Các thị trường chứng khoán châu Á biến động trái chiều trong phiên giao dịch ngày 23/3 do sự thiếu chắc chắn về những thiệt hại về người và của do thảm họa động đất và sóng thần tại Nhật Bản cũng như hành động can thiệp quân sự của phương Tây tại Libya.
Tại thị trường chứng khoán Nhật Bản, kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Nikkei đã giảm 158,85 điểm, hay 1,65%, so với phiên 22/3 xuống 9.449,47 điểm, do giới đầu tư bán chốt lời sau khi thị trường tăng hơn 7% trong hai phiên vừa qua.
Với mức điểm này, thị trường chứng khoán Nhật Bản hiện vẫn thấp hơn 8% so với mức đóng cửa hôm 11/3, thời điểm mà trận động đất mạnh 9 độ Richter kéo theo sóng thần cao hơn 10m ập tới khu vực Đông Bắc nước này, khiến hơn 23.000 người bị thiệt mạng hoặc mất tích.
Thảm họa này còn gây ra tình trạng rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima và ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của các công ty lớn như Sony Corp và Toyota Motor.
Theo ước tính của Chính phủ Nhật Bản, những thiệt hại do thảm họa kép này gây ra có thể vượt 300 tỷ USD.
Jamie Spiteri, nhà giao dịch cao cấp thuộc công ty Shaw Stockbroking ở Australia, nhận định hiện có bằng chứng rõ ràng rằng tâm lý giới đầu tư vẫn còn khá thận trọng và sẽ không vội vã đẩy mạnh giao dịch.
Bên cạnh đó, giới đầu tư vẫn đang canh cánh một nỗi lo khác, đó là cuộc khủng hoảng chính trị tại Libya.
Sau ba ngày tăng điểm liên tiếp, thị trường chứng khoán Hong Kong phiên này chịu sức ép đi xuống do hoạt động chốt lời, với chỉ số Hang Seng Index giảm 32,50 điểm (0,14%) xuống 22.825,40 điểm.
Mặc dù vậy, hy vọng Nhật Bản bắt đầu kiểm soát được tình trạng rò rỉ phóng xạ tiếp tục thúc đẩy hoạt động mua vào tại một số thị trường, trong đó chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường chứng khoán Sydney tăng 9 điểm (0,19%) lên 4.652,4 điểm; chỉ số KOSPI của thị trường chứng khoán Seoul nhích 1,48 điểm (0,07%) lên 2.012,18 điểm.
Trong khi đó, Shanghai Composite của Sydney Thượng Hải cũng tăng 29,34 điểm (1,01%) lên 2.948,48 điểm, trước những hy vọng về kết quả kinh doanh quý 1/2011 của các công ty.
Các thị trường chứng khoán khác như Đài Bắc, Singapore và Thái Lan cũng tăng điểm./.
Tại thị trường chứng khoán Nhật Bản, kết thúc phiên giao dịch, chỉ số Nikkei đã giảm 158,85 điểm, hay 1,65%, so với phiên 22/3 xuống 9.449,47 điểm, do giới đầu tư bán chốt lời sau khi thị trường tăng hơn 7% trong hai phiên vừa qua.
Với mức điểm này, thị trường chứng khoán Nhật Bản hiện vẫn thấp hơn 8% so với mức đóng cửa hôm 11/3, thời điểm mà trận động đất mạnh 9 độ Richter kéo theo sóng thần cao hơn 10m ập tới khu vực Đông Bắc nước này, khiến hơn 23.000 người bị thiệt mạng hoặc mất tích.
Thảm họa này còn gây ra tình trạng rò rỉ phóng xạ tại nhà máy điện nguyên tử Fukushima và ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của các công ty lớn như Sony Corp và Toyota Motor.
Theo ước tính của Chính phủ Nhật Bản, những thiệt hại do thảm họa kép này gây ra có thể vượt 300 tỷ USD.
Jamie Spiteri, nhà giao dịch cao cấp thuộc công ty Shaw Stockbroking ở Australia, nhận định hiện có bằng chứng rõ ràng rằng tâm lý giới đầu tư vẫn còn khá thận trọng và sẽ không vội vã đẩy mạnh giao dịch.
Bên cạnh đó, giới đầu tư vẫn đang canh cánh một nỗi lo khác, đó là cuộc khủng hoảng chính trị tại Libya.
Sau ba ngày tăng điểm liên tiếp, thị trường chứng khoán Hong Kong phiên này chịu sức ép đi xuống do hoạt động chốt lời, với chỉ số Hang Seng Index giảm 32,50 điểm (0,14%) xuống 22.825,40 điểm.
Mặc dù vậy, hy vọng Nhật Bản bắt đầu kiểm soát được tình trạng rò rỉ phóng xạ tiếp tục thúc đẩy hoạt động mua vào tại một số thị trường, trong đó chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường chứng khoán Sydney tăng 9 điểm (0,19%) lên 4.652,4 điểm; chỉ số KOSPI của thị trường chứng khoán Seoul nhích 1,48 điểm (0,07%) lên 2.012,18 điểm.
Trong khi đó, Shanghai Composite của Sydney Thượng Hải cũng tăng 29,34 điểm (1,01%) lên 2.948,48 điểm, trước những hy vọng về kết quả kinh doanh quý 1/2011 của các công ty.
Các thị trường chứng khoán khác như Đài Bắc, Singapore và Thái Lan cũng tăng điểm./.
Phương Thảo (TTXVN/Vietnam+)