Cần hơn 29.000 tỷ đồng phát triển ngành thủy sản

Theo dự thảo kế hoạch 5 năm của ngành thủy sản, ngành này cần tới 29.235 tỷ đồng để phát triển và đạt giá trị xuất khẩu 6,5 tỷ USD.
Sáng 13/5, tại Hà Nội, Tổng cục Thủy sản - Bộ Nông nghiệp vàPhát triển Nông thôn tổ chức hội thảo tham vấn "Dự thảo Kế hoạch 5 nămngành thủy sản 2011-2015" nhằm thảo luận, lấy ý kiến đóng góp để hoànthiện bản kế hoạch phục vụ công tác quản lý, chỉ đạo điều hành sản xuấtvà xây dựng kế hoạch hàng năm của ngành.

Phátbiểu tại hội thảo, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, VũVăn Tám cho biết bản kế hoạch 5 năm phát triển ngành thủy sản(2011-2015) được xây dựng dựa trên Chiến lược phát triển thủy sản đếnnăm 2020, Quy hoạch tổng thể phát triển ngành và định hướng đến năm 2020đã được Thủ tướng phê duyệt.

Theo đó, trong 5năm tới, từ 2011-2015, ngành thủy sản sẽ phát triển theo hướng bền vững, trở thành một ngành sảnxuất hàng hóa lớn, có khả năng cạnh tranh cao và hội nhập vững chắctrong nền kinh tế thế giới; đồng thời góp phần nâng cao thu nhập và điềukiện sống của cộng đồng ngư dân.

Cũng theo dự thảo kếhoạch 5 năm của ngành thủy sản, các chỉ tiêu về tăng trưởng kinh tế ngành đến năm2015 sẽ hướng tới là giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 6,5 tỷ USD với tổngsản lượng thủy sản khai thác đạt 5,7 triệu tấn; số lao động nghề cá đạt4,8 triệu người. Với mục tiêu trên, ngành thủy sản sẽ cần 29.235 tỷđồng phát triển. Theo đó, ngành sẽ tập trung phát triển nuôi biển; pháttriển nuôi cá rô phi; phát triển công nghiệp cơ khí đóng tàu, sửa tàu;đào tạo, phát triển nguồn nhân lực ngành thủy sản; bố trí lại dân cư vàxây dựng các làng cá ven biển, hải đảo theo các tiêu chí xây dựng nôngthôn mới; phát triển quản lý nghề cá cộng đồng...

Ngành thủy sản sẽ tập trung vào các giải pháp như tăng trưởng thủysản nhanh, hiệu quả và bền vững góp phần duy trì tốc độ tăng trưởngngành; giảm tàu thuyền khai thác hải sản vùng biển ven bờ, tăng số lượngtàu thuyền khai thác vùng lộng và vùng khơi gắn với bảo về quốc phòngan ninh biển đảo.

Bên cạnh đó, ngành pháttriển nhanh việc nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp hóa, hiệnđại hóa, có hiệu quả, sức cạnh tranh cao và phát triển bền vững; trởthành ngành sản xuất chủ lực cung cấp nguyên liệu cho chế biến xuất khẩuvà tiêu dùng trong nước.

Ngành cũng nâng cao chất lượng, vệ sinh antoàn thực phẩm để tăng năng lực cạnh tranh và hội nhập quốc tế; đồngthời, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản gắn liền với xây dựng cáckhu bảo tồn biển và bảo tồn nội địa, góp phần cải thiện chất lượng môitrường và đa dạng sinh học; phát triển hệ thống cơ khí và cơ sở hạ tầngdịch vụ phục vụ sản xuất thủy sản.../.

Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP/TTXVN)

Trung Quốc tạm ngưng nhận giao máy bay Boeing

Các chuyên gia nhận định, mặc dù việc gián đoạn giao hàng trong ngắn hạn chưa gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới hoạt động của Boeing, song về dài hạn, Trung Quốc vẫn là thị trường chiến lược quan trọng.