Chiếc xe bán tải rồ ga, gồng mình hồng hộc leo lên dốc đứng Khe Sanh. Ngồi trong cabin chật cứng, nhìn ra bên ngoài, chúng tôi chỉ thấy những ánh đèn mờ mờ hắt loang loáng qua màn sương mù đã bắt đầu dầy đặc.
Ngó đăm đăm ra bên ngoài, anh Lê Hồng Mẫn (Tổ kiểm soát cổng C, Đội Kiểm soát Hải quan Quảng Trị) thở dài: “Từ giờ đến hết đêm, cả quốc lộ 9 sẽ được các đối tượng tận dụng thành con đường vận chuyển thuốc lậu về thành phố Đông Hà.”
Quán cóc ven quốc lộ 9 đã bắt đầu thưa dần khách qua lại. Sương bảng lảng từ đỉnh núi gần đó cũng dày thêm. Nhưng Mẫn vẫn ngồi bất động bên ly nước đang dần nguội ngắt, mắt không dứt nhìn ra đoạn đường cua gấp từ Lao Bảo về.
Trầm ngâm một lát, anh quay sang bảo: “Cứ tối tối, anh em lại chia nhau ra trực dọc các tuyến cua quốc lộ 9 để sẵn sàng báo tin các chuyến xe no hàng về cho anh em Đội kiểm soát Hải quan phía dưới đón lõng.”
Cũng theo anh Mẫn, vào thời điểm này, khác với mọi năm, mặt hàng chủ yếu được dân buôn lậu vận chuyển về đa phần là thuốc lá, đặc biệt thuốc Jet.
“Thuốc Jet có nhiều người mua vì lợi nhuận cao, nhẹ nên dễ vận chuyển, vả lại trước đây mặt hàng này có thể mua nợ tại kho của người bán,” anh Mẫn lý giải.
Đúng là ở Lao Bảo, thuốc Jet nhiều thật, nhiều vô kể. Đã có thời, người ta gọi Lao Bảo là “thung lũng Jet”, và tuyến đường Chín nối Đông Hà, Lao Bảo với nước bạn Lào là “xa lộ Jet”. Và từ đây, Jet chảy về Đông Hà, tỏa đi các tỉnh trong khu vực.
Dõi mắt về ánh đèn lấp loáng phía đỉnh núi, Mẫn bảo, chính vì nhìn thấy món hời như thế, cánh chủ hàng chỉ trong một thời gian đã xây dựng hẳn một đội quân của riêng mình. Cái bẫy của giới chủ đưa ra với đồng bào nghèo dân tộc ở khu vực Khe Sanh như cái túi mật hút hàng trăm bà con tham gia vào đạo quân này. Ngoài khoản thưởng kếch xù từ những tải thuốc Jet, cánh chủ lại còn kích thích đoàn quân vận chuyển của mình bằng những khoản hậu đãi khác.
“Chúng chả tiếc bỏ 3,4 tải thuốc cho những người khi ‘tác nghiệp’ bị thương. Thế nên, nhiều người khi gặp hải quan cứ bạt mạng như chẳng có,” anh Mẫn lắc đầu.
Để dẫn chứng, anh Mẫn chỉ ngay ra một nhóm xe máy đang nối đuôi nhau, rồ ga từ trên dốc Khe Sanh phóng về. Đứng từ xa, cả nhóm chỉ thấy ánh đèn loang loáng chiếu xiên qua màn sương dày đặc cùng tiếng bô nổ giòn tan đập vào vách núi.
Nhưng chỉ độ chừng chưa đầy 3 phút sau, 4 chiếc xe máy vun vút lướt qua mặt chúng tôi, xe nào xe nấy chằng buộc những bó hàng vuông vức vượt quá cả đầu người.
Ngay lập tức, Mẫn đứng hẳn dậy, nhìn theo 4 chiếc đèn đuôi đỏ rực đang khuất dạng dần sau khúc cua gấp. Điện thoại bật nắp. Tin báo về Đội kiểm soát. Chuyến hàng đêm đầu tiên đã bắt đầu “hành quân” qua xa lộ…
Lúc này, gần chục anh em hải quan đang chực sẵn ở trạm kiểm soát vội vàng nai nịt cẩn thận, lao ra khoảnh sân đã dựng đầy xe để săn hàng đêm.
Phó trạm Kiểm soát hải quan, Nguyễn Văn Trì, môi ngậm chặt điếu thuốc đang cháy dở, thở dài bảo: “Ngày nào cũng như ngày nào, anh em hải quan phải căng mình trực suốt dọc gần chục cây số từ cửa khẩu về để ngăn chặn những chuyến xe đêm như thế.”
Theo thống kê của trạm kiểm soát hải quan Tân Hợp, vào thời gian cao điểm, mỗi đêm có đến hàng chục chuyến xe thồ vận chuyển hàng về đổ tại thành phố Đông Hà.
“Trước đây, mọi người thường gọi đường 9 là quốc lộ Minxkhơ, nhưng hiện nay, chẳng còn đối tượng nào sử dụng loại phương tiện lạc hậu ấy nữa cả,” người đội phó trung niên cho hay.
Nói đoạn, anh dẫn ngay chúng tôi ra khoảnh sân phía trước đội. nơi đã xếp ngổn ngang xe máy thu giữ được của các đối tượng buôn lậu. Theo quan sát của chúng tôi, đa phần xe bị thu giữ là các dòng xe số nhưng đã được doa nòng, làm lại hơi. Phân khối thấp nhất cũng lên tới hơn 125 mã lực.
“Trong khi xe anh em chỉ là xe số bình thường, nên chúng tôi buộc phải chọn cách đón lõng, giăng bẫy mới có thể ngăn chặn được,” anh Trì cho hay.
Càng về đêm, trái với lẽ thường, đường 9 chạy dọc xương sống Trường Sơn càng ồn ã. Những đoàn xe, khi ngắn khi dài cứ nườm nượp chạy xuống phía Đông Hà.
Cực nhất, theo anh em hải quan là các đối tượng sẵn sàng dùng mọi cách để chống trả lại lực lượng chức năng. Mặc dù địa hình dọc tuyến quốc lộ 9 rất phức tạp. Một bên là núi, một bên là bờ suối sâu hoắm. Vậy mà những đoàn xe vẫn chạy vun vút, chao liệng đến chóng mặt. Chuyện chúng lạng lách, đánh võng và cản đường, đạp ngã xe gây thương tích cho lực lượng kiểm soát là cơm bữa.
Chỉ mấy ngày trước khi chúng tôi lên, một tốp xe đã không chịu dừng khi nghe hiệu lệnh kiểm tra. Khi bị lực lượng kiểm soát đuổi theo, chúng đã chèn ép làm xe Hải quan đâm vào cộc tiêu ven đường. Đến khu Tân Liên, chúng tiếp tục ngoan cố quăng ớt bột, hạt tiêu, các bịch nước, thậm chí còn cắt cả hàng… xuống ngáng đường gây tai nạn cho lực lượng Hải quan.
Buổi trưa, khi ăn cơm cùng cán bộ chiến sĩ trạm kiểm soát, chúng tôi đã được xem nhiều chiếc mũ bảo hiểm bị đập bẹp dí, những chiếc xe mô-tô gãy nát, và cả những vết rách xước bầm tím còn hằn rõ trên người các chiến sĩ chống buôn lậu.
Đáng ngại hơn, thông qua hàng chục chuyến ôtô nườm nượp chạy từ Lao Bảo về thành phố Đông Hà, các đối tượng còn tạo "khoang chứa hàng" bí mật dưới đáy xe. Đối với các trường hợp này, đa phần, anh em hải quan buộc phải thông qua trinh sát để nắm bắt.
"Ngay cả khi bắt được xe, để chứng minh họ chở hàng lậu cũng là cả một cuộc đấu tranh gian nan. Nhiều lúc, chúng tôi buộc phải cân trọng lượng xe, cắt theo các mối hàn thì mới thấy thuốc được chất kín dưới hầm," anh Trì cho hay.
Nhưng, chừng ấy khó khăn vẫn không làm nản lòng các chiến sĩ hải quan. Ngay trong đêm cuối năm, lực lượng chức năng đã tổ chức truy đuổi và bắt được một chuyến hàng chở 75 cây thuốc lá lậu. Ngay cả khi đồng hồ đã điểm 11 giờ, anh em vẫn chong chóng chờ điện thoại của 2 chốt đường sẵn sàng lao ra màn sương mờ để làm nhiệm vụ.
Không chỉ vận chuyển thông qua các chuyến xe bão táp, giới buôn lậu còn tận dụng cả những đường mòn quanh các vách núi để đưa hàng về điểm tập kết.
Đêm cuối năm, theo phân công của trạm phó trạm kiểm soát, chúng tôi được theo chân một mũi trinh sát vượt núi đứng đón lõng dọc con đường tiểu ngạch được bà con dân tộc mở ngay sau lưng trạm. Đứng từ trên đỉnh lưng chừng trời nhìn xuống, cả nhóm chỉ thấy một khoảng không sâu thẳm phía dưới. Gió từ sông thổi lên ù ù.
Đứng ngó chừng nửa giờ, anh em trong đội bỗng thấy ánh đèn pin loang loáng ở cách lưng núi chừng nửa mét. Mẫn khoát tay ra hiệu im lặng, khẽ bảo: “Các đối tượng buôn lậu thường xuyên thuê bà con dân tộc gùi hàng qua các đường tiểu ngạch, vòng qua ngay lưng chúng tôi để đi.”
Những bao tải hàng to tướng, nặng hàng nửa tạ được cột bó cẩn thận bằng những sợi dây rừng. Không chỉ vậy, trong người họ, phía trong làn áo, ống quần là hàng chục cây thuốc Jet được bó dính sát vào người. Cứ thế, họ nối đuôi nhau, xuyên rừng mà đi. Và cũng nhờ những “tấm áo giáp” bằng hàng chục cây thuốc Jet ấy mà khi bị Hải quan đuổi bắt, lỡ sẩy chân họ cũng không trầy xước gì. Những tấm “áo giáp” ấy đã tạo cho họ sự an tâm và… niềm tin trên những con đường vượt núi rừng Trường Sơn hiểm hóc. Dọc tuyến biên giới của tỉnh Quảng Trị giáp nước bạn Lào, có đến hàng trăm những con đường tiểu mạch xuyên rừng mà dân chúng vùng này quen gọi là “những con đường Jet”
Những con đường Jet ấy đã góp phần cho nhiều chủ hàng, những tay đầu nậu nổi tiếng ở Lao Bảo, Hướng Hóa, Khe Sanh phất lên như diều gặp gió./.
Bài 2: Những đôi mắt thần trên đỉnh Khe Sanh
Ngó đăm đăm ra bên ngoài, anh Lê Hồng Mẫn (Tổ kiểm soát cổng C, Đội Kiểm soát Hải quan Quảng Trị) thở dài: “Từ giờ đến hết đêm, cả quốc lộ 9 sẽ được các đối tượng tận dụng thành con đường vận chuyển thuốc lậu về thành phố Đông Hà.”
Quán cóc ven quốc lộ 9 đã bắt đầu thưa dần khách qua lại. Sương bảng lảng từ đỉnh núi gần đó cũng dày thêm. Nhưng Mẫn vẫn ngồi bất động bên ly nước đang dần nguội ngắt, mắt không dứt nhìn ra đoạn đường cua gấp từ Lao Bảo về.
Trầm ngâm một lát, anh quay sang bảo: “Cứ tối tối, anh em lại chia nhau ra trực dọc các tuyến cua quốc lộ 9 để sẵn sàng báo tin các chuyến xe no hàng về cho anh em Đội kiểm soát Hải quan phía dưới đón lõng.”
Cũng theo anh Mẫn, vào thời điểm này, khác với mọi năm, mặt hàng chủ yếu được dân buôn lậu vận chuyển về đa phần là thuốc lá, đặc biệt thuốc Jet.
“Thuốc Jet có nhiều người mua vì lợi nhuận cao, nhẹ nên dễ vận chuyển, vả lại trước đây mặt hàng này có thể mua nợ tại kho của người bán,” anh Mẫn lý giải.
Đúng là ở Lao Bảo, thuốc Jet nhiều thật, nhiều vô kể. Đã có thời, người ta gọi Lao Bảo là “thung lũng Jet”, và tuyến đường Chín nối Đông Hà, Lao Bảo với nước bạn Lào là “xa lộ Jet”. Và từ đây, Jet chảy về Đông Hà, tỏa đi các tỉnh trong khu vực.
Dõi mắt về ánh đèn lấp loáng phía đỉnh núi, Mẫn bảo, chính vì nhìn thấy món hời như thế, cánh chủ hàng chỉ trong một thời gian đã xây dựng hẳn một đội quân của riêng mình. Cái bẫy của giới chủ đưa ra với đồng bào nghèo dân tộc ở khu vực Khe Sanh như cái túi mật hút hàng trăm bà con tham gia vào đạo quân này. Ngoài khoản thưởng kếch xù từ những tải thuốc Jet, cánh chủ lại còn kích thích đoàn quân vận chuyển của mình bằng những khoản hậu đãi khác.
“Chúng chả tiếc bỏ 3,4 tải thuốc cho những người khi ‘tác nghiệp’ bị thương. Thế nên, nhiều người khi gặp hải quan cứ bạt mạng như chẳng có,” anh Mẫn lắc đầu.
Để dẫn chứng, anh Mẫn chỉ ngay ra một nhóm xe máy đang nối đuôi nhau, rồ ga từ trên dốc Khe Sanh phóng về. Đứng từ xa, cả nhóm chỉ thấy ánh đèn loang loáng chiếu xiên qua màn sương dày đặc cùng tiếng bô nổ giòn tan đập vào vách núi.
Nhưng chỉ độ chừng chưa đầy 3 phút sau, 4 chiếc xe máy vun vút lướt qua mặt chúng tôi, xe nào xe nấy chằng buộc những bó hàng vuông vức vượt quá cả đầu người.
Ngay lập tức, Mẫn đứng hẳn dậy, nhìn theo 4 chiếc đèn đuôi đỏ rực đang khuất dạng dần sau khúc cua gấp. Điện thoại bật nắp. Tin báo về Đội kiểm soát. Chuyến hàng đêm đầu tiên đã bắt đầu “hành quân” qua xa lộ…
Lúc này, gần chục anh em hải quan đang chực sẵn ở trạm kiểm soát vội vàng nai nịt cẩn thận, lao ra khoảnh sân đã dựng đầy xe để săn hàng đêm.
Phó trạm Kiểm soát hải quan, Nguyễn Văn Trì, môi ngậm chặt điếu thuốc đang cháy dở, thở dài bảo: “Ngày nào cũng như ngày nào, anh em hải quan phải căng mình trực suốt dọc gần chục cây số từ cửa khẩu về để ngăn chặn những chuyến xe đêm như thế.”
Theo thống kê của trạm kiểm soát hải quan Tân Hợp, vào thời gian cao điểm, mỗi đêm có đến hàng chục chuyến xe thồ vận chuyển hàng về đổ tại thành phố Đông Hà.
“Trước đây, mọi người thường gọi đường 9 là quốc lộ Minxkhơ, nhưng hiện nay, chẳng còn đối tượng nào sử dụng loại phương tiện lạc hậu ấy nữa cả,” người đội phó trung niên cho hay.
Nói đoạn, anh dẫn ngay chúng tôi ra khoảnh sân phía trước đội. nơi đã xếp ngổn ngang xe máy thu giữ được của các đối tượng buôn lậu. Theo quan sát của chúng tôi, đa phần xe bị thu giữ là các dòng xe số nhưng đã được doa nòng, làm lại hơi. Phân khối thấp nhất cũng lên tới hơn 125 mã lực.
“Trong khi xe anh em chỉ là xe số bình thường, nên chúng tôi buộc phải chọn cách đón lõng, giăng bẫy mới có thể ngăn chặn được,” anh Trì cho hay.
Càng về đêm, trái với lẽ thường, đường 9 chạy dọc xương sống Trường Sơn càng ồn ã. Những đoàn xe, khi ngắn khi dài cứ nườm nượp chạy xuống phía Đông Hà.
Cực nhất, theo anh em hải quan là các đối tượng sẵn sàng dùng mọi cách để chống trả lại lực lượng chức năng. Mặc dù địa hình dọc tuyến quốc lộ 9 rất phức tạp. Một bên là núi, một bên là bờ suối sâu hoắm. Vậy mà những đoàn xe vẫn chạy vun vút, chao liệng đến chóng mặt. Chuyện chúng lạng lách, đánh võng và cản đường, đạp ngã xe gây thương tích cho lực lượng kiểm soát là cơm bữa.
Chỉ mấy ngày trước khi chúng tôi lên, một tốp xe đã không chịu dừng khi nghe hiệu lệnh kiểm tra. Khi bị lực lượng kiểm soát đuổi theo, chúng đã chèn ép làm xe Hải quan đâm vào cộc tiêu ven đường. Đến khu Tân Liên, chúng tiếp tục ngoan cố quăng ớt bột, hạt tiêu, các bịch nước, thậm chí còn cắt cả hàng… xuống ngáng đường gây tai nạn cho lực lượng Hải quan.
Buổi trưa, khi ăn cơm cùng cán bộ chiến sĩ trạm kiểm soát, chúng tôi đã được xem nhiều chiếc mũ bảo hiểm bị đập bẹp dí, những chiếc xe mô-tô gãy nát, và cả những vết rách xước bầm tím còn hằn rõ trên người các chiến sĩ chống buôn lậu.
Đáng ngại hơn, thông qua hàng chục chuyến ôtô nườm nượp chạy từ Lao Bảo về thành phố Đông Hà, các đối tượng còn tạo "khoang chứa hàng" bí mật dưới đáy xe. Đối với các trường hợp này, đa phần, anh em hải quan buộc phải thông qua trinh sát để nắm bắt.
"Ngay cả khi bắt được xe, để chứng minh họ chở hàng lậu cũng là cả một cuộc đấu tranh gian nan. Nhiều lúc, chúng tôi buộc phải cân trọng lượng xe, cắt theo các mối hàn thì mới thấy thuốc được chất kín dưới hầm," anh Trì cho hay.
Nhưng, chừng ấy khó khăn vẫn không làm nản lòng các chiến sĩ hải quan. Ngay trong đêm cuối năm, lực lượng chức năng đã tổ chức truy đuổi và bắt được một chuyến hàng chở 75 cây thuốc lá lậu. Ngay cả khi đồng hồ đã điểm 11 giờ, anh em vẫn chong chóng chờ điện thoại của 2 chốt đường sẵn sàng lao ra màn sương mờ để làm nhiệm vụ.
Không chỉ vận chuyển thông qua các chuyến xe bão táp, giới buôn lậu còn tận dụng cả những đường mòn quanh các vách núi để đưa hàng về điểm tập kết.
Đêm cuối năm, theo phân công của trạm phó trạm kiểm soát, chúng tôi được theo chân một mũi trinh sát vượt núi đứng đón lõng dọc con đường tiểu ngạch được bà con dân tộc mở ngay sau lưng trạm. Đứng từ trên đỉnh lưng chừng trời nhìn xuống, cả nhóm chỉ thấy một khoảng không sâu thẳm phía dưới. Gió từ sông thổi lên ù ù.
Đứng ngó chừng nửa giờ, anh em trong đội bỗng thấy ánh đèn pin loang loáng ở cách lưng núi chừng nửa mét. Mẫn khoát tay ra hiệu im lặng, khẽ bảo: “Các đối tượng buôn lậu thường xuyên thuê bà con dân tộc gùi hàng qua các đường tiểu ngạch, vòng qua ngay lưng chúng tôi để đi.”
Những bao tải hàng to tướng, nặng hàng nửa tạ được cột bó cẩn thận bằng những sợi dây rừng. Không chỉ vậy, trong người họ, phía trong làn áo, ống quần là hàng chục cây thuốc Jet được bó dính sát vào người. Cứ thế, họ nối đuôi nhau, xuyên rừng mà đi. Và cũng nhờ những “tấm áo giáp” bằng hàng chục cây thuốc Jet ấy mà khi bị Hải quan đuổi bắt, lỡ sẩy chân họ cũng không trầy xước gì. Những tấm “áo giáp” ấy đã tạo cho họ sự an tâm và… niềm tin trên những con đường vượt núi rừng Trường Sơn hiểm hóc. Dọc tuyến biên giới của tỉnh Quảng Trị giáp nước bạn Lào, có đến hàng trăm những con đường tiểu mạch xuyên rừng mà dân chúng vùng này quen gọi là “những con đường Jet”
Những con đường Jet ấy đã góp phần cho nhiều chủ hàng, những tay đầu nậu nổi tiếng ở Lao Bảo, Hướng Hóa, Khe Sanh phất lên như diều gặp gió./.
Bài 2: Những đôi mắt thần trên đỉnh Khe Sanh
Xuân Sơn (Vietnam+)