Cảnh báo nguy cơ thị trường ma túy mở rộng tại Indonesia

UNODC trong báo cáo mới công bố về tình hình tội phạm ma túy trên thế giới đã cảnh báo về nguy cơ thị trường ma túy mở rộng tại Indonesia.
Cảnh báo nguy cơ thị trường ma túy mở rộng tại Indonesia ảnh 1Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: skynews.com.au)

Văn phòng Liên hợp quốc về Ma túy và Tội phạm (UNODC) trong báo cáo mới công bố về tình hình tội phạm ma túy trên thế giới đã cảnh báo về nguy cơ thị trường ma túy mở rộng tại Indonesia.

Theo UNODC, châu Á là thị trường lớn nhất thế giới về các chất kích thích tổng hợp với lượng ma túy methamphetamine dưới dạng viên và tinh thể bị thu giữ đã tăng gấp ba lần trong 5 năm trở lại đây, và lên tới 36 tấn trong năm 2012.

Trong năm 2012, Trung Quốc đứng đầu khu về lượng methamphetamine bị thu giữ với 16 tấn. Tiếp theo là Thái Lan, tăng từ 2 tấn năm 2008 lên 10 tấn; Indonesia ở vị trí thứ ba, tăng trong cùng kỳ từ 700kg lên 2,1 tấn và thứ tư là Myanmar, tăng từ 100kg lên 2 tấn. Sự sut giảm chỉ được ghi nhận tại Malaysia, từ 1,1 tấn xuống còn 900kg.

Báo cáo cho biết methamphetamine vẫn tiếp tục được tinh chế tại Indonesia, nhưng số cơ sở sản xuất được phát hiện đã giảm trong những năm gần đây.

Tuy nhiên, UNODC lưu ý rằng điều này không có nghĩa thị trường ma túy Indonesia được thu hẹp, mà ngược lại đang trong xu hướng gia tăng bởi các hoạt động buôn bán.

Cũng theo UNODC, nhu cầu chất gây nghiện ở châu Á gia tăng được đáp ứng chủ yếu bởi các cơ sở sản xuất ma túy quy mô lớn ở Trung Quốc, Myanmar và Philippines.

Các băng nhóm tội phạm có tổ chức cũng đã cố gắng khai thác các thị trường châu Á bằng cách buôn bán methamphetamine từ Mexico, Trung Đông, Nam Á, Tây Á và Tây Phi, trong đó Tây Phi đang trở thành một nguồn methamphetamine quan trọng bán sang châu Âu, Đông Á và Đông Nam Á.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang nổi lên như một điểm trung chuyển chủ chốt cho methamphetamine nhập lậu từ Tây Á đến Đông Á và Đông Nam Á.

Tướng Deddy Fauzi Elhakim, người đứng đầu Cơ quan chống ma túy quốc gia của Indonesia (BNN) cho biết, BNN trong thời gian qua đã phát hiện nhiều băng nhóm tội phạm có tổ chức ở nước này có liên hệ với các băng nhóm buôn lậu ma túy lớn từ Trung Quốc, Iran và châu Phi, và gần đây số vụ buôn lậu, vận chuyển ma túy qua các cảng hàng không, cảng biển, nhất là tại Kalimantan, bị phát hiện và bắt giữ đã tăng mạnh, trong đó chủ yếu là methamphetamine tinh thể (hay còn gọi là ma túy đá) được nhập lậu từ Quảng Châu (Trung Quốc), Australia và New Zealand.

BNN còn lưu ý đến tình trạng sử dụng ma túy trong lực lượng thực thi pháp quyền, mà mới đây nhất là việc bốn cảnh sát tham gia trong một vụ sử dụng quá liều ma túy dẫn đến tử vong tại một hộp đêm ở Tây Jakarta, dẫn tới việc Chính quyền Jakarta đã ban hành lệnh đóng cửa tạm thời hoạt động của các hộp đêm, thu hồi giấy phép hoạt động của các điểm vui chơi giải trí có tình trạng buôn bán và sử dụng ma túy./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Bé gái tím tái, nguy kịch sau khoảng 1 giờ ăn ghẹ và canh cải bó xôi nấu với nước giếng. (Nguồn: Bệnh viện Nhi đồng Thành phố)

Bác sĩ cảnh báo vì sao nên cẩn trọng khi sử dụng nước giếng để nấu ăn

Người dân nên cẩn thận khi sử dụng nước giếng để nấu ăn bởi trong nước giếng có nhiều nitrate (NO3-) - chất ôxy hóa gây biến đổi hồng cầu hemoglobin F2+ thành F3+ không có khả năng gắn ôxy để đưa đến mô cơ thể sử dụng, dẫn đến thiếu ôxy gây chuyển hóa yếm khí làm tăng lactate máu, toan chuyển hóa.