Tại Hội thảo quốc gia “Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam sau 5năm gia nhập WTO,” tổ chức ngày 9/3, tại Hà Nội… các chuyên gia kinh tế đã chỉra những hạn chế như việc nhập khẩu dịch vụ vẫn còn rất lớn gây bất lợi cho cáncân thương mại, giá trị gia tăng từ dịch vụ vẫn chưa được như mong đợi bởi vẫncòn những rào cản khiến mức độ cạnh tranh hạn chế; khả năng giám sát, quản lýcủa Việt Nam chưa đủ mạnh...
Các chuyên gia cũng cho rằng tới đây Việt Nam tiếp tục đàm phán những điềukhoản trong quá trình gia nhập WTO, trong đó cần lưu ý tối đa lợi ích của cácdoanh nghiệp. Bên cạnh đó, cần làm hài hòa môi trường thương mại dịch vụ, mở cửaWTO nhưng phải khắc phục những tồn tại, yếu kém, cân đối quyền lợi chính đángcủa doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Khẳng định vị thế
Ông Vũ Văn Phúc, Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản đã đánh giá cao năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp Việt Nam qua việc cải thiện ở một số mặt quan trọng. Đólà, do nền kinh tế hội nhập và có độ mở lớn, liên thông với thị trường quốc tếnên số lượng doanh nghiệp mới thành lập tăng lên nhanh chóng là 2,3 lần và tăng7,3 lần về số vốn đăng ký so với 5 năm trước. Nhiều đơn vị đã chú trọng xây dựngkế hoạch sản xuất-kinh doanh dài hạn, đầu tư cho nghiên cứu thị trường, nâng caohiệu quả sử dụng vốn... bên cạnh việc tích cực áp dụng tiến bộ khoa học-kỹthuật, công nghệ mới vào sản xuất-kinh doanh, cải tiến công tác quản lý.
Theo Bộ Công Thương, xuất khẩu của Việt Nam tăng liên tục sau 5 năm, trung bình19,52%/năm. Đáng lưu ý, dù kinh tế đất nước gặp nhiều khó khăn nhưng trong năm2010 xuất khẩu vẫn đạt 72,2 tỷ USD (tăng 26,4%) và năm 2011 tăng lên 96,3 tỷ USD(tăng 33%). Tăng trưởng trong lĩnh vực xuất khẩu đã thúc đẩy các lĩnh vực dịchvụ phân phối, bán lẻ phát triển mạnh. Các doanh nghiệp đã tích cực mở rộng hệthống bán lẻ, tăng chất lượng dịch vụ với nhiều loại hình phong phú. Số lượngsiêu thị thành lập mới sau 5 năm gia nhập WTO tăng trên 20% (303/251) so vớigiai đoạn 5 năm trước đó. Riêng số lượng trung tâm thương mại được thành lập mớităng trên 72%.
Bên cạnh sự ra đời của siêu thị, trung tâm thương mại và hàng trăm cửa hàngtiện lợi theo mô hình hiện đại,... đã làm thay đổi diện mạo của thương mại bánlẻ, thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam theo hướng văn minh,hiện đại và đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế, xã hội. Cùng đó, lĩnhvực nông nghiệp đã có bước phát triển bền vững khi trở thành quốc gia xuất khẩugạo và càphê đứng hàng thứ 2 thế giới; xuất khẩu hạt tiêu, hạt điều đứng hàngthứ nhất thế giới... Nông nghiệp của Việt Nam đã trở thành điểm sáng trong diễnđàn Davos vừa qua.
Cũng theo ông Phúc, kể từ khi tham gia vào tổ chức này địa bàn tiêu thụ hàng hóacủa Việt Nam ngày càng mở rộng, vươn tới những thị trường khó tính như Hoa Kỳ,EU, Nhật Bản... đồng thời thâm nhập mạnh hơn vào các thị trường mới. Có thể nói,qua đó hình ảnh sản phẩm và Việt từng bước “sáng” hơn trước.
Đến nay, Việt Namđã xác định và duy trì được khoảng 20 mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạchvượt 1 tỷ USD/năm bên cạnh việc định vị được 19 thị trường có nhu cầu nhập khẩuhơn 1 USD hàng hóa mỗi năm từ Việt Nam. Hơn thế, sau khi gia nhập WTO, đã xuấthiện thêm một số doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghệ cao như viễn thông, sảnxuất linh kiện điện tử, dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm đạt đẳng cấp quốc tế, làmnền tảng cho sự chuyển dịch kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa vàgóp phần nâng cao sức cạnh tranh quốc gia.
Gia nhập WTO cũng tạo ra sự “bùng nổ” làn sóng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam,với số vốn đăng ký đạt khoảng 146 tỷ USD, trong đó phần vốn giải ngân đạt 45 tỷUSD, vượt 77,8% so với kế hoạch. Đây được xem như là xung lực mới, sự bổ sungnhanh và cần thiết để tiếp sức, tạo dựng hình ảnh và vị thế của doanh nghiệpViệt Nam trên thương trường quốc tế.
Bộn bề thách thức
5 năm chưa phải là chặng dường dài nhưng đủ để bộc lộ những hạn chế cũng nhưnhững điểm yếu của mình. Đa số doanh nghiệp đều có quy mô nhỏ, thị phần hạn hẹp,tiềm lực khoa học-công nghệ yếu, nhất là thiếu thương hiệu nổi tiếng. Các chuyêngia nhận xét, chất lượng nhân lực cho doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu,nhất là trong viêc tiếp thu, ứng dụng và làm chủ công nghệ cũng như khả năngquản trị doanh nghiệp trong bối cảnh giao thương toàn cầu.
Đến nay, phần lớn doanh nghiệp vẫn phải chấp nhận làm hàng gia công phục vụ xuấtkhẩu nên thường xuyên phụ thuộc vào việc nhập khẩu nguyên, vật liệu đầu vào. Từđó, lãi thực thu về không cao, lại phụ thuộc vào đơn hàng của đối tác nước ngoàinên thiếu ổn định, không có cơ hội bứt phá để đảm nhậ n toàn bộ quá trình tìmkiếm bạn hàng, thiết kế mẫu mã sản phẩm và thực hiện mua đứt-bán đoạn với kháchhàng.
Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp thiếu thông tin hoặc kiến thức về pháp luật quốctế, chưa đủ sức giải quyết tranh chấp thương mại nên dễ bị thua thiệt khi xảy ravấn đề này. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng chưa xây dựng được chiến lược cạnhtranh phù hợp, hiệu quả; chưa khẳng định được uy tín, thương hiệu trên thịtrường khu vực và thế giới. Hoạt động phân phối, chiến lược truyền thông và xúctiến thương mại của họ còn nhiều yếu kém, thiếu bài bản.
Nguyên Thứ trưởng Bộ Thương mại Lương Văn Tự cho rằng mỗi doanh nghiệp cần tựnâng cao năng lực cạnh tranh tùy theo khả năng và điều kiện cụ thể. Hãy bắt đầubằng việc khắc phục những tồn tại, như doanh nghiệp vận tải phải tìm cách hạ giáthành cước phí bởi hiện nay giá vận chuyển chuyển hàng hóa còn cao, từ đó khócạnh tranh với doanh nghiệp các nước khu vực ASEAN.
Cùng đó, các doanh nghiệpsản xuất cần có biện pháp tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí quản lý nhằm hạ giáthành sản phẩm. Hơn nữa, đơn vị nào cũng cần nâng cao trình độ của đội ngũ nhâncông, chú trọng tìm thuê chuyên gia giỏi; tập trung huy động nguồn lực để nhập,áp dụng công nghệ mới; chủ động xây dựng và phát huy thương hiệu, kết hợp mởrộng thị trường; tăng cường liên kết.../.