Ngày 16/1, ông Lý Mạnh Thắng, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu di tích lịch sử văn hóa và sinh thái Tân Trào, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang cho biết cây đa Tân Trào đang hồi sinh trở lại rất nhanh.
Tại vết tạo sẹo trên cành cây duy nhất còn sống của cây đa Tân Trào đã ra hai cụm rễ, một cụm có 27 rễ và một cụm 12 rễ; đường kính mỗi cụm rễ 30-35cm. Hai cụm rễ này đã tiếp và ăn sâu vào trong lòng đất để hút chất dinh dưỡng nuôi cành còn lại của cây đa Tân Trào.
Đáng chú ý, trên cành cây còn sống duy nhất này ra rất nhiều chồi mới, lá xanh biếc, đường kính tán khoảng 7m.
Dự kiến sau Tết Nguyên Đán Tân Mão, Công ty cổ phần Thanh Hà - đơn vị "cứu chữa" cây đa Tân Trào trong hơn 2 năm qua sẽ tiếp tục phối hợp với Ban quản lý Khu di tích lịch sử văn hóa và sinh thái Tân Trào tạo thêm một cụm rễ nữa trên cành cây còn sống này, để tạo ra ba cụm rễ.
Hàng tuần, cán bộ Ban quản lý Khu di tích lịch sử văn hóa và sinh thái Tân Trào tổ chức phun chế phẩm sinh học vào lá và cây đa Tân Trào 2 lần.
Ngoài ra, tỉnh Tuyên Quang cũng vừa có quyết định bổ sung 1 biên chế là kỹ sư nông lâm cho Ban quản lý Khu di tích lịch sử văn hóa và sinh thái Tân Trào để chuyên chăm sóc cây đa Tân Trào.
Cây đa Tân Trào trước đây gồm hai cây, người dân xung quanh thường quen gọi là cây "đa ông" và cây "đa bà", mọc cách nhau khoảng 10m. Hơn 10 năm trước, cây "đa ông" bị bão thổi đổ, chỉ còn một nhánh nhỏ. Còn “cây đa bà” trước khi được Công ty cổ phần Thanh Hà (Hà Nội) đứng ra nhận “cứu chữa” gần như chết khô, chỉ còn duy nhất cành hướng Đông Bắc còn sống nhưng lá không tốt, các rễ chính của cây đa gần như đã hỏng.
Cây đa Tân Trào thuộc Khu di tích lịch sử quốc gia ATK Tân Trào. Dưới gốc cây đa này, vào ngày 16/8/1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy lễ xuất quân của Giải phóng quân tiến về Hà Nội tham gia cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền./.
Tại vết tạo sẹo trên cành cây duy nhất còn sống của cây đa Tân Trào đã ra hai cụm rễ, một cụm có 27 rễ và một cụm 12 rễ; đường kính mỗi cụm rễ 30-35cm. Hai cụm rễ này đã tiếp và ăn sâu vào trong lòng đất để hút chất dinh dưỡng nuôi cành còn lại của cây đa Tân Trào.
Đáng chú ý, trên cành cây còn sống duy nhất này ra rất nhiều chồi mới, lá xanh biếc, đường kính tán khoảng 7m.
Dự kiến sau Tết Nguyên Đán Tân Mão, Công ty cổ phần Thanh Hà - đơn vị "cứu chữa" cây đa Tân Trào trong hơn 2 năm qua sẽ tiếp tục phối hợp với Ban quản lý Khu di tích lịch sử văn hóa và sinh thái Tân Trào tạo thêm một cụm rễ nữa trên cành cây còn sống này, để tạo ra ba cụm rễ.
Hàng tuần, cán bộ Ban quản lý Khu di tích lịch sử văn hóa và sinh thái Tân Trào tổ chức phun chế phẩm sinh học vào lá và cây đa Tân Trào 2 lần.
Ngoài ra, tỉnh Tuyên Quang cũng vừa có quyết định bổ sung 1 biên chế là kỹ sư nông lâm cho Ban quản lý Khu di tích lịch sử văn hóa và sinh thái Tân Trào để chuyên chăm sóc cây đa Tân Trào.
Cây đa Tân Trào trước đây gồm hai cây, người dân xung quanh thường quen gọi là cây "đa ông" và cây "đa bà", mọc cách nhau khoảng 10m. Hơn 10 năm trước, cây "đa ông" bị bão thổi đổ, chỉ còn một nhánh nhỏ. Còn “cây đa bà” trước khi được Công ty cổ phần Thanh Hà (Hà Nội) đứng ra nhận “cứu chữa” gần như chết khô, chỉ còn duy nhất cành hướng Đông Bắc còn sống nhưng lá không tốt, các rễ chính của cây đa gần như đã hỏng.
Cây đa Tân Trào thuộc Khu di tích lịch sử quốc gia ATK Tân Trào. Dưới gốc cây đa này, vào ngày 16/8/1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy lễ xuất quân của Giải phóng quân tiến về Hà Nội tham gia cuộc tổng khởi nghĩa giành chính quyền./.
Vũ Quang Đán (TTXVN/Vietnam+)