Phó Giám đốc điều hành Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Naoyuki Shinohara, ngày 2/3 đã bày tỏ sự lo ngại về sức ép lạm phát ở các nền kinh tế mới nổi tại châu Á trong bối cảnh giá lương thực và năng lượng gia tăng.
Quan chức IMF cho rằng giá dầu mỏ và hàng hóa phi dầu mỏ tăng đáng kể trong năm 2010, do nhu cầu toàn cầu tăng mạnh, giữa lúc có những lo ngại về nguồn cung và sức ép giá cả có thể còn tiếp tục trong năm này. Ở các nền kinh tế mới nổi, lạm phát giá tiêu dùng tăng trong năm 2010 một phần là do giá lương thực tăng mạnh.
Tại châu Á, lạm phát cơ bản bắt đầu tăng - với mức độ khác nhau ở các nước, cho thấy sức ép về giá cả đang lan rộng. Các điều kiện kinh tế của khu vực cũng làm tăng giá hàng hóa.
Một mặt, đó là lương thực tế tăng tại một số nền kinh tế châu Á, trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp tương đối thấp và thiếu lao động lành nghề. Mặt khác, tăng trưởng tín dụng - vốn chậm lại đáng kể trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lại tăng mạnh khắp châu Á.
Các nhà kinh tế thế giới cũng nhận định rằng châu Á đang chịu sức ép lạm phát lớn nhất thế giới, và nỗi lo lạm phát tăng vọt đang lan rộng trên toàn châu lục này. Theo họ, sức ép lạm phát ở châu Á lớn hơn các khu vực khác vì tăng trưởng của châu lục này vượt khá xa tăng trưởng kinh tế của Mỹ và châu Âu.
Hiện chính phủ các nước châu Á đã phải sử dụng biện pháp trợ cấp để đối phó với tình trạng giá cả leo thang, cho dù các nhà kinh tế cảnh báo biện pháp này có thể làm biến dạng nền kinh tế và tăng lạm phát, do nó khuyến khích người tiêu dùng chi nhiều hơn khả năng tài chính của họ./.
Quan chức IMF cho rằng giá dầu mỏ và hàng hóa phi dầu mỏ tăng đáng kể trong năm 2010, do nhu cầu toàn cầu tăng mạnh, giữa lúc có những lo ngại về nguồn cung và sức ép giá cả có thể còn tiếp tục trong năm này. Ở các nền kinh tế mới nổi, lạm phát giá tiêu dùng tăng trong năm 2010 một phần là do giá lương thực tăng mạnh.
Tại châu Á, lạm phát cơ bản bắt đầu tăng - với mức độ khác nhau ở các nước, cho thấy sức ép về giá cả đang lan rộng. Các điều kiện kinh tế của khu vực cũng làm tăng giá hàng hóa.
Một mặt, đó là lương thực tế tăng tại một số nền kinh tế châu Á, trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp tương đối thấp và thiếu lao động lành nghề. Mặt khác, tăng trưởng tín dụng - vốn chậm lại đáng kể trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu, lại tăng mạnh khắp châu Á.
Các nhà kinh tế thế giới cũng nhận định rằng châu Á đang chịu sức ép lạm phát lớn nhất thế giới, và nỗi lo lạm phát tăng vọt đang lan rộng trên toàn châu lục này. Theo họ, sức ép lạm phát ở châu Á lớn hơn các khu vực khác vì tăng trưởng của châu lục này vượt khá xa tăng trưởng kinh tế của Mỹ và châu Âu.
Hiện chính phủ các nước châu Á đã phải sử dụng biện pháp trợ cấp để đối phó với tình trạng giá cả leo thang, cho dù các nhà kinh tế cảnh báo biện pháp này có thể làm biến dạng nền kinh tế và tăng lạm phát, do nó khuyến khích người tiêu dùng chi nhiều hơn khả năng tài chính của họ./.
(TTXVN/Vietnam+)