Theo Ngoại trưởng Abdollahian, Iran đã tham gia các cuộc đàm phán tại Vienna (Áo) một cách nghiêm túc và đưa ra tất cả các sáng kiến cần thiết để đạt được một thỏa thuận.
Một trong những yêu cầu hàng đầu của Tehran trong các cuộc đàm phán hạt nhân là Mỹ phải loại lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) ra khỏi danh sách các tổ chức khủng bố.
Dường như chính quyền Mỹ chỉ chăm chăm đạt được một mục tiêu nhỏ bé là đạt được một thành tích ngoại giao khi đặt bút ký một thỏa thuận hạt nhân mới với Tehran.
Phát biểu với báo chí, Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ nêu rõ: "Chúng tôi đạt tiến triển trong tiến trình (đàm phán) vài tuần trước. Nhưng một số vấn đề vẫn còn đó."
Mỹ cho biết các vấn đề chính vẫn là Iran cam kết tuân thủ một cách có thể kiểm chứng các hạn chế đối với hoạt động hạt nhân của mình, đổi lại việc nới lỏng các lệnh trừng phạt.
Nga đã nhận được sự bảo đảm bằng văn bản từ Mỹ rằng các lệnh trừng phạt nhằm vào Moskva liên quan đến tình hình Ukraine sẽ không ảnh hưởng đến quan hệ hợp tác trong khuôn khổ JCPOA.
Đại diện EU cho biết việc tạm dừng các cuộc đàm phán về thỏa thuận hạt nhân Iran - có tên gọi chính thức là Kế hoạch hành động chung toàn diện, là cần thiết do xuất hiện những yếu tố bên ngoài.
Thư ký báo chí Nhà Trắng nhấn mạnh các bên đã “gần” đạt được thỏa thuận, trong khi đó Lãnh tụ Tối cao Iran tuyên bố sẽ không từ bỏ sự hiện diện tại khu vực và chương trình hạt nhân vì hòa bình.
Iran đã nhiều lần tuyên bố sẽ đảo ngược những hành động vi phạm thỏa thuận nếu các bên khác quay trở lại thực thi đầy đủ và có thể kiểm chứng được những nghĩa vụ của họ đã được quy định trong JCPOA.
Thông cáo báo chí cũng cho biết ngoài vấn đề hạt nhân Iran, Ngoại trưởng Nga và Iran đã thảo luận về chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine và tình hình an ninh ở Syria.
Iran sẽ quyết định về khả năng tiến hành đàm phán trực tiếp giữa với Mỹ dựa trên cách hành xử của Washington chứ không phải “những thông điệp mập mờ hay khó biết kết quả sẽ ra sao."
Iran và IAEA cho biết đặt mục tiêu giải quyết tranh cãi về nguồn gốc các hạt urani được phát hiện tại một số địa điểm hạt nhân cũ nhưng không được công bố ở Iran vào đầu tháng Sáu tới.
Hai bên sẽ xem xét những vấn đề chung liên quan đến cách thức theo đuổi một vài mục tiêu trong tương lai và sẽ có thể tìm được tiếng nói chung để đạt được nhận thức chung.
Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Jalina Porter cho biết các nhà đàm phán gặp nhau tại Áo đã đạt tiến bộ đáng kể và các bên đã tiến gần tới một thỏa thuận, tuy nhiên một số vấn đề khó khăn vẫn còn.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Iran nêu rõ các cuộc đàm phán ở Vienna hiện đang ở thời điểm đòi hỏi các quyết định chính trị nghiêm túc của Mỹ và các nước phương Tây khác.
Ngoại trưởng Iran Hossein Amir Abdollahian nhấn mạnh lựa chọn kiên quyết của Tehran là “không vượt qua lằn ranh đỏ” trong đàm phán nối lại thỏa thuận hạt nhân 2015.
Iran tiếp tục làm giàu urani với mức trần tối đa là 60% và nước này sẽ duy trì việc làm giàu urani lên mức 5% và 20% dù các nước dỡ bỏ lệnh trừng phạt nhằm vào quốc gia Hồi giáo này.
Một người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nhấn mạnh: "Bất kỳ hành động nào đi quá xa đều sẽ đẩy triển vọng quay trở lại thỏa thuận JCPOA rơi vào vùng rủi ro nghiêm trọng.”