Kinh tế Brazil đang trên đà phục hồi nhanh chóng với sản lượng công nghiệp tăng và tình hình kinh doanh bán lẻ tiếp tục diễn biến khả quan, chứng minh hướng đi đúng đắn của chính phủ quốc gia Nam Mỹ này.
Đây là nhận định của Bộ trưởng Tài chính Brazil Guido Mantega đưa ra ngày 9/6 sau khi hãng đánh giá tín nhiệm Standard & Poor (S&P) hạ thấp triển vọng đối với mức nợ nước ngoài của nước này từ "ổn định" xuống "tiêu cực."
Trả lời phỏng vấn báo Estado de Sao Paulo, Bộ trưởng Mantega bày tỏ tin tưởng vào nền tảng vững chắc của kinh tế Brazil nhờ những nỗ lực của chính phủ trong việc cắt giảm thuế và ngân sách chi tiêu.
Theo ông, mặc dù lạm phát trong quý đầu năm nay tăng do giá lương thực bị đội lên, song đây chỉ là xu hướng tạm thời. Điều quan trọng nhất là tình hình kinh doanh tại các hệ thống siêu thị vẫn duy trì đà tăng trường trong bốn tháng liên tiếp.
Sản lượng dầu mỏ, khí đốt, ximăng và ôtô của nước này cũng rất cao, dẫn tới việc nới rộng tổng giá trị lợi nhuận biên của ngành công nghiệp. Bộ trưởng Mantega hy vọng những dấu hiệu khả quan của kinh tế Brazil sẽ khiến S&P đảo ngược đánh giá dành cho nước này.
Trước đó, căn cứ vào mức thu nhập yếu kém của chính phủ Brazil, tốc độ tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng chi tiêu thấp, S&P đã quyết định hạ triển vọng đối với các khoản nợ nước ngoài của Brazil, từ mức "ổn định" xuống mức "tiêu cực".
S&P dẫn các số liệu thống kê cho biết tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong quý 1 giảm 0,6% so với dự báo; trong khi đó lạm phát tăng lên 6,5%, vượt quá mức trần quy định của ngân hàng trung ương khiến cơ quan này phải nâng lãi suất ngân hàng từ 7,5% lên 8%.
Tuy nhiên, theo lý giải của Bộ trưởng Mantega, việc thu nhập chính phủ giảm do cắt giảm thuế và tăng trưởng chi tiêu thấp do chính phủ điều chỉnh ngân sách chi tiêu chỉ là những tác động tức thời trong tổng thể các giải pháp thúc đẩy kinh tế dài hạn của chính phủ trong bối cảnh kinh tế thế giới chưa thoát khỏi suy thoái.
Đối với quyết định bãi bỏ mức thuế 6% đánh vào các khoản đầu tư nước ngoài mua trái phiếu chính phủ, Bộ trưởng Tài chính cho biết quyết định trên được đưa ra để thu hút các dòng vốn đầu tư quay trở lại thị trường Brazil sau một thời gian có chiều hướng giảm.
Trước những thông tin cho rằng chính quyền của Tổng thống Dilma Rousseff đạt mục tiêu kinh tế bằng "mánh khóe," người đứng đầu ngành tài chính Brazil quả quyết Brasillia luôn tiến hành những chính sách rõ ràng, cởi mở dựa trên các nghị quyết của chính phủ và sự giám sát của người dân./.
Đây là nhận định của Bộ trưởng Tài chính Brazil Guido Mantega đưa ra ngày 9/6 sau khi hãng đánh giá tín nhiệm Standard & Poor (S&P) hạ thấp triển vọng đối với mức nợ nước ngoài của nước này từ "ổn định" xuống "tiêu cực."
Trả lời phỏng vấn báo Estado de Sao Paulo, Bộ trưởng Mantega bày tỏ tin tưởng vào nền tảng vững chắc của kinh tế Brazil nhờ những nỗ lực của chính phủ trong việc cắt giảm thuế và ngân sách chi tiêu.
Theo ông, mặc dù lạm phát trong quý đầu năm nay tăng do giá lương thực bị đội lên, song đây chỉ là xu hướng tạm thời. Điều quan trọng nhất là tình hình kinh doanh tại các hệ thống siêu thị vẫn duy trì đà tăng trường trong bốn tháng liên tiếp.
Sản lượng dầu mỏ, khí đốt, ximăng và ôtô của nước này cũng rất cao, dẫn tới việc nới rộng tổng giá trị lợi nhuận biên của ngành công nghiệp. Bộ trưởng Mantega hy vọng những dấu hiệu khả quan của kinh tế Brazil sẽ khiến S&P đảo ngược đánh giá dành cho nước này.
Trước đó, căn cứ vào mức thu nhập yếu kém của chính phủ Brazil, tốc độ tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng chi tiêu thấp, S&P đã quyết định hạ triển vọng đối với các khoản nợ nước ngoài của Brazil, từ mức "ổn định" xuống mức "tiêu cực".
S&P dẫn các số liệu thống kê cho biết tăng trưởng Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này trong quý 1 giảm 0,6% so với dự báo; trong khi đó lạm phát tăng lên 6,5%, vượt quá mức trần quy định của ngân hàng trung ương khiến cơ quan này phải nâng lãi suất ngân hàng từ 7,5% lên 8%.
Tuy nhiên, theo lý giải của Bộ trưởng Mantega, việc thu nhập chính phủ giảm do cắt giảm thuế và tăng trưởng chi tiêu thấp do chính phủ điều chỉnh ngân sách chi tiêu chỉ là những tác động tức thời trong tổng thể các giải pháp thúc đẩy kinh tế dài hạn của chính phủ trong bối cảnh kinh tế thế giới chưa thoát khỏi suy thoái.
Đối với quyết định bãi bỏ mức thuế 6% đánh vào các khoản đầu tư nước ngoài mua trái phiếu chính phủ, Bộ trưởng Tài chính cho biết quyết định trên được đưa ra để thu hút các dòng vốn đầu tư quay trở lại thị trường Brazil sau một thời gian có chiều hướng giảm.
Trước những thông tin cho rằng chính quyền của Tổng thống Dilma Rousseff đạt mục tiêu kinh tế bằng "mánh khóe," người đứng đầu ngành tài chính Brazil quả quyết Brasillia luôn tiến hành những chính sách rõ ràng, cởi mở dựa trên các nghị quyết của chính phủ và sự giám sát của người dân./.
(TTXVN)