Tại Hội nghị tổng kết thanh tra chuyên đề về khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) và xăng dầu năm 2012 được tổ chức sáng 31/10, ông Trần Minh Dũng, Chánh Thanh tra (Bộ Khoa học và Công nghệ) cho biết, tổng số cơ sở kinh doanh LPG, xăng dầu bị xử phạt vi phạm hành chính là 678 cơ sở (chiếm 12,8% số cơ sở được thanh tra) với tổng số tiền phạt là trên 5,3 tỷ đồng.
Theo ông Dũng, trong tổng số 678 cơ sở vi phạm trên có 170 cơ sở kinh doanh LPG, 508 cơ sở kinh doanh xăng dầu.
“Các hành vi vi phạm trong kinh doanh LPG khá phức tạp và tinh vi,” ông Dũng nói.
Cụ thể, các hành vi vi phạm được phát hiện chủ yếu là về đo lường, như phương tiện chưa được kiểm định ban đầu đã đưa vào sử dụng. Bên cạnh đó, các cơ sở còn sử dụng phương tiện đo đã quá thời hạn kiểm định, tự ý phá niêm chì để hiệu chỉnh phương tiện đo, chiết nạp LPG vào chai mini không được phép nạp lại…
Trong lĩnh vực vi phạm kinh doanh xăng dầu, cơ quan thanh tra đã phát hiện 246 lượt vi phạm về đo lường, 90 lượt vi phạm về chất lượng; trong đó có 90 mẫu không đạt trên tổng số 836 mẫu kiểm nghiệm.
Đặc biệt, qua đợt thanh tra, cơ quan chức năng còn phát hiện 13 lượt vi phạm làm thay đổi tình trạng kỹ thuật của phương tiện đo như lắp thêm, thay đổi các bộ điều khiển điện tử nhằm gian lận đo lường xăng dầu như ở Bạc Liêu, Bình Thuận, Ninh Thuận…
Về chất lượng, các hành vi vi phạm bị phát hiện và xử lý chủ yếu là pha loại xăng có trị số octan thấp với xăng có trị số octan cao để gian lận chênh lệch giá tiền.
Qua thử nghiệm các mẫu vi phạm từ 1/2 tới 11/10, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết trong tổng số 1.087 mẫu xăng thử nghiệm đã phát hiện 127 mẫu vi phạm. Trong đó, vi phạm về trị số octan chiếm 92,1%, vi phạm về hàm lượng mangan chiếm 2,1%... Với nhiên liệu Diezen, trong số 242 mẫu thử nghiệm phát hiện 35 mẫu vi phạm, trong đó vi phạm về hàm lượng lưu huỳnh chiếm 85,7%, chỉ tiêu nước chiếm 2,9%...
Tổng hợp các cuộc thanh tra diện rộng về xăng dầu những năm qua, ông Trần Minh Dũng nhận định tuy số lượng cơ sở kinh doanh xăng dầu có hành vi vi phạm có chiều hướng giảm (năm 2003 là 29%, 2008 là 17,9% và 2012 là 12,8% trên tổng số cơ sở được thanh tra) song hình thức vi phạm lại đa dạng hơn và có chiều hướng ngày càng tinh vi, phức tạp. Do đó, cần phải tiến hành thanh tra, kiểm tra thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình quản lý.
Bên cạnh đó, “nhà nước cần sớm ban hành, sửa đổi các văn bản pháp luật để bảo đảm đầy đủ cơ sở pháp lý cho công tác quản lý và hoạt động thanh tra trong lĩnh vực đo lường-chất lượng hàng hóa,” ông Dũng đề xuất.
Được biết, đợt thanh tra diện rộng chuyên đề về khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) và xăng dầu năm 2012 đã tiến hành với 5.278 cơ sở; trong đó số cơ sở kinh doanh LPG là 918 và xăng dầu là 4.360.
Ngoài áp dụng hình thức xử phạt bằng tiền, cơ quan thanh tra đã áp dụng hình thức phạt bổ sung như tước quyền giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu của 56 cơ sở; tước quyền sử dụng 10 giấy chứng nhận kiểm định phương tiện đo, tịch thu 13 cột đo nhiên liệu, đình chỉ hoạt động 32 cột đo, đình chỉ hoạt động kinh doanh của 3 cơ sở kinh doanh xăng dầu, đình chỉ lưu thông 505 bình gas buộc khắc phục đủ định lượng trước khi lưu thông trở lại và tịch thu 600 lít xăng dầu./.
Theo ông Dũng, trong tổng số 678 cơ sở vi phạm trên có 170 cơ sở kinh doanh LPG, 508 cơ sở kinh doanh xăng dầu.
“Các hành vi vi phạm trong kinh doanh LPG khá phức tạp và tinh vi,” ông Dũng nói.
Cụ thể, các hành vi vi phạm được phát hiện chủ yếu là về đo lường, như phương tiện chưa được kiểm định ban đầu đã đưa vào sử dụng. Bên cạnh đó, các cơ sở còn sử dụng phương tiện đo đã quá thời hạn kiểm định, tự ý phá niêm chì để hiệu chỉnh phương tiện đo, chiết nạp LPG vào chai mini không được phép nạp lại…
Trong lĩnh vực vi phạm kinh doanh xăng dầu, cơ quan thanh tra đã phát hiện 246 lượt vi phạm về đo lường, 90 lượt vi phạm về chất lượng; trong đó có 90 mẫu không đạt trên tổng số 836 mẫu kiểm nghiệm.
Đặc biệt, qua đợt thanh tra, cơ quan chức năng còn phát hiện 13 lượt vi phạm làm thay đổi tình trạng kỹ thuật của phương tiện đo như lắp thêm, thay đổi các bộ điều khiển điện tử nhằm gian lận đo lường xăng dầu như ở Bạc Liêu, Bình Thuận, Ninh Thuận…
Về chất lượng, các hành vi vi phạm bị phát hiện và xử lý chủ yếu là pha loại xăng có trị số octan thấp với xăng có trị số octan cao để gian lận chênh lệch giá tiền.
Qua thử nghiệm các mẫu vi phạm từ 1/2 tới 11/10, Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết trong tổng số 1.087 mẫu xăng thử nghiệm đã phát hiện 127 mẫu vi phạm. Trong đó, vi phạm về trị số octan chiếm 92,1%, vi phạm về hàm lượng mangan chiếm 2,1%... Với nhiên liệu Diezen, trong số 242 mẫu thử nghiệm phát hiện 35 mẫu vi phạm, trong đó vi phạm về hàm lượng lưu huỳnh chiếm 85,7%, chỉ tiêu nước chiếm 2,9%...
Tổng hợp các cuộc thanh tra diện rộng về xăng dầu những năm qua, ông Trần Minh Dũng nhận định tuy số lượng cơ sở kinh doanh xăng dầu có hành vi vi phạm có chiều hướng giảm (năm 2003 là 29%, 2008 là 17,9% và 2012 là 12,8% trên tổng số cơ sở được thanh tra) song hình thức vi phạm lại đa dạng hơn và có chiều hướng ngày càng tinh vi, phức tạp. Do đó, cần phải tiến hành thanh tra, kiểm tra thường xuyên, liên tục trong suốt quá trình quản lý.
Bên cạnh đó, “nhà nước cần sớm ban hành, sửa đổi các văn bản pháp luật để bảo đảm đầy đủ cơ sở pháp lý cho công tác quản lý và hoạt động thanh tra trong lĩnh vực đo lường-chất lượng hàng hóa,” ông Dũng đề xuất.
Được biết, đợt thanh tra diện rộng chuyên đề về khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) và xăng dầu năm 2012 đã tiến hành với 5.278 cơ sở; trong đó số cơ sở kinh doanh LPG là 918 và xăng dầu là 4.360.
Ngoài áp dụng hình thức xử phạt bằng tiền, cơ quan thanh tra đã áp dụng hình thức phạt bổ sung như tước quyền giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu của 56 cơ sở; tước quyền sử dụng 10 giấy chứng nhận kiểm định phương tiện đo, tịch thu 13 cột đo nhiên liệu, đình chỉ hoạt động 32 cột đo, đình chỉ hoạt động kinh doanh của 3 cơ sở kinh doanh xăng dầu, đình chỉ lưu thông 505 bình gas buộc khắc phục đủ định lượng trước khi lưu thông trở lại và tịch thu 600 lít xăng dầu./.
Trung Hiền (Vietnam+)