Công báo Liên bang của Mỹ cho biết, Chính quyền của Tổng thống Barack Obama ngày 21/5 đã dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với bốn tổ chức của Nga, từng bị cáo buộc đã "hỗ trợ các nỗ lực của Iran trong việc phát triển vũ khí hạt nhân và bán vũ khí trái phép cho Syria."
Quyết định trên được đưa ra vài ngày sau khi Washington thông báo "đã nhận được sự ủng hộ của Nga đối với việc áp đặt các biện pháp trừng phạt mới chống Iran liên quan đến chương trình hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo."
Tuy nhiên, các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối bình luận về quyết định này cũng như về mối liên quan giữa việc dỡ bỏ trừng phạt các tổ chức của Nga với việc Mátxcơva ủng hộ nghị quyết mới của Liên hợp quốc về trừng phạt Tehran.
Các tổ chức của Nga vừa được Mỹ dỡ bỏ trừng phạt gồm Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport, Học viện Hàng không Mátxcơva, Đại học Công nghệ Hóa Dmitri Mendeleyev và Cơ quan Thiết kế Thiết bị Tula.
Công báo nêu rõ việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với các tổ chức của Nga là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Mỹ, theo đó xóa bỏ các biện pháp trừng phạt được áp đặt theo sắc lệnh do cựu Tổng thống Bill Clinton ký tháng 11/1994 nhằm ngăn cản một quốc gia mua hoặc sở hữu công nghệ sản xuất, dự trữ, cung cấp hoặc sử dụng vũ khí hủy diệt./.
Quyết định trên được đưa ra vài ngày sau khi Washington thông báo "đã nhận được sự ủng hộ của Nga đối với việc áp đặt các biện pháp trừng phạt mới chống Iran liên quan đến chương trình hạt nhân của nước Cộng hòa Hồi giáo."
Tuy nhiên, các quan chức Bộ Ngoại giao Mỹ từ chối bình luận về quyết định này cũng như về mối liên quan giữa việc dỡ bỏ trừng phạt các tổ chức của Nga với việc Mátxcơva ủng hộ nghị quyết mới của Liên hợp quốc về trừng phạt Tehran.
Các tổ chức của Nga vừa được Mỹ dỡ bỏ trừng phạt gồm Tập đoàn xuất khẩu vũ khí Rosoboronexport, Học viện Hàng không Mátxcơva, Đại học Công nghệ Hóa Dmitri Mendeleyev và Cơ quan Thiết kế Thiết bị Tula.
Công báo nêu rõ việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với các tổ chức của Nga là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Mỹ, theo đó xóa bỏ các biện pháp trừng phạt được áp đặt theo sắc lệnh do cựu Tổng thống Bill Clinton ký tháng 11/1994 nhằm ngăn cản một quốc gia mua hoặc sở hữu công nghệ sản xuất, dự trữ, cung cấp hoặc sử dụng vũ khí hủy diệt./.
(TTXVN/Vietnam+)