Theo số liệu thống kê mới nhất của Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), tính đến ngày 19/10, cả nước đã ghi nhận 76.121 trường hợp mắc tay chân miệng tại 63 địa phương.
Như vậy, dịch bệnh chân tay miệng đã lan rộng ra cả nước và số trường hợp nhiễm bệnh vẫn không ngừng tăng lên qua các tuần.
Đến cuối tuần này đã có 135 trường hợp tử vong tại 26 tỉnh, thành phố.
So với thống kê vào thời điểm cuối tuần trước, số ca mắc đã tăng gần 5.000 ca và 5 trường hợp tử vong.
Các trường hợp mắc và tử vong do tay chân miệng hiện nay vẫn tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam, chiếm 67% số mắc và 89% số tử vong của cả nước.
Tuần qua, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng đã cứu sống một bé gái 2 tuổi ở Hà Nội bị bệnh tay chân miệng thể nặng nhất bằng phương pháp lọc máu.
Thạc sỹ, bác sỹ Phan Hữu Phúc-khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, biện pháp lọc máu được ứng dụng trong những trường hợp nhiễm trùng huyết nặng và sốc nhiễm trùng. Đây là ca tay chân miệng thể nặng đầu tiên tại miền Bắc được cứu sống bằng phương pháp lọc máu.
Ngày 9/10, cháu bé được đưa vào bệnh viện trong tình trạng sốt cao liên tục, xuất hiện nhiều nốt mụn nước ở miệng.
Dù được điều trị theo đúng phác đồ của Bộ Y tế nhưng bệnh nhi vẫn có biểu hiện ngày càng nặng.
Sau 4 tiếng hồi sức tích cực bằng phương pháp thở máy và dùng thuốc trợ tim, bệnh nhi đã duy trì được huyết áp nhưng nhịp tim vẫn rất nhanh 200 chu kỳ/phút, chân lạnh, tình trạng tim mạch không ổn định. Trước diễn tiến xấu, các bác sỹ đã hội chẩn và quyết định chọn giải pháp là lọc máu.
Sau 48 tiếng lọc máu liên tục và hồi sức tích cực, bệnh nhi đã dần qua cơn nguy kịch, sức khoẻ bình phục tốt./.
Như vậy, dịch bệnh chân tay miệng đã lan rộng ra cả nước và số trường hợp nhiễm bệnh vẫn không ngừng tăng lên qua các tuần.
Đến cuối tuần này đã có 135 trường hợp tử vong tại 26 tỉnh, thành phố.
So với thống kê vào thời điểm cuối tuần trước, số ca mắc đã tăng gần 5.000 ca và 5 trường hợp tử vong.
Các trường hợp mắc và tử vong do tay chân miệng hiện nay vẫn tập trung chủ yếu tại khu vực miền Nam, chiếm 67% số mắc và 89% số tử vong của cả nước.
Tuần qua, Bệnh viện Nhi Trung ương cũng đã cứu sống một bé gái 2 tuổi ở Hà Nội bị bệnh tay chân miệng thể nặng nhất bằng phương pháp lọc máu.
Thạc sỹ, bác sỹ Phan Hữu Phúc-khoa Hồi sức cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, biện pháp lọc máu được ứng dụng trong những trường hợp nhiễm trùng huyết nặng và sốc nhiễm trùng. Đây là ca tay chân miệng thể nặng đầu tiên tại miền Bắc được cứu sống bằng phương pháp lọc máu.
Ngày 9/10, cháu bé được đưa vào bệnh viện trong tình trạng sốt cao liên tục, xuất hiện nhiều nốt mụn nước ở miệng.
Dù được điều trị theo đúng phác đồ của Bộ Y tế nhưng bệnh nhi vẫn có biểu hiện ngày càng nặng.
Sau 4 tiếng hồi sức tích cực bằng phương pháp thở máy và dùng thuốc trợ tim, bệnh nhi đã duy trì được huyết áp nhưng nhịp tim vẫn rất nhanh 200 chu kỳ/phút, chân lạnh, tình trạng tim mạch không ổn định. Trước diễn tiến xấu, các bác sỹ đã hội chẩn và quyết định chọn giải pháp là lọc máu.
Sau 48 tiếng lọc máu liên tục và hồi sức tích cực, bệnh nhi đã dần qua cơn nguy kịch, sức khoẻ bình phục tốt./.
Thùy Giang (Vietnam+)