Hàn Quốc đầu tư khu công nghiệp thông minh 900 triệu USD tại An Giang

Lãnh đạo tỉnh An Giang đã trao chứng nhận chủ trương đầu tư Khu công nghiệp thông minh tại An Giang với tổng số vốn đầu tư dự kiến gần 900 triệu USD cho đại diện Khu công nghiệp Smat Hàn Quốc.
Hàn Quốc đầu tư khu công nghiệp thông minh 900 triệu USD tại An Giang ảnh 1Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình (bên phải) trao chứng nhận cho ông Oh Se-young, người đại diện Khu công nghiệp Smat Hàn Quốc. (Ảnh: Công Mạo/TTXVN)

Chiều 26/11, Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang đã có buổi làm việc với Hiệp hội Xuca tiến đầu tư Khu công nghiệp Hàn Quốc về việc đầu tư khu công nghiệp thông minh với các ngành chủ lực như may mặc, luyện kim... trên địa bàn tỉnh An Giang.

Tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Bình đã trao chứng nhận chủ trương đầu tư Khu công nghiệp thông minh tại An Giang với tổng số vốn đầu tư dự kiến gần 900 triệu USD cho ông Oh Se-young, người đại diện Khu công nghiệp Smat Hàn Quốc.

Ông Oh Se-young, đại diện Khu công nghiệp Smat Hàn Quốc - Trưởng đoàn công tác cho biết, Hiệp hội Xúc tiến đầu tư Khu công nghiệp Hàn Quốc rất quan tâm đến các dự án đầu tư Khu công nghiệp thông minh tại An Giang.

Theo ông Oh Se-young, An Giang có điều kiện thuận lợi để phát các doanh nghiệp đầu tư phát triển các khu công nghiệp thông minh, nhất là nguồn nhân lực và đất đai. Hiện nay, Hiệp hội Xúc tiến đầu tư Khu công nghiệp Hàn Quốc đã mời gọi được nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc sẵn sàng đầu tư vào An Giang, trong đó ưu tiên phát triển các ngành có thế mạnh như dệt may, luyện kim nhẹ ở các khu công nghiệp của tỉnh An Giang để tận dụng tối đa lợi thế về nguồn nhân lực của tỉnh An Giang.

“Khu công nghiệp thông minh của Hàn Quốc tại An Giang sẽ sử dụng các công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới và Hàn Quốc đảm bảo các tiêu chuẩn quốc tế và Việt Nam về các tiêu chuẩn môi trường,” ông Oh Se-young nhấn mạnh.

Ông Oh Se-young khẳng định, với kinh nghiệm hoạt động nhiều năm cũng như thế mạnh về kỹ thuật và nguồn nhân lực chất lượng cao, các doanh nghiệp của Hàn Quốc hoàn toàn tự tin sẽ trở thành đối tác quan trọng và lâu dài của An Giang trong kế hoạch phát triển ngành công nghiệp dệt may và luyện kim nhẹ, qua đó, giải quyết việc làm cho động địa phương, tăng nguồn thu cho tỉnh tromg tương lai.

Ông Oh Se-young mong muốn tỉnh An Giang tạo điều kiện, hỗ trợ các doanh nghiệp Hàn Quốc trong vấn đề tiếp cận đất đai và sớm có được mặt bằng sạch để tiến hành đầu tư xây dựng các nhà máy ngay sau khi hoàn thành các thủ tục về pháp luật theo quy định của Chính phủ Việt Nam và tỉnh An Giang.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh An Giang khẳng định, An Giang luôn đồng hành và hỗ trợ tốt đa nhất cho các nhà đầu tư khi đến đầu tư tại An Giang.

Ông Nguyễn Thanh Bình cho biết, tuy cơ sở hạ tầng cũng như nhiều mặt khác của tỉnh An Giang chưa đạt mức phát triển như các địa phương khác trong cả nước nhưng với vị trí địa lý thuận lợi cho giao thương thương mại và ưu thế về nguồn nhân lực với giá thành và chất lượng nhân công, chi phí sản xuất ở mức thấp, An Giang mong muốn nhiều nhà đầu tư Hàn Quốc đến đầu tư tại An Giang trong thời gian tới./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Càphê đặc sản của Đắk Lắk đã có mặt ở thị trường các nước châu Âu, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Canada, Trung Quốc. (Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN)

Xây dựng càphê đặc sản vươn tầm thế giới

Là thủ phủ càphê Việt Nam, Đắk Lắk đang từng bước xây dựng hệ sinh thái càphê đặc sản nhằm nâng cao giá trị sản phẩm và khẳng định thương hiệu trên thị trường thế giới.

Người dân thành phố Hồ Chí Minh mua vàng trong ngày giá vàng tăng cao. (Ảnh: Hương Giang/TTXVN)

Giao dịch sôi động trong ngày giá vàng tăng kỷ lục

Theo một chủ tiệm vàng trên địa bàn quận Bình Thạnh, hoạt động mua bán sôi động diễn ra nhiều ngày nay trong bối cảnh giá vàng thế giới liên tục tăng, kéo theo đà tăng của thị trường trong nước.

Rượu vang được bày bán tại cửa hàng ở Paris, Pháp. (Ảnh: THX/TTXVN)

Người dân châu Âu sẽ quay lưng với hàng hóa Mỹ?

Dữ liệu gần đây về thuế quan và quyết định mua sắm của người tiêu dùng EU cho thấy: khi giá một sản phẩm tăng do thuế nhập khẩu cao hơn, người tiêu dùng sẽ tìm đến lựa chọn thay thế rẻ hơn.