David Broughton - người đã kiếm bộn tiền nhờ đi tiên phong nhập khẩu kèn vuvuzela về bán ở Anh - đang có nguy cơ trở thành người bị ghét nhất nước này.
Tháng 7 năm ngoái, Broughton bắt đầu nhập khẩu thứ nhạc cụ đang gây nhiều tranh cãi tại World Cup vì tiếng ồn của nó, và kể từ đó anh đã bán được 10.000 chiếc.
Tính từ thời điểm bóng lăn trên các sân cỏ ở Nam Phi, cứ mỗi phút Broughton bán được một chiếc kèn vuvuzela với giá 10 bảng/chiếc.
Giờ đây, doanh nhân được mệnh danh là “Mr. Vuvuzela” thừa nhận anh có thể là người bị ghét nhất nước Anh trong mùa Hè này, sau khi hàng triệu người trên thế giới quay lưng với thứ âm thanh không dễ nghe và có cường độ lên tới 144 decibel.
“Tôi tưởng tượng có một dãy người xếp hàng chờ để đấm vào mặt tôi,” Broughton nói.
Trong một chuyến du lịch tới Nam Phi mùa hè năm ngoái, Broughton để ý tới kèn vuvuzela sau khi biết rằng có tới 2 triệu chiếc đã được bán ra trong thời gian diễn ra Cúp Liên đoàn và rất nhiều siêu thị cháy hàng.
Sau khi tiếp cận một số siêu thị lớn ở Anh để hợp tác phân phối nhưng không thành, Broughton quyết định bán loại kèn này theo cách riêng của mình. Trang web của Broughton mỗi ngày có tới 2.000 lượt truy cập để xem và đặt hàng.
Broughton cho rằng có thể kèn vuvuzela tạo ra một thứ âm thanh khó nghe trên TV, song nó lại đang đoàn kết cả một dân tộc ở Nam Phi.
Ngoài ra, “tôi thà nghe một tiếng kèn vuvuzela còn hơn là phải chịu đựng các cổ động viên Anh sử dụng vốn từ vựng hạn chế của họ để bày tỏ ý kiến với trọng tài,” Broughton nói tiếp.
Công việc kinh doanh nhạc cụ và đồ điện tử của Broughton hứa hẹn sẽ còn khởi sắc ngay cả khi một tháng World Cup trôi qua. Anh đã bán được kèn vuvuzela cho cổ động viên nhiều câu lạc bộ hạng dưới và đã tiếp cận các cửa hàng độc quyền của các câu lạc bộ Premier League, trong đó có Chelsea.
Doanh nhân nhạy bén này hy vọng kèn vuvuzela sẽ trở nên phổ biến tại mùa bóng tới ở Anh, thậm chí cả ở Olympics 2012 sắp diễn ra ở Xứ sở Sương mù.
Dù bị nhiều người ghét, kèn vuvuzela vẫn đang tạo được một cơn sốt tại Anh. Siêu thị Sainsbury’s cho biết trong tháng này họ đã tiêu thụ được 40.000 chiếc, với tốc độ hai giây một chiếc.
Khách hàng đặt mua thứ nhạc cụ truyền thống của châu Phi trên trang web bán hàng trực tuyến Amazon cũng tăng 10 lần.
Trong khi đó, hàng ngàn cổ động viên bóng đá ở Anh, chủ yếu là giới trẻ, đã kịp trang bị cho mình âm thanh kèn vuvuzela làm nhạc chuông điện thoại./.
Tháng 7 năm ngoái, Broughton bắt đầu nhập khẩu thứ nhạc cụ đang gây nhiều tranh cãi tại World Cup vì tiếng ồn của nó, và kể từ đó anh đã bán được 10.000 chiếc.
Tính từ thời điểm bóng lăn trên các sân cỏ ở Nam Phi, cứ mỗi phút Broughton bán được một chiếc kèn vuvuzela với giá 10 bảng/chiếc.
Giờ đây, doanh nhân được mệnh danh là “Mr. Vuvuzela” thừa nhận anh có thể là người bị ghét nhất nước Anh trong mùa Hè này, sau khi hàng triệu người trên thế giới quay lưng với thứ âm thanh không dễ nghe và có cường độ lên tới 144 decibel.
“Tôi tưởng tượng có một dãy người xếp hàng chờ để đấm vào mặt tôi,” Broughton nói.
Trong một chuyến du lịch tới Nam Phi mùa hè năm ngoái, Broughton để ý tới kèn vuvuzela sau khi biết rằng có tới 2 triệu chiếc đã được bán ra trong thời gian diễn ra Cúp Liên đoàn và rất nhiều siêu thị cháy hàng.
Sau khi tiếp cận một số siêu thị lớn ở Anh để hợp tác phân phối nhưng không thành, Broughton quyết định bán loại kèn này theo cách riêng của mình. Trang web của Broughton mỗi ngày có tới 2.000 lượt truy cập để xem và đặt hàng.
Broughton cho rằng có thể kèn vuvuzela tạo ra một thứ âm thanh khó nghe trên TV, song nó lại đang đoàn kết cả một dân tộc ở Nam Phi.
Ngoài ra, “tôi thà nghe một tiếng kèn vuvuzela còn hơn là phải chịu đựng các cổ động viên Anh sử dụng vốn từ vựng hạn chế của họ để bày tỏ ý kiến với trọng tài,” Broughton nói tiếp.
Công việc kinh doanh nhạc cụ và đồ điện tử của Broughton hứa hẹn sẽ còn khởi sắc ngay cả khi một tháng World Cup trôi qua. Anh đã bán được kèn vuvuzela cho cổ động viên nhiều câu lạc bộ hạng dưới và đã tiếp cận các cửa hàng độc quyền của các câu lạc bộ Premier League, trong đó có Chelsea.
Doanh nhân nhạy bén này hy vọng kèn vuvuzela sẽ trở nên phổ biến tại mùa bóng tới ở Anh, thậm chí cả ở Olympics 2012 sắp diễn ra ở Xứ sở Sương mù.
Dù bị nhiều người ghét, kèn vuvuzela vẫn đang tạo được một cơn sốt tại Anh. Siêu thị Sainsbury’s cho biết trong tháng này họ đã tiêu thụ được 40.000 chiếc, với tốc độ hai giây một chiếc.
Khách hàng đặt mua thứ nhạc cụ truyền thống của châu Phi trên trang web bán hàng trực tuyến Amazon cũng tăng 10 lần.
Trong khi đó, hàng ngàn cổ động viên bóng đá ở Anh, chủ yếu là giới trẻ, đã kịp trang bị cho mình âm thanh kèn vuvuzela làm nhạc chuông điện thoại./.
Vũ Hội/London (Vietnam+)