Tối 18/2, sau các cuộc đàm phán, các đảng cầm quyền và đối lập ở Nepal đã thông báo tổ chức cuộc bầu cử Hội đồng Lập hiến thứ hai vào ngày 5/6 tới.
Dự kiến Hội đồng Lập hiến sẽ gồm 491 thành viên, trong đó 240 người sẽ được bầu trực tiếp, 230 được chọn theo đại diện tỷ lệ dựa vào số phiếu mà các đảng nhận được, và 11 thành viên còn lại sẽ do Hội đồng Bộ trưởng chỉ định.
Hội đồng sẽ có nhiệm kỳ 5 năm, nhiệm vụ ưu tiên trong năm đầu tiên là soạn thảo một bản hiến pháp mới. Trong 4 năm tiếp theo, Hội đồng sẽ vận hành như một cơ quan lập pháp (tức quốc hội).
Tại các cuộc đàm phán, các đảng cũng đã nhất trí thành lập một chính phủ lâm thời nhằm chuẩn bị cho cuộc bầu cử. Chính phủ này gồm 11 thành viên, do Bộ trưởng Tư pháp Khil Raj Regmi đứng đầu. Ngoài ra, các đảng phái còn đạt đồng thuận về một loạt vấn đề lớn khác.
Tuy nhiên, các đảng sẽ vẫn cần hoàn thành nhiệm vụ quan trọng nhất hướng tới việc xóa bỏ các hàng rào ngăn cản việc sửa đổi bản hiến pháp lâm thời hiện nay để đưa vào một điều khoản về một chính phủ do dân bầu ra.
Hiến pháp hiện tại không nhắc tới việc bầu chính phủ vì vậy việc lãnh đạo ngành tư pháp được chọn làm đứng đầu cơ quan hành pháp sẽ bị coi là vi hiến.
Ngoài ra, các đảng vẫn còn phải thảo luận thêm để thống nhất một số vấn đề khác.
Nepal rơi vào khủng hoảng chính trị kể từ khi Hội đồng Lập hiến đầu tiên mãn nhiệm ngày 27/5/2012 mà chưa ban hành được hiến pháp mới./.
Dự kiến Hội đồng Lập hiến sẽ gồm 491 thành viên, trong đó 240 người sẽ được bầu trực tiếp, 230 được chọn theo đại diện tỷ lệ dựa vào số phiếu mà các đảng nhận được, và 11 thành viên còn lại sẽ do Hội đồng Bộ trưởng chỉ định.
Hội đồng sẽ có nhiệm kỳ 5 năm, nhiệm vụ ưu tiên trong năm đầu tiên là soạn thảo một bản hiến pháp mới. Trong 4 năm tiếp theo, Hội đồng sẽ vận hành như một cơ quan lập pháp (tức quốc hội).
Tại các cuộc đàm phán, các đảng cũng đã nhất trí thành lập một chính phủ lâm thời nhằm chuẩn bị cho cuộc bầu cử. Chính phủ này gồm 11 thành viên, do Bộ trưởng Tư pháp Khil Raj Regmi đứng đầu. Ngoài ra, các đảng phái còn đạt đồng thuận về một loạt vấn đề lớn khác.
Tuy nhiên, các đảng sẽ vẫn cần hoàn thành nhiệm vụ quan trọng nhất hướng tới việc xóa bỏ các hàng rào ngăn cản việc sửa đổi bản hiến pháp lâm thời hiện nay để đưa vào một điều khoản về một chính phủ do dân bầu ra.
Hiến pháp hiện tại không nhắc tới việc bầu chính phủ vì vậy việc lãnh đạo ngành tư pháp được chọn làm đứng đầu cơ quan hành pháp sẽ bị coi là vi hiến.
Ngoài ra, các đảng vẫn còn phải thảo luận thêm để thống nhất một số vấn đề khác.
Nepal rơi vào khủng hoảng chính trị kể từ khi Hội đồng Lập hiến đầu tiên mãn nhiệm ngày 27/5/2012 mà chưa ban hành được hiến pháp mới./.
(TTXVN)