Nguồn nhiên liệu, năng lượng đang dần cạn kiệt trong khi một số ngành như thép, ximăng… có thời điểm phát triển ồ ạt các dự án đầu tư, thậm chí có các dự án không theo quy hoạch dẫn tới dư thừa sản phẩm, tiêu hao nhiều năng lượng và ảnh hưởng tới môi trường.
Muốn tái đầu tư cho năng lượng thì cần nhiều kinh phí đầu tư, nhưng nếu tăng giá quá cao lại ảnh hưởng tới sản xuất. Nghịch lý trên vẫn đang tồn tại và chỉ có thể giải quyết được nếu lợi ích từ các bên được cân đối một cách hài hòa.
Ông Bùi Quang Chuyện, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương cho biết, trước đây, một số địa phương cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án thép ngoài quy hoạch, không đảm bảo các điều kiện cần thiết về công nghệ sản xuất, chủng loại sản phẩm, nguồn nguyên liệu đầu vào, hạ tầng cơ sở, điện năng tiêu thụ …, dẫn đến tình trạng đầu tư thiếu tính bền vững, mất cân đối cung-cầu, ảnh hưởng đến việc cung cấp điện của các ngành khác và sinh hoạt của nhân dân.
Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cũng thừa nhận, hiện tại, công suất thép xây dựng đã dư thừa tới 1,5-2 lần so với nhu cầu của xã hội. Các sản phẩm thép như cán nguội, ống thép, tôn mạ đều cũng có dấu hiệu dư thừa.
Tương tự như vậy, đối với ngành ximăng, ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế đã tác động nhiều tới sức tiêu thụ. Năm 2012, tổng sản lượng xi măng tiêu thụ, kể cả xuất khẩu là khoảng 55 triệu tấn. Dự kiến tiêu thụ ximăng trong năm 2013 cũng ở mức tương đương. Như vậy, nếu theo quy hoạch đến năm 2015 với năng lực sản xuất từ các nhà máy là 75 triệu tấn thì sẽ vẫn dư thừa.
Dù đánh giá cao việc ngành thép và ximăng đã cơ bản đáp ứng đủ cho nhu cầu xã hội, cho xây dựng và các ngành khác, nhưng ông Phạm Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam lo ngại, đó là do sự phát triển ồ ạt của những năm trước đây, trong đó có nhiều đơn vị thép nhỏ lẻ công suất rất lớn, nhập công nghệ đã cũ và tiêu hao điện năng lớn. Ông Ngãi cho rằng, ngành ximăng, ngành thép cần có cái nhìn xa hơn, cần có quy hoạch đồng bộ mang tính vừa phát triển vừa cân đối cung cầu.
“Hiện nay, Trung Quốc đã sản xuất thép, giá thành bán ra rẻ hơn, chúng ta không cạnh tranh được. Làm sao để giảm tiêu hao năng lượng và hạ được giá thành sản phẩm. Hiện trong giá thành sản phẩm ở Việt Nam vẫn có nhiều chi phí bất hợp lý,” ông Ngãi nói.
Trong tổng số 70% sản lượng điện năng của ngành công nghiệp tiêu thụ thì thép và xi măng chiếm tỷ lệ khá lớn (có thể hơn 11-12%). Đến năm 2020, để đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế sẽ cần có 80 triệu tấn than cho sản xuất điện. Trong khi đó, than ngày càng ít đi và sắp tới sẽ phải nhập khẩu. Như vậy, giá điện trong tương lai cũng sẽ phải tăng theo. Nếu các ngành công nghiệp nói chung, ngành thép, ximăng nói riêng không trang bị đủ công nghệ, thiết bị tiên tiến thì sẽ đón nhận hậu quả xấu.
Do vậy, ông Ngãi cảnh báo, 2 ngành ximăng và thép cần sớm đổi mới công nghệ, cơ cấu lại sản xuất và lựa chọn công nghệ như thế nào để sử dụng điện năng hiệu quả nhất. Ngành điện nói riêng và ngành năng lượng nói chung cần có quy hoạch lớn để chuẩn bị đón đầu cho việc nhập khẩu nhiên liệu như than, khí. Tới năm 2020 sẽ không còn nhiều nhiên liệu nữa, thủy điện đến năm 2017 cũng sẽ chấm dứt không xây dựng. Các ngành phải chủ động có chính sách tìm kiếm năng lượng. Ví dụ xử lý, tận dụng khí thải tạo ra tuốc-bin nhỏ phát điện cũng phục vụ được 25% cho ngành ximăng. Ngành thép nên tổ chức cơ cấu lại, đầu tư công suất cỡ 1 triệu tấn/năm trở lên. Công suất cao, công nghệ mới sẽ giảm tiêu hao năng lượng.
Mặt khác, ông Ngãi cũng cho rằng, nếu tăng giá điện để tiến tới cho ngành điện không còn lỗ là đúng nhưng cần có lộ trình đặt ra cho phù hợp với tình hình. “Ví dụ, sản xuất cán thép, các doanh nghiệp tiêu hao 100 kWh/tấn sản phẩm, nếu doanh nghiệp nào có mức tiêu hao 150kWh/tấn sản phẩm thì sẽ khó khăn… Vì vậy, thời điểm hiện nay không nên tăng và cần có sự công bằng về giá điện cho các ngành sản xuất,” ông Ngãi phân tích.
Bên cạnh đó, ngành thép và ximăng cần có báo cáo chính xác 1 năm tiêu thụ bao nhiêu kWh, tiết kiệm bao nhiêu và ảnh hưởng đến ngành điện và ngành năng lượng Việt Nam như thế nào. Ngược lại, ngành điện cũng cần điều tra kỹ về nhu cầu sử dụng điện của ngành thép và ximăng cũng như các ngành khác, để từ đó đưa ra mức giá phù hợp.
Cùng quan điểm trên, ông Bùi Quang Chuyện, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương cho rằng, trước hết xuất phát từ chính lợi ích của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải đưa công nghệ tiên tiến vào sản xuất, ngoài ra còn vấn đề bảo vệ môi trường. Cần tăng cường các dự án thép hiện đại dần thay thế những nhà máy gang, thép manh mún, lạc hậu. Từ năm 2013 trở đi sẽ không cấp phép cho các dự án mới với công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng.
Ở chiều ngược lại, với đặc thù ngành thép, khi đang vận hành mà mất điện sẽ gây thiệt hại lớn, ngành điện cần xem xét tính ổn định của nguồn điện…Ngoài ra, ngành thép có rất nhiều công đoạn từ sản xuất gang, sản xuất phôi thép, đến các nhà máy cán thép ra thép thành phẩm… nên xem xét những công đoạn nào tiêu hao nhiều năng lượng, quy mô công suất nhỏ thì thay thế./.
Muốn tái đầu tư cho năng lượng thì cần nhiều kinh phí đầu tư, nhưng nếu tăng giá quá cao lại ảnh hưởng tới sản xuất. Nghịch lý trên vẫn đang tồn tại và chỉ có thể giải quyết được nếu lợi ích từ các bên được cân đối một cách hài hòa.
Ông Bùi Quang Chuyện, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương cho biết, trước đây, một số địa phương cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án thép ngoài quy hoạch, không đảm bảo các điều kiện cần thiết về công nghệ sản xuất, chủng loại sản phẩm, nguồn nguyên liệu đầu vào, hạ tầng cơ sở, điện năng tiêu thụ …, dẫn đến tình trạng đầu tư thiếu tính bền vững, mất cân đối cung-cầu, ảnh hưởng đến việc cung cấp điện của các ngành khác và sinh hoạt của nhân dân.
Ông Nguyễn Tiến Nghi, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam cũng thừa nhận, hiện tại, công suất thép xây dựng đã dư thừa tới 1,5-2 lần so với nhu cầu của xã hội. Các sản phẩm thép như cán nguội, ống thép, tôn mạ đều cũng có dấu hiệu dư thừa.
Tương tự như vậy, đối với ngành ximăng, ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế đã tác động nhiều tới sức tiêu thụ. Năm 2012, tổng sản lượng xi măng tiêu thụ, kể cả xuất khẩu là khoảng 55 triệu tấn. Dự kiến tiêu thụ ximăng trong năm 2013 cũng ở mức tương đương. Như vậy, nếu theo quy hoạch đến năm 2015 với năng lực sản xuất từ các nhà máy là 75 triệu tấn thì sẽ vẫn dư thừa.
Dù đánh giá cao việc ngành thép và ximăng đã cơ bản đáp ứng đủ cho nhu cầu xã hội, cho xây dựng và các ngành khác, nhưng ông Phạm Viết Ngãi, Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam lo ngại, đó là do sự phát triển ồ ạt của những năm trước đây, trong đó có nhiều đơn vị thép nhỏ lẻ công suất rất lớn, nhập công nghệ đã cũ và tiêu hao điện năng lớn. Ông Ngãi cho rằng, ngành ximăng, ngành thép cần có cái nhìn xa hơn, cần có quy hoạch đồng bộ mang tính vừa phát triển vừa cân đối cung cầu.
“Hiện nay, Trung Quốc đã sản xuất thép, giá thành bán ra rẻ hơn, chúng ta không cạnh tranh được. Làm sao để giảm tiêu hao năng lượng và hạ được giá thành sản phẩm. Hiện trong giá thành sản phẩm ở Việt Nam vẫn có nhiều chi phí bất hợp lý,” ông Ngãi nói.
Trong tổng số 70% sản lượng điện năng của ngành công nghiệp tiêu thụ thì thép và xi măng chiếm tỷ lệ khá lớn (có thể hơn 11-12%). Đến năm 2020, để đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế sẽ cần có 80 triệu tấn than cho sản xuất điện. Trong khi đó, than ngày càng ít đi và sắp tới sẽ phải nhập khẩu. Như vậy, giá điện trong tương lai cũng sẽ phải tăng theo. Nếu các ngành công nghiệp nói chung, ngành thép, ximăng nói riêng không trang bị đủ công nghệ, thiết bị tiên tiến thì sẽ đón nhận hậu quả xấu.
Do vậy, ông Ngãi cảnh báo, 2 ngành ximăng và thép cần sớm đổi mới công nghệ, cơ cấu lại sản xuất và lựa chọn công nghệ như thế nào để sử dụng điện năng hiệu quả nhất. Ngành điện nói riêng và ngành năng lượng nói chung cần có quy hoạch lớn để chuẩn bị đón đầu cho việc nhập khẩu nhiên liệu như than, khí. Tới năm 2020 sẽ không còn nhiều nhiên liệu nữa, thủy điện đến năm 2017 cũng sẽ chấm dứt không xây dựng. Các ngành phải chủ động có chính sách tìm kiếm năng lượng. Ví dụ xử lý, tận dụng khí thải tạo ra tuốc-bin nhỏ phát điện cũng phục vụ được 25% cho ngành ximăng. Ngành thép nên tổ chức cơ cấu lại, đầu tư công suất cỡ 1 triệu tấn/năm trở lên. Công suất cao, công nghệ mới sẽ giảm tiêu hao năng lượng.
Mặt khác, ông Ngãi cũng cho rằng, nếu tăng giá điện để tiến tới cho ngành điện không còn lỗ là đúng nhưng cần có lộ trình đặt ra cho phù hợp với tình hình. “Ví dụ, sản xuất cán thép, các doanh nghiệp tiêu hao 100 kWh/tấn sản phẩm, nếu doanh nghiệp nào có mức tiêu hao 150kWh/tấn sản phẩm thì sẽ khó khăn… Vì vậy, thời điểm hiện nay không nên tăng và cần có sự công bằng về giá điện cho các ngành sản xuất,” ông Ngãi phân tích.
Bên cạnh đó, ngành thép và ximăng cần có báo cáo chính xác 1 năm tiêu thụ bao nhiêu kWh, tiết kiệm bao nhiêu và ảnh hưởng đến ngành điện và ngành năng lượng Việt Nam như thế nào. Ngược lại, ngành điện cũng cần điều tra kỹ về nhu cầu sử dụng điện của ngành thép và ximăng cũng như các ngành khác, để từ đó đưa ra mức giá phù hợp.
Cùng quan điểm trên, ông Bùi Quang Chuyện, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng, Bộ Công Thương cho rằng, trước hết xuất phát từ chính lợi ích của doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải đưa công nghệ tiên tiến vào sản xuất, ngoài ra còn vấn đề bảo vệ môi trường. Cần tăng cường các dự án thép hiện đại dần thay thế những nhà máy gang, thép manh mún, lạc hậu. Từ năm 2013 trở đi sẽ không cấp phép cho các dự án mới với công nghệ lạc hậu, tiêu hao nhiều năng lượng.
Ở chiều ngược lại, với đặc thù ngành thép, khi đang vận hành mà mất điện sẽ gây thiệt hại lớn, ngành điện cần xem xét tính ổn định của nguồn điện…Ngoài ra, ngành thép có rất nhiều công đoạn từ sản xuất gang, sản xuất phôi thép, đến các nhà máy cán thép ra thép thành phẩm… nên xem xét những công đoạn nào tiêu hao nhiều năng lượng, quy mô công suất nhỏ thì thay thế./.
Hoàng Tùng (TTXVN)