Sẽ có nhiều lời trách móc, những màn đổ lỗi sau thất bại của U23 Việt Nam ở SEA Games 26, với trách nhiệm được quy cho từ VFF, huấn luyện viên Falko Goetz cho đến các cầu thủ.
Sẽ có nhiều vấn đề được mổ xẻ sau giải đấu, chẳng hạn như tại sao VFF vẫn cứ tổ chức VFF Cup ngay trước thềm SEA Games, để rồi mọi điểm mạnh yếu của đội U23 đều được phơi bày ở giải đấu vô bổ ấy. Hay liệu những bài tập nhồi thể lực của ông thầy người Đức và các trợ lý có phù hợp với thể trạng của các cầu thủ Việt?
Tuy nhiên, trước khi phán xét một ai đó, mỗi chúng ta hãy cứ nên tự trách mình, bởi chúng ta đã quá ảo tưởng vào một đội bóng khan hiếm tài năng nhất của bóng đá Việt Nam trong vòng một thập kỷ qua (kể từ thời huấn luyện viên Dido ở SEA Games 2001). Điều đáng trách hơn nữa là chúng ta đã đặt lên vai đội bóng ấy những trọng trách lớn hơn nhiều so với khả năng thực sự của họ.
Sự thật là từ sau SEA Games 25, giải đấu mà đội U23 của ông Henrique Calisto đã đánh mất chiếc HCV một cách đầy tiếc nuối, không ít người đã lo xa cho kỳ SEA Games tiếp theo khi nhiều trụ cột đã quá tuổi dự giải, trong khi lớp kế cận có quá ít gương mặt nổi trội.
Và hệ quả là chưa bao giờ đội U23 Việt Nam dự SEA Games với một đội ngũ “tầm thường” như ở giải đấu lần này. Ngoài Trọng Hoàng và Thành Lương, hay cùng lắm là Đình Tùng, hầu như không có thành viên nào của đội U23 dự SEA Games 26 có suất đá chính tại câu lạc bộ của mình. Sự tràn ngập của những ngoại binh, trong đó có nhiều cầu thủ đã được nhập quốc tịch Việt Nam, đã khiến các cầu thủ trẻ mất chỗ đứng và ít có cơ hội thử sức thường xuyên.
Trong khi đó, quá trình chuẩn bị của bóng đá Việt Nam cho SEA Games 26, mục tiêu được coi là quan trọng nhất trong năm, có quá nhiều trục trặc, xuất phát từ sự ra đi của ông Calisto, rồi sự chậm chễ của VFF trong việc tìm người thay thế. Mãi tới tháng 9/2011, tức khoảng 2 tháng trước SEA Games, ông Goetz mới thực sự bắt tay vào công cuộc chuẩn bị cho giải đấu này.
Vậy mà với đội hình đó, cộng thêm cách chuẩn bị vội vã đó, chúng ta vẫn kỳ vọng vào chiếc HCV với một suy nghĩ đơn giản rằng Thái Lan đã sa sút thì cơ hội sẽ là của Việt Nam, trong khi không nhận ra rằng Malaysia, Indonesia và cả Myanmar đều có những bước đi căn cơ.
Đừng biện bạch rằng sở dĩ bản đồ bóng đá khu vực bị thay đổi là do các cầu thủ nhập tịch, bởi dù có tăng cường đáng kể thì Timor Leste hay Philippines vẫn chưa đủ sức vào bán kết. Singapore cũng liên tiếp thất bại trong những giải đấu gần đây. Trong đội hình Indonesia cũng chỉ có một cầu thủ gốc ngoại còn Malaysia và Myanmar thì rặt đều là cầu thủ nội.
Hơn nữa, trong số những đối thủ trên, liệu có đội bóng nào được dẫn dắt bởi một ông thầy ngoại có lý lịch “hoành tráng” như U23 Việt Nam? Có nền bóng đá nào tự vỗ ngực là sở hữu một giải vô địch “hàng đầu Đông Nam Á” như V-League của Việt Nam? Có đội bóng nào được hứa thưởng đến cả triệu đô trước khi lên đường dự giải như đội U23 lần này?
Có quá nhiều thứ ảo tưởng mà một nhóm lợi ích đã nhồi nhét vào đầu người hâm mộ, cứ như thể chỉ có những người ủng hộ U23 Việt Nam mới là yêu nước, còn mọi tiếng nói phản biện đều bị cho là thiếu tinh thần xây dựng.
Thế rồi đến khi đội nhà thất bại thì từ trên mặt báo lẫn trên mạng xã hội tràn ngập những lời rủa xả huấn luyện viên, cầu thủ, rằng họ đã thiếu tinh thần xả thân vì màu cờ sắc áo. Như vậy liệu có bất công quá đối với đội bóng của ông Goetz, bởi thực tế thì “trình” của họ cũng chỉ đến đó mà thôi. Chúng ta gieo quả nào thì gặt quả ấy, đó là lẽ thường tình.
Thế nên, bài học rút ra ở đây là nếu chúng ta chỉ coi bóng đá cũng chỉ là một môn thể thao đơn lẻ trong món ăn đa sắc của SEA Games 26 (42 môn chính thức, 2 môn biểu diễn), thì có lẽ thất bại của đội U23 cũng không đến nỗi đau đến vậy. Nếu chúng ta không quá ưu ái đội bóng đá thì chắc hẳn thất bại này cũng được nhìn nhận một cách công bằng, đúng với tầm vóc của nó.
Và cuối cùng, cho dù đội U23 thất bại thì điều đó cũng không thể làm lu mờ những chiến công của điền kinh, bơi lội, thể dục dụng cụ trong những ngày qua... Hãy dành những đồng tiền hứa thưởng cho đội bóng đá để tưởng thưởng cho tài năng, lòng quả cảm của những con người đã giúp lá quốc kỳ Việt Nam hơn 90 lần được giương cao tại SEA Games lần này. Muộn còn hơn không./.
Sẽ có nhiều vấn đề được mổ xẻ sau giải đấu, chẳng hạn như tại sao VFF vẫn cứ tổ chức VFF Cup ngay trước thềm SEA Games, để rồi mọi điểm mạnh yếu của đội U23 đều được phơi bày ở giải đấu vô bổ ấy. Hay liệu những bài tập nhồi thể lực của ông thầy người Đức và các trợ lý có phù hợp với thể trạng của các cầu thủ Việt?
Tuy nhiên, trước khi phán xét một ai đó, mỗi chúng ta hãy cứ nên tự trách mình, bởi chúng ta đã quá ảo tưởng vào một đội bóng khan hiếm tài năng nhất của bóng đá Việt Nam trong vòng một thập kỷ qua (kể từ thời huấn luyện viên Dido ở SEA Games 2001). Điều đáng trách hơn nữa là chúng ta đã đặt lên vai đội bóng ấy những trọng trách lớn hơn nhiều so với khả năng thực sự của họ.
Sự thật là từ sau SEA Games 25, giải đấu mà đội U23 của ông Henrique Calisto đã đánh mất chiếc HCV một cách đầy tiếc nuối, không ít người đã lo xa cho kỳ SEA Games tiếp theo khi nhiều trụ cột đã quá tuổi dự giải, trong khi lớp kế cận có quá ít gương mặt nổi trội.
Và hệ quả là chưa bao giờ đội U23 Việt Nam dự SEA Games với một đội ngũ “tầm thường” như ở giải đấu lần này. Ngoài Trọng Hoàng và Thành Lương, hay cùng lắm là Đình Tùng, hầu như không có thành viên nào của đội U23 dự SEA Games 26 có suất đá chính tại câu lạc bộ của mình. Sự tràn ngập của những ngoại binh, trong đó có nhiều cầu thủ đã được nhập quốc tịch Việt Nam, đã khiến các cầu thủ trẻ mất chỗ đứng và ít có cơ hội thử sức thường xuyên.
Trong khi đó, quá trình chuẩn bị của bóng đá Việt Nam cho SEA Games 26, mục tiêu được coi là quan trọng nhất trong năm, có quá nhiều trục trặc, xuất phát từ sự ra đi của ông Calisto, rồi sự chậm chễ của VFF trong việc tìm người thay thế. Mãi tới tháng 9/2011, tức khoảng 2 tháng trước SEA Games, ông Goetz mới thực sự bắt tay vào công cuộc chuẩn bị cho giải đấu này.
Vậy mà với đội hình đó, cộng thêm cách chuẩn bị vội vã đó, chúng ta vẫn kỳ vọng vào chiếc HCV với một suy nghĩ đơn giản rằng Thái Lan đã sa sút thì cơ hội sẽ là của Việt Nam, trong khi không nhận ra rằng Malaysia, Indonesia và cả Myanmar đều có những bước đi căn cơ.
Đừng biện bạch rằng sở dĩ bản đồ bóng đá khu vực bị thay đổi là do các cầu thủ nhập tịch, bởi dù có tăng cường đáng kể thì Timor Leste hay Philippines vẫn chưa đủ sức vào bán kết. Singapore cũng liên tiếp thất bại trong những giải đấu gần đây. Trong đội hình Indonesia cũng chỉ có một cầu thủ gốc ngoại còn Malaysia và Myanmar thì rặt đều là cầu thủ nội.
Hơn nữa, trong số những đối thủ trên, liệu có đội bóng nào được dẫn dắt bởi một ông thầy ngoại có lý lịch “hoành tráng” như U23 Việt Nam? Có nền bóng đá nào tự vỗ ngực là sở hữu một giải vô địch “hàng đầu Đông Nam Á” như V-League của Việt Nam? Có đội bóng nào được hứa thưởng đến cả triệu đô trước khi lên đường dự giải như đội U23 lần này?
Có quá nhiều thứ ảo tưởng mà một nhóm lợi ích đã nhồi nhét vào đầu người hâm mộ, cứ như thể chỉ có những người ủng hộ U23 Việt Nam mới là yêu nước, còn mọi tiếng nói phản biện đều bị cho là thiếu tinh thần xây dựng.
Thế rồi đến khi đội nhà thất bại thì từ trên mặt báo lẫn trên mạng xã hội tràn ngập những lời rủa xả huấn luyện viên, cầu thủ, rằng họ đã thiếu tinh thần xả thân vì màu cờ sắc áo. Như vậy liệu có bất công quá đối với đội bóng của ông Goetz, bởi thực tế thì “trình” của họ cũng chỉ đến đó mà thôi. Chúng ta gieo quả nào thì gặt quả ấy, đó là lẽ thường tình.
Thế nên, bài học rút ra ở đây là nếu chúng ta chỉ coi bóng đá cũng chỉ là một môn thể thao đơn lẻ trong món ăn đa sắc của SEA Games 26 (42 môn chính thức, 2 môn biểu diễn), thì có lẽ thất bại của đội U23 cũng không đến nỗi đau đến vậy. Nếu chúng ta không quá ưu ái đội bóng đá thì chắc hẳn thất bại này cũng được nhìn nhận một cách công bằng, đúng với tầm vóc của nó.
Và cuối cùng, cho dù đội U23 thất bại thì điều đó cũng không thể làm lu mờ những chiến công của điền kinh, bơi lội, thể dục dụng cụ trong những ngày qua... Hãy dành những đồng tiền hứa thưởng cho đội bóng đá để tưởng thưởng cho tài năng, lòng quả cảm của những con người đã giúp lá quốc kỳ Việt Nam hơn 90 lần được giương cao tại SEA Games lần này. Muộn còn hơn không./.
Hoài Sa (Vietnam+)