Khoảng 7 giờ tối, trời Hà Nội bỗng đổ cơn mưa rào nhưng không ngăn cản nổi dòng người, xe từ khắp mọi ngả đường, nô nức kéo về Hồ Gươm dự đêm đầu tiên Đại lễ.
Đêm hội lớn, dù nhiều giờ bị ùn tắc, đứng “chôn chân một chỗ”, dịch vụ gửi xe được “hét” giá gấp đôi, ba đến gấp... mười lần nhưng người dân Thủ đô vẫn vui, đắm mình trong không khí tưng bừng, đèn hoa bừng phố.
Gửi xa, giá cao
Theo khảo sát của phóng viên, từ buổi sáng và chiều nay, người dân đều phải gửi xe tận khu Nhà Chung, phố Huế, Quán Sứ hoặc cuối phố Tràng Tiền… khá xa khu vực Hồ Gươm.
Dù vậy, với nhiều người dân thì để có được một chỗ để xe xa đến vậy và bộ hành mất nhiều cây số mới tới Hồ Gươm, họ phải chực chờ từ sớm với giá hai đến ba mươi nghìn đồng.
Để có một chỗ để xe “víp” trên các phố Hàng Khay, Cầu Gỗ… phải vòng vèo thật sâu các ngõ hẻm với giá năm đến bảy mươi nghìn đồng là chuyện thường. Giá dịch vụ gửi xe một tấc lên trời vậy nhưng mỗi nhà dân cố lắm cũng chỉ có chỗ ba đến năm chiếc xe mà thôi.
Hỏi gia đình Anh Sơn ở Hà Đông đang say sưa chụp ảnh với cảnh Tháp Rùa lung linh, huyền ảo, chúng tôi “choáng” khi anh tiết lộ: “Nhà tôi ăn cơm tối xong mới đi, lùng mãi trong Nguyễn Xí mới có chỗ để xe, giá gửi năm mươi nghìn đến mười một giờ đêm cơ…”
Bà xã anh Sơn tiếp lời: “Từ cha sinh mẹ đẻ tới giờ mới phải trả tiền gửi xe ‘chát’ thế. Nhưng không sao, 1.000 năm mà, đời mình và đời các con cũng chỉ được một lần, tiếc gì!”
Tại các tuyến phố ngoài như Điện Biên Phủ, Bà Triệu, phố Huế… giá dịch vụ gửi xe “mềm” nhất cũng là mười lăm nghìn đồng. Anh Hưng, Cầu Giấy nói: “Đã nhiệt tình lên đến đây thì ‘hét’ giá đến mấy cũng phải gửi xe để ngắm phố chứ. Một nghìn năm mới có hôm nay thiêng liêng đến thế, đắt đỏ mới quý hiếm, vì tiếc tiền gửi xe mà phải ở nhà xem qua vô tuyến thì phí và nhạt lắm…”
Kế hoạch… B
Khác với những ngày hội khác, đêm đầu tiên Đại lễ tại các khu vực quanh khu Hồ Gươm, phố cổ không còn cảnh các loại xe được xếp gửi tràn lan, thành hàng dài trên vỉa hè, lề đường.
Thành phố vừa lên đèn trong chốc lát, trên các tuyến phố trung tâm đã inh ỏi tiếng còi xe vì khó có thể tìm được một bãi trông giữ.
Những bãi để xe lớn thường ngày như phố Đinh Tiên Hoàng, Hàm Cá Mập, Trung tâm Văn hóa Tràng Tiền… trở thành “sân chơi” cho du khách bộ hành.
Khan hiếm điểm giữ xe, giá lại được “hét” quá cao khiến nhiều người phải để lỡ cơ hội đến với Hồ Gươm, ngắm màn bắn pháo hoa đêm đầu tiên. Nhiều bạn trẻ, đôi tình nhân không nỡ thất thểu ra về đành chuyển sang kế hoạch… B, là dạt vào quán càphê hoặc gia nhập dòng người vừa ngắm phố và nhích từng chút vì ùn tắc.
Chị Trà nói: "Chạy xe đến Trần Phú vẫn không có chỗ gửi, đường đông quá tôi đành phải rẽ vào quán càphê này, ngồi ngắm phố một lát rồi về vậy. Lúc nãy, nghe tiếng pháo hoa nổ ran trên đầu, tiếc là không được nhìn tận mắt vì ngồi xa Hồ Gươm quá."
Một nhóm bạn trẻ, đỗ xe tại Hàm Cá Mập tiếc nuối: “Hết chỗ gửi xe, bọn em tranh thủ lúc chưa có công an, đứng trộm ở đây ngắm hồ một lát rồi đi. Nhóm đã dự tính, đêm đầu tiên người đông phố cấm, chắc chỗ xe sẽ khan hiếm và bị ‘chém đẹp’. Đành chờ ngày mai, rút kinh nghiệm lên phố sớm hơn vậy...”
Đêm hội lớn, dù nhiều giờ bị ùn tắc, đứng “chôn chân một chỗ”, dịch vụ gửi xe được “hét” giá gấp đôi, ba đến gấp... mười lần nhưng người dân Thủ đô vẫn vui, đắm mình trong không khí tưng bừng, đèn hoa bừng phố.
Gửi xa, giá cao
Theo khảo sát của phóng viên, từ buổi sáng và chiều nay, người dân đều phải gửi xe tận khu Nhà Chung, phố Huế, Quán Sứ hoặc cuối phố Tràng Tiền… khá xa khu vực Hồ Gươm.
Dù vậy, với nhiều người dân thì để có được một chỗ để xe xa đến vậy và bộ hành mất nhiều cây số mới tới Hồ Gươm, họ phải chực chờ từ sớm với giá hai đến ba mươi nghìn đồng.
Để có một chỗ để xe “víp” trên các phố Hàng Khay, Cầu Gỗ… phải vòng vèo thật sâu các ngõ hẻm với giá năm đến bảy mươi nghìn đồng là chuyện thường. Giá dịch vụ gửi xe một tấc lên trời vậy nhưng mỗi nhà dân cố lắm cũng chỉ có chỗ ba đến năm chiếc xe mà thôi.
Hỏi gia đình Anh Sơn ở Hà Đông đang say sưa chụp ảnh với cảnh Tháp Rùa lung linh, huyền ảo, chúng tôi “choáng” khi anh tiết lộ: “Nhà tôi ăn cơm tối xong mới đi, lùng mãi trong Nguyễn Xí mới có chỗ để xe, giá gửi năm mươi nghìn đến mười một giờ đêm cơ…”
Bà xã anh Sơn tiếp lời: “Từ cha sinh mẹ đẻ tới giờ mới phải trả tiền gửi xe ‘chát’ thế. Nhưng không sao, 1.000 năm mà, đời mình và đời các con cũng chỉ được một lần, tiếc gì!”
Tại các tuyến phố ngoài như Điện Biên Phủ, Bà Triệu, phố Huế… giá dịch vụ gửi xe “mềm” nhất cũng là mười lăm nghìn đồng. Anh Hưng, Cầu Giấy nói: “Đã nhiệt tình lên đến đây thì ‘hét’ giá đến mấy cũng phải gửi xe để ngắm phố chứ. Một nghìn năm mới có hôm nay thiêng liêng đến thế, đắt đỏ mới quý hiếm, vì tiếc tiền gửi xe mà phải ở nhà xem qua vô tuyến thì phí và nhạt lắm…”
Kế hoạch… B
Khác với những ngày hội khác, đêm đầu tiên Đại lễ tại các khu vực quanh khu Hồ Gươm, phố cổ không còn cảnh các loại xe được xếp gửi tràn lan, thành hàng dài trên vỉa hè, lề đường.
Thành phố vừa lên đèn trong chốc lát, trên các tuyến phố trung tâm đã inh ỏi tiếng còi xe vì khó có thể tìm được một bãi trông giữ.
Những bãi để xe lớn thường ngày như phố Đinh Tiên Hoàng, Hàm Cá Mập, Trung tâm Văn hóa Tràng Tiền… trở thành “sân chơi” cho du khách bộ hành.
Khan hiếm điểm giữ xe, giá lại được “hét” quá cao khiến nhiều người phải để lỡ cơ hội đến với Hồ Gươm, ngắm màn bắn pháo hoa đêm đầu tiên. Nhiều bạn trẻ, đôi tình nhân không nỡ thất thểu ra về đành chuyển sang kế hoạch… B, là dạt vào quán càphê hoặc gia nhập dòng người vừa ngắm phố và nhích từng chút vì ùn tắc.
Chị Trà nói: "Chạy xe đến Trần Phú vẫn không có chỗ gửi, đường đông quá tôi đành phải rẽ vào quán càphê này, ngồi ngắm phố một lát rồi về vậy. Lúc nãy, nghe tiếng pháo hoa nổ ran trên đầu, tiếc là không được nhìn tận mắt vì ngồi xa Hồ Gươm quá."
Một nhóm bạn trẻ, đỗ xe tại Hàm Cá Mập tiếc nuối: “Hết chỗ gửi xe, bọn em tranh thủ lúc chưa có công an, đứng trộm ở đây ngắm hồ một lát rồi đi. Nhóm đã dự tính, đêm đầu tiên người đông phố cấm, chắc chỗ xe sẽ khan hiếm và bị ‘chém đẹp’. Đành chờ ngày mai, rút kinh nghiệm lên phố sớm hơn vậy...”
Cẩm Thơ (Vietnam+)