Vụ cựu nhân viên Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) Edward Snowden chạy sang Hong Kong (Trung Quốc) tiết lộ các chương trình tuyệt mật của cộng đồng tình báo Mỹ không chỉ gây căng thẳng nội bộ Mỹ mà còn đang gây ra những rạn nứt trong quan hệ của Mỹ với một số quốc gia, trước mắt là Trung Quốc và Nga.
Ngày 23/6, Chính phủ Mỹ thông báo đã hủy bỏ hộ chiếu công dân Mỹ của ông Snowden, người đang bị truy nã về tội hoạt động gián điệp, đồng thời yêu cầu các nước từ chối cho cựu nhân viên CIA này nhập cảnh.
Báo chí tại Hong Kong cho biết ông Snowden rời Hong Kong là theo "ý muốn cá nhân đến một nước thứ ba thông qua một kênh hợp pháp và chính quyền Đặc khu hành chính Hong Kong chưa có đủ thông tin để tiến hành bắt giữ và cũng không có đủ cơ sở pháp lý để ngăn cản ông Snowden rời khỏi Hong Kong."
Chính quyền Hong Kong đã thông báo cho Chính phủ Mỹ về việc ông Snowden rời vùng lãnh thổ này, đồng thời yêu cầu phía Mỹ làm rõ về những thông tin do Snowden tiết lộ nói rằng các cơ quan của Chính phủ Mỹ đã tấn công hệ thống máy tính của Hong Kong.
Các nguồn tin tại Mỹ có những thông tin khác nhau về quốc gia mà ông Snowden có thể sẽ xin tị nạn chính trị gồm Ecuador, Cuba, Venezuela hoặc Ireland.
[Mỹ đề nghị Ecuador không cho Snowden được tị nạn]
Trong một tuyên bố, người phát ngôn Bộ Tư pháp Mỹ nêu rõ Chính phủ Mỹ thất vọng và không đồng tình với quyết định của Hong Kong khi giới chức đặc khu hành chính Trung Quốc này đã không tôn trọng đề nghị của Mỹ bắt giữ đối tượng có lệnh truy nã Snowden.
Đồng thời, Chính phủ Mỹ đã đề nghị Ecuador không chấp nhận đơn xin tị nạn chính trị của Snowden. Theo nguồn tin của kênh truyền hình CNN, đề nghị trên cũng được phía Washington gửi tới Chính phủ Cuba và Venezuela.
Phát biểu cùng ngày tại New Delhi trong khuôn khổ chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tới Ấn Độ, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki khẳng định những đối tượng phạm tội thuộc diện truy nã như Snowden nên bị cấm đi lại tự do giữa các quốc gia và cần được sớm dẫn độ về nước.
Bà Psaki cũng nêu rõ quyết định hủy bỏ hộ chiếu công dân Mỹ của Snowden là "hoàn toàn phù hợp với luật pháp nước Mỹ."
Thượng nghị sỹ Mỹ Charles Schumer một mặt chỉ trích sự dính líu của Trung Quốc trong vụ này, mặt khác cho rằng quan hệ Mỹ-Nga sẽ căng thẳng thêm liên quan đến việc Nga cho phép đối tượng bị Mỹ truy nã như Snowden quá cảnh.
Thượng nghị sỹ Dianne Feinstein, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện hối thúc các nước bắt giữ và dẫn độ Snowden về Mỹ để đưa ra tòa xét xử về tội tiết lộ các bí mật gây tổn hại lớn tới an ninh quốc gia và lợi ích của Mỹ./.
Ngày 23/6, Chính phủ Mỹ thông báo đã hủy bỏ hộ chiếu công dân Mỹ của ông Snowden, người đang bị truy nã về tội hoạt động gián điệp, đồng thời yêu cầu các nước từ chối cho cựu nhân viên CIA này nhập cảnh.
Báo chí tại Hong Kong cho biết ông Snowden rời Hong Kong là theo "ý muốn cá nhân đến một nước thứ ba thông qua một kênh hợp pháp và chính quyền Đặc khu hành chính Hong Kong chưa có đủ thông tin để tiến hành bắt giữ và cũng không có đủ cơ sở pháp lý để ngăn cản ông Snowden rời khỏi Hong Kong."
Chính quyền Hong Kong đã thông báo cho Chính phủ Mỹ về việc ông Snowden rời vùng lãnh thổ này, đồng thời yêu cầu phía Mỹ làm rõ về những thông tin do Snowden tiết lộ nói rằng các cơ quan của Chính phủ Mỹ đã tấn công hệ thống máy tính của Hong Kong.
Các nguồn tin tại Mỹ có những thông tin khác nhau về quốc gia mà ông Snowden có thể sẽ xin tị nạn chính trị gồm Ecuador, Cuba, Venezuela hoặc Ireland.
[Mỹ đề nghị Ecuador không cho Snowden được tị nạn]
Trong một tuyên bố, người phát ngôn Bộ Tư pháp Mỹ nêu rõ Chính phủ Mỹ thất vọng và không đồng tình với quyết định của Hong Kong khi giới chức đặc khu hành chính Trung Quốc này đã không tôn trọng đề nghị của Mỹ bắt giữ đối tượng có lệnh truy nã Snowden.
Đồng thời, Chính phủ Mỹ đã đề nghị Ecuador không chấp nhận đơn xin tị nạn chính trị của Snowden. Theo nguồn tin của kênh truyền hình CNN, đề nghị trên cũng được phía Washington gửi tới Chính phủ Cuba và Venezuela.
Phát biểu cùng ngày tại New Delhi trong khuôn khổ chuyến thăm của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry tới Ấn Độ, nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Jen Psaki khẳng định những đối tượng phạm tội thuộc diện truy nã như Snowden nên bị cấm đi lại tự do giữa các quốc gia và cần được sớm dẫn độ về nước.
Bà Psaki cũng nêu rõ quyết định hủy bỏ hộ chiếu công dân Mỹ của Snowden là "hoàn toàn phù hợp với luật pháp nước Mỹ."
Thượng nghị sỹ Mỹ Charles Schumer một mặt chỉ trích sự dính líu của Trung Quốc trong vụ này, mặt khác cho rằng quan hệ Mỹ-Nga sẽ căng thẳng thêm liên quan đến việc Nga cho phép đối tượng bị Mỹ truy nã như Snowden quá cảnh.
Thượng nghị sỹ Dianne Feinstein, Chủ tịch Ủy ban Tình báo Thượng viện hối thúc các nước bắt giữ và dẫn độ Snowden về Mỹ để đưa ra tòa xét xử về tội tiết lộ các bí mật gây tổn hại lớn tới an ninh quốc gia và lợi ích của Mỹ./.
(TTXVN)