Sông Lô đoạn chảy qua 2 thôn Xạ Hương, Đông Trai, xã Đông Thọ, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) thời gian gần đây liên tục xuất hiện hàng chục chiếc tàu cuốc ngang nhiên khai thác cát, sỏi trái phép, gây sạt lở nghiêm trọng đất sản xuất của bà con sống khu vực bên bờ sông, xâm hại đê điều và gây mất trật tự an ninh địa phương.
Theo phản ánh của bà con thôn Đông Trai, thôn Xạ Hương, xã Đông Thọ thì nạn khai thác cát, sỏi trái phép diễn ra từ lâu, nhưng hơn một năm nay rầm rộ hơn, các đối tượng sử dụng đủ các phương tiện khai thác từ tàu hút có công suất nhỏ đến những tàu cuốc có công suất lớn, từ tàu có biển hiệu đến không có số, đậu giữa dòng khu vực giáp ranh của hai xã Đông Thọ (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) và Chi Đán (huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) rồi lợi dụng sự lơ là của cơ quan chức năng tiến hành khai thác cát, sỏi trái phép.
Những chiếc tàu cuốc tiến hành khai thác sát bờ sông lấn sâu vào ruộng và chỉ cần vài giờ đồng hồ, mỗi tàu cuốc có thể khai thác được hàng trăm khối cát, sỏi, hậu quả để lại sau những lần "oanh tạc" đó chính là nhiều diện tích đất của bà con đã bị "hà bá nuốt chửng".
Ông Nguyễn Đức Quyền ở thôn Đông Trai, xã Đông Thọ cho biết trước đây, việc khai thác cát chủ yếu được các đối tượng tiến hành ở khu vực hạ lưu sông Lô thuộc huyện Đoan Hùng, nhưng hiện nay khu vực ấy hết cát, sỏi, nên các đối tượng lại dịch chuyển lên khu vực này ngày một nhiều hơn.
Do đây là khu vực giáp ranh với huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) nên khi có đoàn kiểm tra của tỉnh, huyện đến là các đối tượng lại cho tàu sang khu vực bên kia Đoan Hùng.
Trung bình mỗi ngày khu vực này có đến hơn 10 chiếc máy cuốc tiến hành khai thác cát, sỏi, việc khai thác cát khu vực này đã khiến cho phần soi Đông Trai sạt lở rất nhiều làm cho bà con nơi đây rất bức xúc.
>Ông Nguyễn Văn Tiến - Trưởng thôn Đông Trai cho biết đoạn sông Lô chảy qua thôn Đông Trai có chiều dài khoảng 200m của hơn 140 hộ. Diện tích đất này hằng năm bà con vẫn trồng được 2 vụ ngô, còn khu vực bãi soi nổi vụ Hè-Thu bà con còn trồng vừng.
Hơn một năm nay, mỗi ngày vẫn có khoảng 10-15 chiếc tàu cuốc hoạt động khai thác cát, sỏi, thời gian hoạt động kéo dài đến khoảng 10 giờ đêm. Quá trình khai thác cát, sỏi gần bờ đã làm cho diện tích bị đất sụt lún rất nhiều, để giữ đất, bà con phải thường xuyên ra ruộng kiểm tra, giám sát, nhưng nếu bà con về, thì các tàu lại vào sát bờ khai thác. Trước những bức xúc của bà con, thôn đã có báo với xã khi giao ban hàng tháng, lúc đó xã cũng kiểm tra.
Rời thôn Đông Trai, chúng tôi đến thôn Xạ Hương, đây là thôn chịu ảnh hưởng nặng của việc khai thác cát, sỏi. Tình trạng đất bị sụt lún nghiêm trọng khiến hơn 130 hộ dân nơi đây rất bức xúc.
Để tận mắt chứng kiến hiện trường sạt lở, chúng tôi đã phải dùng thuyền đi dọc sông Lô (đoạn từ thôn Đông Trai đến thôn Xạ Hương). Chỉ một khúc sông ngắn, nhưng nơi đây có đến 30-40 chiếc tàu cuốc, tàu xà lan neo đậu.
Trên sông có 4 chiếc tàu cuốc đang hoạt động, nước sông đục ngầu, bờ sông trở nên dựng đứng, có đoạn cao đến 4 - 5m, kéo dài hàng chục mét, thỉnh thoảng lại có những mảng đất đổ ầm xuống kéo theo những cây ngô non, mía chưa đến mùa thu hoạch.
Ngay sát bờ sông là ngôi nhà của anh Nguyễn Văn Bắc ở thôn Xạ Hương. Gia đình anh đã sống ở đây 5 năm, trước kia đất gia đình có chiều rộng hơn 50m tính từ bờ sông vào, nhưng giờ đây đất đã sạt lở hết 15m vào sát chân tường nhà. Lo lắng cho an toàn của hai con còn nhỏ tuổi, anh đã cố gắng gia cố lại căn nhà nhưng cũng không được.
Ông Đỗ Tiến Huệ - Trưởng thôn Xạ Hương cho biết khu vực sông Lô đoạn chảy qua thôn do Công ty Cổ phần Thuận Đức khai thác cát, sỏi. Trước đây thôn đã thống nhất với công ty là công ty chỉ khai thác cát, sỏi cách bờ 50m, nhưng 5 ngày trở lại đây, các tàu chỉ khai thác cách bờ 10-15m.
Tổng diện tích soi bãi toàn thôn khoảng 12ha mỗi năm cho 2 vụ ngô, số diện tích này của hơn 130 hộ, đều đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện trên 4m chiều ngang đất đã bị lở kéo dài trên 1,5km, nếu công ty khai thác gần bờ như thế này tương lai khoảng 2 năm nữa thì thôn sẽ mất khoảng 30m tính từ bờ sông vào (khoảng 450.000m2).
Những hộ bị ảnh hưởng nặng nhất là gia đình ông Nguyễn Xuân Hội, Nguyễn Văn Hợi, Phạm Ngọc Minh, Hán Ngọc Lâm..., bình quân mỗi hộ sạt lở mất 300m2.
Thôn đã có văn bản gửi lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, Bí thư Đảng ủy xã. Ông Huệ cho biết thêm mấy ngày này bà con phải túc trực tại bãi soi cả ngày lẫn đêm, để không cho tàu cuốc vào. Ngày 11/8, bà con trong thôn đã thu giữ 1 neo của tàu cuốc mang số hiệu PT-1877 vì đã đặt neo lên bờ và cuốc làm sạt lở nhiều diện tích của bà con.
Còn ông Lý Kim Võ - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đông Thọ khẳng định toàn bộ khu vực bãi soi Đông Trai bao gồm cả phần đảo nổi đều do Công ty Cổ phần Thuận Đức khai thác và Công ty Cổ phần Thuận Đức khai thác, tuân thủ theo giấy phép.
Sạt lở ở các địa điểm như nhân dân phản ảnh là do tự nhiên vì trước đây sạt lở vẫn diễn ra chứ không phải do công ty gây nên... Thời gian tới, Ủy ban nhân dân xã sẽ phối hợp với các đơn vị thường xuyên tuần tra, quản lý thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước.
Trước những bức xúc của người dân, các cơ quan chức năng cần điều tra làm rõ nhằm ngăn chặn tình hình khai thác cát, sỏi trái phép ở Đông Thọ, giúp nhân dân ổn định cuộc sống./.
Theo phản ánh của bà con thôn Đông Trai, thôn Xạ Hương, xã Đông Thọ thì nạn khai thác cát, sỏi trái phép diễn ra từ lâu, nhưng hơn một năm nay rầm rộ hơn, các đối tượng sử dụng đủ các phương tiện khai thác từ tàu hút có công suất nhỏ đến những tàu cuốc có công suất lớn, từ tàu có biển hiệu đến không có số, đậu giữa dòng khu vực giáp ranh của hai xã Đông Thọ (huyện Sơn Dương, Tuyên Quang) và Chi Đán (huyện Đoan Hùng, Phú Thọ) rồi lợi dụng sự lơ là của cơ quan chức năng tiến hành khai thác cát, sỏi trái phép.
Những chiếc tàu cuốc tiến hành khai thác sát bờ sông lấn sâu vào ruộng và chỉ cần vài giờ đồng hồ, mỗi tàu cuốc có thể khai thác được hàng trăm khối cát, sỏi, hậu quả để lại sau những lần "oanh tạc" đó chính là nhiều diện tích đất của bà con đã bị "hà bá nuốt chửng".
Ông Nguyễn Đức Quyền ở thôn Đông Trai, xã Đông Thọ cho biết trước đây, việc khai thác cát chủ yếu được các đối tượng tiến hành ở khu vực hạ lưu sông Lô thuộc huyện Đoan Hùng, nhưng hiện nay khu vực ấy hết cát, sỏi, nên các đối tượng lại dịch chuyển lên khu vực này ngày một nhiều hơn.
Do đây là khu vực giáp ranh với huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) nên khi có đoàn kiểm tra của tỉnh, huyện đến là các đối tượng lại cho tàu sang khu vực bên kia Đoan Hùng.
Trung bình mỗi ngày khu vực này có đến hơn 10 chiếc máy cuốc tiến hành khai thác cát, sỏi, việc khai thác cát khu vực này đã khiến cho phần soi Đông Trai sạt lở rất nhiều làm cho bà con nơi đây rất bức xúc.
>Ông Nguyễn Văn Tiến - Trưởng thôn Đông Trai cho biết đoạn sông Lô chảy qua thôn Đông Trai có chiều dài khoảng 200m của hơn 140 hộ. Diện tích đất này hằng năm bà con vẫn trồng được 2 vụ ngô, còn khu vực bãi soi nổi vụ Hè-Thu bà con còn trồng vừng.
Hơn một năm nay, mỗi ngày vẫn có khoảng 10-15 chiếc tàu cuốc hoạt động khai thác cát, sỏi, thời gian hoạt động kéo dài đến khoảng 10 giờ đêm. Quá trình khai thác cát, sỏi gần bờ đã làm cho diện tích bị đất sụt lún rất nhiều, để giữ đất, bà con phải thường xuyên ra ruộng kiểm tra, giám sát, nhưng nếu bà con về, thì các tàu lại vào sát bờ khai thác. Trước những bức xúc của bà con, thôn đã có báo với xã khi giao ban hàng tháng, lúc đó xã cũng kiểm tra.
Rời thôn Đông Trai, chúng tôi đến thôn Xạ Hương, đây là thôn chịu ảnh hưởng nặng của việc khai thác cát, sỏi. Tình trạng đất bị sụt lún nghiêm trọng khiến hơn 130 hộ dân nơi đây rất bức xúc.
Để tận mắt chứng kiến hiện trường sạt lở, chúng tôi đã phải dùng thuyền đi dọc sông Lô (đoạn từ thôn Đông Trai đến thôn Xạ Hương). Chỉ một khúc sông ngắn, nhưng nơi đây có đến 30-40 chiếc tàu cuốc, tàu xà lan neo đậu.
Trên sông có 4 chiếc tàu cuốc đang hoạt động, nước sông đục ngầu, bờ sông trở nên dựng đứng, có đoạn cao đến 4 - 5m, kéo dài hàng chục mét, thỉnh thoảng lại có những mảng đất đổ ầm xuống kéo theo những cây ngô non, mía chưa đến mùa thu hoạch.
Ngay sát bờ sông là ngôi nhà của anh Nguyễn Văn Bắc ở thôn Xạ Hương. Gia đình anh đã sống ở đây 5 năm, trước kia đất gia đình có chiều rộng hơn 50m tính từ bờ sông vào, nhưng giờ đây đất đã sạt lở hết 15m vào sát chân tường nhà. Lo lắng cho an toàn của hai con còn nhỏ tuổi, anh đã cố gắng gia cố lại căn nhà nhưng cũng không được.
Ông Đỗ Tiến Huệ - Trưởng thôn Xạ Hương cho biết khu vực sông Lô đoạn chảy qua thôn do Công ty Cổ phần Thuận Đức khai thác cát, sỏi. Trước đây thôn đã thống nhất với công ty là công ty chỉ khai thác cát, sỏi cách bờ 50m, nhưng 5 ngày trở lại đây, các tàu chỉ khai thác cách bờ 10-15m.
Tổng diện tích soi bãi toàn thôn khoảng 12ha mỗi năm cho 2 vụ ngô, số diện tích này của hơn 130 hộ, đều đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Hiện trên 4m chiều ngang đất đã bị lở kéo dài trên 1,5km, nếu công ty khai thác gần bờ như thế này tương lai khoảng 2 năm nữa thì thôn sẽ mất khoảng 30m tính từ bờ sông vào (khoảng 450.000m2).
Những hộ bị ảnh hưởng nặng nhất là gia đình ông Nguyễn Xuân Hội, Nguyễn Văn Hợi, Phạm Ngọc Minh, Hán Ngọc Lâm..., bình quân mỗi hộ sạt lở mất 300m2.
Thôn đã có văn bản gửi lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, Bí thư Đảng ủy xã. Ông Huệ cho biết thêm mấy ngày này bà con phải túc trực tại bãi soi cả ngày lẫn đêm, để không cho tàu cuốc vào. Ngày 11/8, bà con trong thôn đã thu giữ 1 neo của tàu cuốc mang số hiệu PT-1877 vì đã đặt neo lên bờ và cuốc làm sạt lở nhiều diện tích của bà con.
Còn ông Lý Kim Võ - Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đông Thọ khẳng định toàn bộ khu vực bãi soi Đông Trai bao gồm cả phần đảo nổi đều do Công ty Cổ phần Thuận Đức khai thác và Công ty Cổ phần Thuận Đức khai thác, tuân thủ theo giấy phép.
Sạt lở ở các địa điểm như nhân dân phản ảnh là do tự nhiên vì trước đây sạt lở vẫn diễn ra chứ không phải do công ty gây nên... Thời gian tới, Ủy ban nhân dân xã sẽ phối hợp với các đơn vị thường xuyên tuần tra, quản lý thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước.
Trước những bức xúc của người dân, các cơ quan chức năng cần điều tra làm rõ nhằm ngăn chặn tình hình khai thác cát, sỏi trái phép ở Đông Thọ, giúp nhân dân ổn định cuộc sống./.
Nguyễn Văn Tý (TTXVN)