7 người con sống đời thực vật. Hơn thế, chị còn nuôi được người con gái út học hết đại học.
Đến hôm nay, chị Kiều cũng không giải thích được vì lý do gì mà chị đã chiến thắng được những ngày qua. Hiện hàng đêm chị vẫn khóc, vẫn nằm suy nghĩ, bởi chị mang trong mình bệnh tim, nay lại đã già, chị có thể ra đi vào bất cứ lúc nào, chị không sợ cái chết, nhưng điều chị lo lắng nhất là khi chị không còn nữa ai sẽ là người lo cho cô con gái đầu lòng.
Chị chia sẻ, Nhà nước có trợ cấp cho cháu 480.000 đồng 1 tháng, nhưng nó nằm 1 chỗ có biết gì đâu. Ước mơ lớn nhất của chị là có sức khoẻ thật tốt, để tiếp tục lo cho con đến lúc cuối đời./.
Công Phong (TTXVN/Vietnam+)