Thái Lan thông qua kế hoạch lập nền tảng thương mại số quốc gia

Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha kêu gọi tất cả các khu vực đưa phát triển nền tảng số thành một phần của chương trình nghị sự quốc gia và gắn điều này với Cơ chế một cửa ASEAN.
Thái Lan thông qua kế hoạch lập nền tảng thương mại số quốc gia ảnh 1Ảnh minh họa. (Nguồn: Shutterstock)

Nội các Thái Lan vừa thông qua kế hoạch thành lập một nền tảng thương mại số quốc gia mới, đồng thời giao Văn phòng Ủy ban Phát triển Khu vực Công làm việc với các cơ quan liên quan và Ủy ban Thường trực Thương mại, Công nghiệp và Ngân hàng để hiện thực hóa mục tiêu này.

Truyền thông sở tại ngày 11/9 dẫn lời Phó phát ngôn viên Chính phủ Thái Lan Rachada Dhnadirek cho biết, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha cũng kêu gọi tất cả các khu vực đưa phát triển nền tảng số thành một phần của chương trình nghị sự quốc gia và gắn điều này với Cơ chế một cửa ASEAN, nhằm tạo ra một hệ thống thương mại trực tuyến với các nước Đông Nam Á.

Nền tảng Thương mại số Quốc gia (NDTP) mới của Thái Lan sẽ giải quyết vấn đề hiện nay là các khu vực công, tư có những mức độ phát triển số khác nhau trong một hệ thống kết nối không hiệu quả. Hệ thống trung tâm mới sẽ đưa kết nối số liệu thương mại số quốc tế lên các mức chuẩn như những nước khác.

NDTP cũng sẽ trở thành một nền tảng trung tâm kết nối với Cơ chế một cửa quốc gia để cung cấp trực tuyến các số liệu xuất-nhập khẩu liên quan cho hải quan, các công ty xuất khẩu, công ty vận tải, cũng như các hãng tàu biển và hàng không. NDTP sau này sẽ được kết nối với 36 cơ quan chính phủ có chức năng cấp giấy phép và chứng nhận.

Thái Lan kỳ vọng NDTP sẽ cải thiện hệ thống thương mại và đẩy nhanh quy trình dịch vụ cho các công ty tư nhân, qua đó giúp giảm thời gian và chi phí cho việc hoàn tất các giao dịch. Hệ thống mới cũng sẽ làm tăng tính minh bạch và mang lại cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa những cơ hội tốt hơn trong thương mại quốc tế cũng như tiếp cận các quỹ dễ dàng hơn.

Trong giai đoạn đầu, hệ thống mới sẽ tập trung vào 4 loại giấy tờ như đơn hàng, báo giá, các lệnh vận chuyển và vận đơn tàu biển nhằm rút ngắn quy trình xuất khẩu hàng hóa./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Càphê đặc sản của Đắk Lắk đã có mặt ở thị trường các nước châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Xây dựng càphê đặc sản vươn tầm thế giới

Là thủ phủ càphê Việt Nam, Đắk Lắk đang từng bước xây dựng hệ sinh thái càphê đặc sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và khẳng định thương hiệu trên thị trường thế giới.

Người dân thành phố Hồ Chí Minh mua vàng trong ngày giá vàng tăng cao. (Ảnh: Hương Giang/TTXVN)

Giao dịch sôi động trong ngày giá vàng tăng kỷ lục

Theo một chủ tiệm vàng trên địa bàn quận Bình Thạnh, hoạt động mua bán sôi động diễn ra nhiều ngày nay trong bối cảnh giá vàng thế giới liên tục tăng, kéo theo đà tăng của thị trường trong nước.

Rượu vang được bày bán tại cửa hàng ở Paris, Pháp. (Ảnh: THX/TTXVN)

Người dân châu Âu sẽ quay lưng với hàng hóa Mỹ?

Dữ liệu gần đây về thuế quan và quyết định mua sắm của người tiêu dùng EU cho thấy: khi giá một sản phẩm tăng do thuế nhập khẩu cao hơn, người tiêu dùng sẽ tìm đến lựa chọn thay thế rẻ hơn.