Nỗ lực thành lập liên minh của Thủ tướng Đức Angela Merkel thất bại
Ngày 20/11, cuộc đàm phán thành lập chính phủ liên minh giữa liên đảng bảo thủ Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) với đảng Dân chủ tự do (FDP) và đảng Xanh đã thất bại nặng nề khi đảng Dân chủ Tự do (FDP) tuyên bố rút lui khỏi cuộc đàm phán.
Nhà lãnh đạo FDP Christian Lindner cho biết các chính đảng tham gia đàm phán đã không tìm được cơ sở tin tưởng hay một ý tưởng chung cho việc hiện đại hóa đất nước - điều kiện tiên quyết cho một chính phủ ổn định.
Mặc dù trước đó, vào ngày 19/11, các cuộc đàm phán giữa các đảng này đã gần đi đến được thỏa thuận về các điểm chính trong đó bao gồm cả chính sách khí hậu.
Nhưng về chính sách nhập cư thì các đảng vẫn mâu thuẫn gay gắt. Trong khi các vấn đề về thuế và tài chính công trở nên khó khăn, thì mối liên kết phức tạp nhất lại liên quan đến chính sách nhập cư khi CSU đề nghị tăng tiếp nhận 200.000 người/1 năm. Nhưng đề nghị này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ đảng Xanh.
Ngay sau thất bại trên, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bày tỏ sự tiếc nuối khi đàm phán thành lập chính phủ liên minh mới thất bại song bà cam kết sẽ đưa nền kinh tế lớn nhất châu Âu này vượt qua giai đoạn khủng hoảng hiện nay.
Đồng thời bà Merkek khẳng định, bà không thấy bất cứ lý do gì để từ chức và liên đảng CDU/CSU của bà sẵn sàng bước vào cuộc bầu cử mới.
Tuyên bố này của bà được đưa ra trong bối cảnh có tới 45% số cử tri Đức, trong cuộc khảo sát của Viện Nghiên cứu Forsa, được hỏi rằng bầu cử lại là lối thoát cho cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay tại Đức.
Nhà lãnh đạo FDP Christian Lindner cho biết các chính đảng tham gia đàm phán đã không tìm được cơ sở tin tưởng hay một ý tưởng chung cho việc hiện đại hóa đất nước - điều kiện tiên quyết cho một chính phủ ổn định.
Mặc dù trước đó, vào ngày 19/11, các cuộc đàm phán giữa các đảng này đã gần đi đến được thỏa thuận về các điểm chính trong đó bao gồm cả chính sách khí hậu.
Nhưng về chính sách nhập cư thì các đảng vẫn mâu thuẫn gay gắt. Trong khi các vấn đề về thuế và tài chính công trở nên khó khăn, thì mối liên kết phức tạp nhất lại liên quan đến chính sách nhập cư khi CSU đề nghị tăng tiếp nhận 200.000 người/1 năm. Nhưng đề nghị này đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ đảng Xanh.
Ngay sau thất bại trên, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã bày tỏ sự tiếc nuối khi đàm phán thành lập chính phủ liên minh mới thất bại song bà cam kết sẽ đưa nền kinh tế lớn nhất châu Âu này vượt qua giai đoạn khủng hoảng hiện nay.
Đồng thời bà Merkek khẳng định, bà không thấy bất cứ lý do gì để từ chức và liên đảng CDU/CSU của bà sẵn sàng bước vào cuộc bầu cử mới.
Tuyên bố này của bà được đưa ra trong bối cảnh có tới 45% số cử tri Đức, trong cuộc khảo sát của Viện Nghiên cứu Forsa, được hỏi rằng bầu cử lại là lối thoát cho cuộc khủng hoảng chính trị hiện nay tại Đức.
Thủ tướng Đức Angela Merkel (trái) và Chủ tịch đảng Dân chủ Xã hội (SPD) Martin Schulz. (Nguồn: EPA/TTXVN)
Mỹ đưa Triều Tiên trở lại danh sách “các nước bảo trợ khủng bố”
Ngày 20-11, chính quyền Mỹ đã có một động thái mới nhất nhằm cô lập hơn nữa đối với Triều Tiên khi tuyên bố xác định quốc gia Đông Bắc Á này là “quốc gia bảo trợ cho khủng bố.”
Động thái này cũng sẽ cho phép Mỹ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên do nước này theo đuổi việc sở hữu vũ khí hạt nhân.
Ngay lập tức, Triều Tiên đã lên tiếng phản đối việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa Bình Nhưỡng vào "danh sách các nước bảo trợ cho khủng bố" là một "hành động khiêu khích nghiêm trọng," đồng thời cảnh báo rằng các lệnh trừng phạt sẽ không bao giờ buộc nước này từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của mình.
Dư luận cho rằng, mặc dù quyết định đưa lại Triều Tiên vào danh sách “các nước bảo trợ khủng bố" được Mỹ cho là biện pháp cứng rắn cần thiết để đáp trả các vụ thử hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên và gây áp lực nhằm cô lập hơn nữa quốc gia Đông Bắc Á này, song thực tế động thái này lại được xem như là “bước lùi” đối với tiến trình giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, nhất là khi xét tới khía cạnh rằng năm 2008, chính quyền cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush đã từng đưa Triều Tiên ra khỏi danh sách này nhằm thể hiện thiện chí và thúc đẩy vòng đàm phán sáu bên về giải trừ hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên.
Nói cách khác, quyết định của Tổng thống Trump có vẻ đã “khóa chặt” thêm cánh cửa đối thoại về vấn đề phi hạt nhân hóa mà các bên đang hết sức nỗ lực để có thể mở lại.
Động thái này cũng sẽ cho phép Mỹ áp đặt thêm các biện pháp trừng phạt đối với Triều Tiên do nước này theo đuổi việc sở hữu vũ khí hạt nhân.
Ngay lập tức, Triều Tiên đã lên tiếng phản đối việc Tổng thống Mỹ Donald Trump đưa Bình Nhưỡng vào "danh sách các nước bảo trợ cho khủng bố" là một "hành động khiêu khích nghiêm trọng," đồng thời cảnh báo rằng các lệnh trừng phạt sẽ không bao giờ buộc nước này từ bỏ chương trình vũ khí hạt nhân của mình.
Dư luận cho rằng, mặc dù quyết định đưa lại Triều Tiên vào danh sách “các nước bảo trợ khủng bố" được Mỹ cho là biện pháp cứng rắn cần thiết để đáp trả các vụ thử hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên và gây áp lực nhằm cô lập hơn nữa quốc gia Đông Bắc Á này, song thực tế động thái này lại được xem như là “bước lùi” đối với tiến trình giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên, nhất là khi xét tới khía cạnh rằng năm 2008, chính quyền cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush đã từng đưa Triều Tiên ra khỏi danh sách này nhằm thể hiện thiện chí và thúc đẩy vòng đàm phán sáu bên về giải trừ hạt nhân trên Bán đảo Triều Tiên.
Nói cách khác, quyết định của Tổng thống Trump có vẻ đã “khóa chặt” thêm cánh cửa đối thoại về vấn đề phi hạt nhân hóa mà các bên đang hết sức nỗ lực để có thể mở lại.
Binh sỹ Triều Tiên tập trận tấn công chiếm đảo tại một địa điểm bí mật ở Triều Tiên ngày 25/8. (Nguồn: EPA/TTXVN)
Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe từ chức
Sau hàng loạt sức ép, ngày 21/11, Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe đã chấp nhận từ chức, ngay sau khi Quốc hội nước này bắt đầu tiến trình luận tội đối với ông.
Sau khi ông Robert Mugabe từ chức, cựu Phó Tổng thống Emmerson Mnangagwa, 75 tuổi, sẽ tuyên thệ nhậm chức tổng thống Zimbabwe. Thời khắc này đã khép lại chương cuối cùng và đặt dấu chấm hết cho chế độ của ông Mugabe trong 37 năm qua.
Ông Mnangagwa sẽ đảm đương phần còn lại trong nhiệm kỳ của ông Mugabe cho đến khi cuộc tổng tuyển cử, theo kế hoạch được tổ chức vào tháng 9/2018.
Ông Mnangagwa cam kết sẽ phục vụ nhân dân, đồng thời đề nghị người dân đoàn kết nhằm đảm bảo thịnh vượng cũng như thúc đẩy kinh tế để tạo việc làm.
Theo các nhà phân tích, việc giải cứu nền kinh tế vốn đang èo uột của Zimbabwe sẽ là thách thức không nhỏ đối với tân tổng thống Mnangagwa và giới chức cầm quyền Zimbabwe.
Ước tính đến 90% người dân Zimbabwe đang trong tình trạng thất nghiệp. Hơn 3 triệu người Zimbabwe đã rời bỏ nhà cửa, quê hương sang các quốc gia láng giềng, chủ yếu là Nam Phi, để tìm kiếm công ăn việc làm, cải thiện cuộc sống…
Bên cạnh đó, những bất đồng chính trị dẫn tới hàng loạt vụ bạo lực thời gian qua, nhất là sau các cuộc bầu cử cũng đang đẩy đất nước Zimbabwe vào tình cảnh khó khăn chồng chất và gây ra nhiều bất ổn xã hội.
Các nhà phân tích cho rằng, hàng loạt khó khăn này là những thách thức không nhỏ đối với Tổng thống mới của Zimbabwe trong thời gian tới.
Sau khi ông Robert Mugabe từ chức, cựu Phó Tổng thống Emmerson Mnangagwa, 75 tuổi, sẽ tuyên thệ nhậm chức tổng thống Zimbabwe. Thời khắc này đã khép lại chương cuối cùng và đặt dấu chấm hết cho chế độ của ông Mugabe trong 37 năm qua.
Ông Mnangagwa sẽ đảm đương phần còn lại trong nhiệm kỳ của ông Mugabe cho đến khi cuộc tổng tuyển cử, theo kế hoạch được tổ chức vào tháng 9/2018.
Ông Mnangagwa cam kết sẽ phục vụ nhân dân, đồng thời đề nghị người dân đoàn kết nhằm đảm bảo thịnh vượng cũng như thúc đẩy kinh tế để tạo việc làm.
Theo các nhà phân tích, việc giải cứu nền kinh tế vốn đang èo uột của Zimbabwe sẽ là thách thức không nhỏ đối với tân tổng thống Mnangagwa và giới chức cầm quyền Zimbabwe.
Ước tính đến 90% người dân Zimbabwe đang trong tình trạng thất nghiệp. Hơn 3 triệu người Zimbabwe đã rời bỏ nhà cửa, quê hương sang các quốc gia láng giềng, chủ yếu là Nam Phi, để tìm kiếm công ăn việc làm, cải thiện cuộc sống…
Bên cạnh đó, những bất đồng chính trị dẫn tới hàng loạt vụ bạo lực thời gian qua, nhất là sau các cuộc bầu cử cũng đang đẩy đất nước Zimbabwe vào tình cảnh khó khăn chồng chất và gây ra nhiều bất ổn xã hội.
Các nhà phân tích cho rằng, hàng loạt khó khăn này là những thách thức không nhỏ đối với Tổng thống mới của Zimbabwe trong thời gian tới.
Tổng thống Zimbabwe Robert Mugabe. (Nguồn: South Africa News)
Tổng thống Syria Bashar al-Assad thăm Nga
Ngày 21/11, Tổng thống Syria Bashar al-Assad đã có chuyến thăm làm việc tại Nga. Chuyến thăm diễn ra ngay trước thềm hội nghị thượng đỉnh ba bên Nga-Iran-Thổ Nhĩ Kỳ tại Sochi để bàn về cuộc xung đột ở Syria.
Thông qua chuyến thăm này của tổng thống Syria al-Assad đã khẳng định thêm một lần nữa tầm quan trọng của Nga trong cuộc chiến chống khủng bố và lực lượng nổi dậy ở quốc gia Trung Đông này.
Có thể thấy rõ, sự can thiệp của Nga tại Syria cho tới nay đã chứng tỏ đem lại lợi ích thực sự không chỉ cho Damascus mà còn cho Moskva.
Kể từ ngày 30/9, sau khi Tổng thống Nga chỉ thị cho không quân nước này tham gia hỗ trợ quân đội Syria chống khủng bố theo đề nghị của chính quyền Tổng thống al-Assad, lực lượng không quân Nga đã tiến hành 92.000 cuộc không kích, tiêu diệt hơn 96.000 mục tiêu của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và hơn 53.700 phiến quân, liên tiếp đem lại thắng lợi lớn cho quân đội Chính phủ Syria.
Đầu tháng 9/2017, thành trì lớn cuối cùng của IS tại thành phố Deir Ezzor cũng bị phá vỡ.
Những chiến thắng trên chiến trường đã giúp chính quyền của Tổng thống al-Assad giành được lợi thế trong tiến trình đàm phán hòa bình Syria, tạo tiền đề vững chắc cho tương lai chính trị của nhà lãnh đạo này.
Bên cạnh đó, chiến thắng tại Syria còn là chiến thắng trên mặt trận ngoại giao của Nga.
Uy tín của Tổng thống Putin càng được nâng cao khi cộng đồng quốc tế ghi nhận sáng kiến ngừng bắn do ông đề xuất tại khu vực Tây Nam Syria, dẫn đến sự hình thành của 4 vùng giảm căng thẳng, sau cuộc gặp của người đứng đầu Điện Kremlin với Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 7 vừa qua…
Thông qua chuyến thăm này của tổng thống Syria al-Assad đã khẳng định thêm một lần nữa tầm quan trọng của Nga trong cuộc chiến chống khủng bố và lực lượng nổi dậy ở quốc gia Trung Đông này.
Có thể thấy rõ, sự can thiệp của Nga tại Syria cho tới nay đã chứng tỏ đem lại lợi ích thực sự không chỉ cho Damascus mà còn cho Moskva.
Kể từ ngày 30/9, sau khi Tổng thống Nga chỉ thị cho không quân nước này tham gia hỗ trợ quân đội Syria chống khủng bố theo đề nghị của chính quyền Tổng thống al-Assad, lực lượng không quân Nga đã tiến hành 92.000 cuộc không kích, tiêu diệt hơn 96.000 mục tiêu của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và hơn 53.700 phiến quân, liên tiếp đem lại thắng lợi lớn cho quân đội Chính phủ Syria.
Đầu tháng 9/2017, thành trì lớn cuối cùng của IS tại thành phố Deir Ezzor cũng bị phá vỡ.
Những chiến thắng trên chiến trường đã giúp chính quyền của Tổng thống al-Assad giành được lợi thế trong tiến trình đàm phán hòa bình Syria, tạo tiền đề vững chắc cho tương lai chính trị của nhà lãnh đạo này.
Bên cạnh đó, chiến thắng tại Syria còn là chiến thắng trên mặt trận ngoại giao của Nga.
Uy tín của Tổng thống Putin càng được nâng cao khi cộng đồng quốc tế ghi nhận sáng kiến ngừng bắn do ông đề xuất tại khu vực Tây Nam Syria, dẫn đến sự hình thành của 4 vùng giảm căng thẳng, sau cuộc gặp của người đứng đầu Điện Kremlin với Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 7 vừa qua…
Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải) và Tổng thống Syria Bashar Al Assad (trái) tại cuộc gặp ở Sochi ngày 20/11. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Vụ tấn công đẫm máu nhất trong lịch sử Ai Cập
Ngày 24/11, một vụ nổ đã xảy ra ở một đền thờ Hồi giáo ở phía Bắc bán đảo Sinai của Ai Cập.
Vụ tấn công đã khiến hơn 300 người, trong đó có 27 trẻ em, tử vong. Hơn 120 người bị thương.
Đây được coi là vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất nhằm vào dân thường tại Ai Cập trong những năm gần đây.
Ngày 24/11, Chính phủ Ai Cập tuyên bố quốc tang ba ngày sau vụ tấn công đẫm máu.
Ngày 26/11, liên minh chống khủng bố của các nước Hồi giáo đã có cuộc họp thượng đỉnh lần đầu tiên tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, chỉ vài ngày sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu này./.
Vụ tấn công đã khiến hơn 300 người, trong đó có 27 trẻ em, tử vong. Hơn 120 người bị thương.
Đây được coi là vụ tấn công khủng bố đẫm máu nhất nhằm vào dân thường tại Ai Cập trong những năm gần đây.
Ngày 24/11, Chính phủ Ai Cập tuyên bố quốc tang ba ngày sau vụ tấn công đẫm máu.
Ngày 26/11, liên minh chống khủng bố của các nước Hồi giáo đã có cuộc họp thượng đỉnh lần đầu tiên tại thủ đô Riyadh của Saudi Arabia, chỉ vài ngày sau vụ tấn công khủng bố đẫm máu này./.
Thi thể các nạn nhân tại hiện trường vụ đánh bom đền thờ Al Rawda ngày 24/11. (Nguồn: AFP/ TTXVN)
Phát hiện thiên thạch hình điếu xì gà đến từ một hệ Mặt Trời khác
Vật thể có hình dạng giống điếu xì gà khổng lồ được phát hiện trong không gian tháng trước là thiên thạch đến từ một hệ Mặt Trời khác.
Nghiên cứu này được các nhà thiên văn công bố trên tạp chí Nature của Anh ngày 20/11.
Thiên thạch trên được phát hiện qua một kính thiên văn ở Hawai và được các nhà khoa học đặt tên là Oumuamua, theo tiếng Hawaii có nghĩa là "người đưa tin."
Thiên thạch có chiều dài khoảng 400m, lớn gấp 10 lần so với bề rộng của nó. Các nhà nghiên cứu cho biết chưa từng thấy vật thể nào có hình dạng như thế trong khoảng 750.000 tiểu hành tinh và sao chổi trong hệ Mặt Trời của chúng ta, và dựa trên các dữ liệu quỹ đạo của thiên thạch này, các nhà nghiên cứu đã kết luận Oumuamua đến từ một hệ Mặt Trời khác.
Nghiên cứu này được các nhà thiên văn công bố trên tạp chí Nature của Anh ngày 20/11.
Thiên thạch trên được phát hiện qua một kính thiên văn ở Hawai và được các nhà khoa học đặt tên là Oumuamua, theo tiếng Hawaii có nghĩa là "người đưa tin."
Thiên thạch có chiều dài khoảng 400m, lớn gấp 10 lần so với bề rộng của nó. Các nhà nghiên cứu cho biết chưa từng thấy vật thể nào có hình dạng như thế trong khoảng 750.000 tiểu hành tinh và sao chổi trong hệ Mặt Trời của chúng ta, và dựa trên các dữ liệu quỹ đạo của thiên thạch này, các nhà nghiên cứu đã kết luận Oumuamua đến từ một hệ Mặt Trời khác.
Vật thể có hình dạng giống điếu xì gà khổng lồ được phát hiện trong không gian . (Nguồn: AFP/Getty Images)
(Vietnam+)