Sáng ngày 27/8, Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương đã tổ chức lễ trao giấy chứng nhận đầu tư (đợt 2) cho 23 dự án có vốn trực tiếp nước ngoài và 2 dự án có vốn trong nước với tổng vốn gần 220 triệu USD, bao gồm 15 dự án tăng vốn và 10 dự án mới trong đó có 12 dự án của Nhật Bản và có 15 dự án đầu tư vào khu công nghiệp Vietnam-Singapore(VSIP).
Một số dự án có vốn đầu tư lớn như dự án sản xuất và gia công bao bì giấy các loại của Công ty Trách nhiệm hữu hạn TOMUKU Việt Nam (Nhật Bản) với vốn đăng ký mới 47,62 triệu USD; dự án sản xuất và gia công các loại thực phẩm chức năng của Công ty Trách nhiệm hữu hạn AMWAY Việt Nam (Hoa Kỳ) với vốn đăng ký mới 21,4 triệu USD, dự án sản xuất máy may và linh kiện, máy hút bụi, máy tập thể dục các loại của công ty Trách nhiệm hữu hạn ZENG HSING INDUSTRIAL (Đài Loan) với vốn tăng thêm 16 triệu USD...
Tính đến ngày 15/8 Bình Dương đã thu hút 1,48 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gồm 88 dự án mới 648 triệu USD và 88 dự án điều chỉnh tăng vốn 400 triệu USD. Luỹ kế đến nay toàn tỉnh có 2.174 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư 18, 454 tỷ USD. Nhiều tập đoàn lớn bắt đầu quan tâm đến Bình Dương và đăng ký các nàgnh nghề không phải là sản xuất công nghiệp mà chuểyn sang đầu tư bất động sản và dịch vụ.
Cũng theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lê thanh Cung, định hướng thu hút các dự án đầu tư mới trong thời gian tới là thu hút các ngành công nghiệp kỹ nghệ cao,tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao như điện, điện tử, dược phẩm, cơ khí chính xác.
Ưu tiên phát triển các nàgnh công nghiệp hỗ trợ chó các ngành dệt may, da giày, cơ khí, đồ gỗ... và các ngành dịch vụ như y tế, giáo dục, tài chính, ngân hàng... các dự án phát trểin cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, khu công nghiệp, khu đô thị theo hướng hiện đại, quy mô lớn. Khuyến khích kêu gọi các tập đoàn, doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh và thị trường lớn.
Tỉnh cũng có các giải pháp để thu hút vốn đầu tư như đã chuẩn bị sẵn sàng cho các nhà đầu tư triển khai dự án với diện tích khá lớn cùng kết cấu hạ tầng thuận lợi là môi trường và điều kiện thuận lợi; hiện tỉnh còn quỹ đất khoảng 3.000 ha trong các khu công nghiệp có thể cho thuê đê đầu tư sản xuất công nghiệp.
Tỉnh quan tâm công tác cải cách thủ tục hành chính và hỗ trợ giải quyết kịp thời các khó khăn của doanh nghiệp, nhà đầu tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các chủ đầu tư các khu công nghiệp thường xuyên tổ chức các chương trình tiếp thị kêu gọi đầu tư ở nước ngoài thành công, mời gọi được các nàh đầu tư lớn, tiềm lực kinh tế mạnh về đầu tư ở tỉnh.
Tỉnh còn quan tâm phát triển nhà ở xã hội phục vụ sinh viên, công nhân và người lao động có thu nhập thấp, phát triển nhà ở thương mại phục vụ dân sinh... tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, các cảng khô, hạ tầng cấp điện, nước, môi trường đáp ứyêu cầu các nhà đầu tư.../.
Một số dự án có vốn đầu tư lớn như dự án sản xuất và gia công bao bì giấy các loại của Công ty Trách nhiệm hữu hạn TOMUKU Việt Nam (Nhật Bản) với vốn đăng ký mới 47,62 triệu USD; dự án sản xuất và gia công các loại thực phẩm chức năng của Công ty Trách nhiệm hữu hạn AMWAY Việt Nam (Hoa Kỳ) với vốn đăng ký mới 21,4 triệu USD, dự án sản xuất máy may và linh kiện, máy hút bụi, máy tập thể dục các loại của công ty Trách nhiệm hữu hạn ZENG HSING INDUSTRIAL (Đài Loan) với vốn tăng thêm 16 triệu USD...
Tính đến ngày 15/8 Bình Dương đã thu hút 1,48 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gồm 88 dự án mới 648 triệu USD và 88 dự án điều chỉnh tăng vốn 400 triệu USD. Luỹ kế đến nay toàn tỉnh có 2.174 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng vốn đầu tư 18, 454 tỷ USD. Nhiều tập đoàn lớn bắt đầu quan tâm đến Bình Dương và đăng ký các nàgnh nghề không phải là sản xuất công nghiệp mà chuểyn sang đầu tư bất động sản và dịch vụ.
Cũng theo Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lê thanh Cung, định hướng thu hút các dự án đầu tư mới trong thời gian tới là thu hút các ngành công nghiệp kỹ nghệ cao,tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao như điện, điện tử, dược phẩm, cơ khí chính xác.
Ưu tiên phát triển các nàgnh công nghiệp hỗ trợ chó các ngành dệt may, da giày, cơ khí, đồ gỗ... và các ngành dịch vụ như y tế, giáo dục, tài chính, ngân hàng... các dự án phát trểin cơ sở hạ tầng kinh tế-xã hội, khu công nghiệp, khu đô thị theo hướng hiện đại, quy mô lớn. Khuyến khích kêu gọi các tập đoàn, doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh và thị trường lớn.
Tỉnh cũng có các giải pháp để thu hút vốn đầu tư như đã chuẩn bị sẵn sàng cho các nhà đầu tư triển khai dự án với diện tích khá lớn cùng kết cấu hạ tầng thuận lợi là môi trường và điều kiện thuận lợi; hiện tỉnh còn quỹ đất khoảng 3.000 ha trong các khu công nghiệp có thể cho thuê đê đầu tư sản xuất công nghiệp.
Tỉnh quan tâm công tác cải cách thủ tục hành chính và hỗ trợ giải quyết kịp thời các khó khăn của doanh nghiệp, nhà đầu tư trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các chủ đầu tư các khu công nghiệp thường xuyên tổ chức các chương trình tiếp thị kêu gọi đầu tư ở nước ngoài thành công, mời gọi được các nàh đầu tư lớn, tiềm lực kinh tế mạnh về đầu tư ở tỉnh.
Tỉnh còn quan tâm phát triển nhà ở xã hội phục vụ sinh viên, công nhân và người lao động có thu nhập thấp, phát triển nhà ở thương mại phục vụ dân sinh... tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, các cảng khô, hạ tầng cấp điện, nước, môi trường đáp ứyêu cầu các nhà đầu tư.../.
Quách Lắm (TTXVN)