Người đàn ông da đen nhẻm, đầu còn lơ thơ một vài sợi tóc nhưng mắt vẫn dán chặt vào màn hình bóng đá. Cả dãy hành lang xung quanh anh cũng đã chật kín cả người.
Mùa World Cup vẫn đến với những con người đang đứng bên ranh giới tử thần theo cách riêng của mình.
Bóng vẫn lăn giữa xóm nghèo
Đã từ mấy hôm nay, không khí trong cái "xóm chạy thận" nghèo nhất nhì Hà Nội bỗng nhiên trở nên xôn xao hơn so với ngày thường. Cứ tầm 5 giờ chiều, những cô, bác đi làm công ở tứ xứ lại lục tục kéo nhau về… để cùng nhau xem World Cup.
Dựng vội chiếc xe đạp cọc cạch vào một góc tường, mặc dù còn nhễ nhại mồ hôi nhưng anh Hiển vẫn sà nhanh vào phòng trọ bên cạnh, nơi có chiếc tivi duy nhất của xóm. Trong căn phòng chưa đầy 10m2 lúc này, hơn 10 gã đàn ông đã cởi trần, mắt dán chặt vào màn hình tivi bóng đá.
Cũng giống như Hiển, tất cả anh em có mặt tại đây đều phải chạy thận thường xuyên. Chỉ tay vào chiếc tivi 21 inch đã cũ, anh Hiển bảo: “Từ khi biết có bóng đá, tôi đã được mọi người trong xóm giao nhiệm vụ về quê, chở chiếc tivi cũ lên cho mọi người cùng xem.”
Anh Cường quê ở Ứng Hòa (Hà Nội) có lẽ là cổ động viên đặc biệt nhất giữa xóm trọ không tên của những người chạy thận. Người đàn ông 34 tuổi ấy đã có thâm niên 12 năm mắc bệnh. Nhưng suốt quãng thời gian dài bằng khoảng cách ba kỳ World Cup ấy, anh chưa hề bỏ lỡ một ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh nào.
Chỉ vào chiếc hộp đánh giày nằm gọn trong một góc, anh tâm sự: “Ngày thường, ngoài giờ chạy thận, chúng tôi đều phải đi làm quần quật để kiếm thêm chút đồng viện phí. Nhưng tháng này, anh em tự cho phép mình nghỉ sớm để theo dõi bóng đá.”
Không khí World Cup ở "xóm chạy thận" có lẽ cũng không giống bất kỳ nơi đâu trên thế giới. Vào xóm những ngày này, chúng tôi khá bất ngờ vì cả dãy nhà trọ lại tối đen. Thấy khách thắc mắc, anh Hòa (Cẩm Giàng, Hải Dương) thanh minh vì đã quyết định "xả hơi" xem bóng nên chúng tôi sẽ phải tiết kiệm tối đa để không ảnh hưởng đến chi tiêu. Cả xóm đã tắt đèn, tập hợp nhau vào căn phòng “rộng rãi” nhất để cùng thưởng thức những trận cầu nảy lửa.
Anh Hòa chia sẻ: “Với những bệnh nhân ngày đêm phải sống chung cùng với bệnh tật như chúng tôi, bóng đá thực sự có giá trị tinh thần và ý nghĩa đặc biệt. Ngoài những giây phút cười vui, trái bóng World Cup sẽ tiếp thêm nhựa sống cho tất cả.”
Trong một phút chốc, dường như tất cả bệnh tật đã được gác lại, những phiền muộn hàng ngày cũng được xóa nhòa. Ở đó chỉ còn lại tiếng reo hò cổ vũ cho trái bóng lăn ở tít tận trời Phi.
“Vẫn hy vọng ở những giây cuối cùng”
Không khí của ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh không chỉ ngập tràn trong xóm trọ nghèo của những người chạy thận mà còn len lỏi vào cả những bệnh viện chữa bệnh hiểm nghèo.
Buổi tối, hành lang của khoa tai biến mạch máu não (Bệnh viện Bạch Mai) một tuần nay náo nhiệt hơn so với ngày thường. Không giống như nhiều người có may mắn là được xem đá bóng tại nhà, tại quán bia tươi mát lạnh, các bệnh nhân thường tụ họp xem bóng đá qua tivi tại các hành lang và quầy căng tin bệnh viện để thỏa mãn niềm đam mê của mình.
Tay cầm chiếc quạt nan, vận chiếc quần ngố, chân vắt vẻo lên ghế, anh Nguyễn Văn Thành, một bệnh nhân mắc bệnh ung thư tại bệnh viện Bạch Mai đang trong quá trình điều trị, vẫn cố gắng thức trắng đêm để theo dõi World Cup.
Anh Thành vừa hét lên sau một pha bóng áp sát khung thành đối phương vừa cho chúng tôi biết: “Những ngày này, đi đâu chúng tôi cũng bàn luận về bóng đá. Tối tối lại rủ nhau tụ tập trước hành lang xem nên cũng rất sôi động.”
Anh Thành kể lại những ngày sống trong viện, khi nhận được kết quả chuẩn đoán của bác sĩ, anh như suy sụp sau khi biết bệnh của mình đã ở vào giai đoạn cuối. Dù biết rằng rất khó có thể thay đổi được nhưng tất cả các bệnh nhân đều cố gắng tìm ra niềm vui mỗi ngày.
“Giữa bệnh tật và bóng đá có nhiều điểm chung. Bóng đá giúp chúng tôi quên đi mọi muộn phiền và lạc quan hơn với cuộc sống hiện tại. Bóng đá và bệnh tật đều có những bất ngờ xảy ra, rèn luyện tính kiên nhẫn để có tinh thần chiến đấu đến những giây cuối cùng của trận đấu,” anh Thành tâm sự.
Đến thăm những bệnh nhân tại bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Nhi Trung Ương, hay nhiều bệnh viện khác tại Hà Nội, chúng tôi cũng gặp không khí bóng đá cuồng say và sự lạc quan hiếm thấy.
Tại bệnh viện K, không hẹn mà gặp, cứ mỗi tối, anh Trần Tiến Dũng một bệnh nhân ung thư phổi ở Thanh trì cùng với hàng chục người lại đổ về khu nhà ăn để cùng hò hét và cổ vũ cho những đội bóng mình yêu thích. Họ cười, nói, bình luận râm ran.
Ít ai có thể biết rằng, những khán giả cuồng nhiệt kia lại là những người bệnh hiểm nghèo mà cuốn sổ sinh tử có thể điền tên họ bất cứ thời gian nào.
Anh Dũng cho biết: “Trong bóng đá, còn một giây cuối thì các cầu thủ vẫn phải chiến đấu. Mong muốn và những điều bất ngờ sẽ đến với những ai kiên trì, không buông xuôi với hoàn cảnh, số phận và hy vọng mãnh liệt vào chiến thắng. Chúng tôi cũng hy vọng sẽ vượt qua được bệnh tật, chiến thắng cái chết…”
Chia tay không khí bóng đá tại những nơi mà cổ động viên hàng ngày vẫn phải cố gắng giành giật sự sống từ tay tử thần, chúng tôi nhớ mãi hình ảnh cả nhà ăn như nổ tung bởi tiếng reo hò khi bóng lăn vào lưới. Trong một khoảnh khắc, tất cả vỡ ào trong một niềm vui không ranh giới./.
Mùa World Cup vẫn đến với những con người đang đứng bên ranh giới tử thần theo cách riêng của mình.
Bóng vẫn lăn giữa xóm nghèo
Đã từ mấy hôm nay, không khí trong cái "xóm chạy thận" nghèo nhất nhì Hà Nội bỗng nhiên trở nên xôn xao hơn so với ngày thường. Cứ tầm 5 giờ chiều, những cô, bác đi làm công ở tứ xứ lại lục tục kéo nhau về… để cùng nhau xem World Cup.
Dựng vội chiếc xe đạp cọc cạch vào một góc tường, mặc dù còn nhễ nhại mồ hôi nhưng anh Hiển vẫn sà nhanh vào phòng trọ bên cạnh, nơi có chiếc tivi duy nhất của xóm. Trong căn phòng chưa đầy 10m2 lúc này, hơn 10 gã đàn ông đã cởi trần, mắt dán chặt vào màn hình tivi bóng đá.
Cũng giống như Hiển, tất cả anh em có mặt tại đây đều phải chạy thận thường xuyên. Chỉ tay vào chiếc tivi 21 inch đã cũ, anh Hiển bảo: “Từ khi biết có bóng đá, tôi đã được mọi người trong xóm giao nhiệm vụ về quê, chở chiếc tivi cũ lên cho mọi người cùng xem.”
Anh Cường quê ở Ứng Hòa (Hà Nội) có lẽ là cổ động viên đặc biệt nhất giữa xóm trọ không tên của những người chạy thận. Người đàn ông 34 tuổi ấy đã có thâm niên 12 năm mắc bệnh. Nhưng suốt quãng thời gian dài bằng khoảng cách ba kỳ World Cup ấy, anh chưa hề bỏ lỡ một ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh nào.
Chỉ vào chiếc hộp đánh giày nằm gọn trong một góc, anh tâm sự: “Ngày thường, ngoài giờ chạy thận, chúng tôi đều phải đi làm quần quật để kiếm thêm chút đồng viện phí. Nhưng tháng này, anh em tự cho phép mình nghỉ sớm để theo dõi bóng đá.”
Không khí World Cup ở "xóm chạy thận" có lẽ cũng không giống bất kỳ nơi đâu trên thế giới. Vào xóm những ngày này, chúng tôi khá bất ngờ vì cả dãy nhà trọ lại tối đen. Thấy khách thắc mắc, anh Hòa (Cẩm Giàng, Hải Dương) thanh minh vì đã quyết định "xả hơi" xem bóng nên chúng tôi sẽ phải tiết kiệm tối đa để không ảnh hưởng đến chi tiêu. Cả xóm đã tắt đèn, tập hợp nhau vào căn phòng “rộng rãi” nhất để cùng thưởng thức những trận cầu nảy lửa.
Anh Hòa chia sẻ: “Với những bệnh nhân ngày đêm phải sống chung cùng với bệnh tật như chúng tôi, bóng đá thực sự có giá trị tinh thần và ý nghĩa đặc biệt. Ngoài những giây phút cười vui, trái bóng World Cup sẽ tiếp thêm nhựa sống cho tất cả.”
Trong một phút chốc, dường như tất cả bệnh tật đã được gác lại, những phiền muộn hàng ngày cũng được xóa nhòa. Ở đó chỉ còn lại tiếng reo hò cổ vũ cho trái bóng lăn ở tít tận trời Phi.
“Vẫn hy vọng ở những giây cuối cùng”
Không khí của ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh không chỉ ngập tràn trong xóm trọ nghèo của những người chạy thận mà còn len lỏi vào cả những bệnh viện chữa bệnh hiểm nghèo.
Buổi tối, hành lang của khoa tai biến mạch máu não (Bệnh viện Bạch Mai) một tuần nay náo nhiệt hơn so với ngày thường. Không giống như nhiều người có may mắn là được xem đá bóng tại nhà, tại quán bia tươi mát lạnh, các bệnh nhân thường tụ họp xem bóng đá qua tivi tại các hành lang và quầy căng tin bệnh viện để thỏa mãn niềm đam mê của mình.
Tay cầm chiếc quạt nan, vận chiếc quần ngố, chân vắt vẻo lên ghế, anh Nguyễn Văn Thành, một bệnh nhân mắc bệnh ung thư tại bệnh viện Bạch Mai đang trong quá trình điều trị, vẫn cố gắng thức trắng đêm để theo dõi World Cup.
Anh Thành vừa hét lên sau một pha bóng áp sát khung thành đối phương vừa cho chúng tôi biết: “Những ngày này, đi đâu chúng tôi cũng bàn luận về bóng đá. Tối tối lại rủ nhau tụ tập trước hành lang xem nên cũng rất sôi động.”
Anh Thành kể lại những ngày sống trong viện, khi nhận được kết quả chuẩn đoán của bác sĩ, anh như suy sụp sau khi biết bệnh của mình đã ở vào giai đoạn cuối. Dù biết rằng rất khó có thể thay đổi được nhưng tất cả các bệnh nhân đều cố gắng tìm ra niềm vui mỗi ngày.
“Giữa bệnh tật và bóng đá có nhiều điểm chung. Bóng đá giúp chúng tôi quên đi mọi muộn phiền và lạc quan hơn với cuộc sống hiện tại. Bóng đá và bệnh tật đều có những bất ngờ xảy ra, rèn luyện tính kiên nhẫn để có tinh thần chiến đấu đến những giây cuối cùng của trận đấu,” anh Thành tâm sự.
Đến thăm những bệnh nhân tại bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Nhi Trung Ương, hay nhiều bệnh viện khác tại Hà Nội, chúng tôi cũng gặp không khí bóng đá cuồng say và sự lạc quan hiếm thấy.
Tại bệnh viện K, không hẹn mà gặp, cứ mỗi tối, anh Trần Tiến Dũng một bệnh nhân ung thư phổi ở Thanh trì cùng với hàng chục người lại đổ về khu nhà ăn để cùng hò hét và cổ vũ cho những đội bóng mình yêu thích. Họ cười, nói, bình luận râm ran.
Ít ai có thể biết rằng, những khán giả cuồng nhiệt kia lại là những người bệnh hiểm nghèo mà cuốn sổ sinh tử có thể điền tên họ bất cứ thời gian nào.
Anh Dũng cho biết: “Trong bóng đá, còn một giây cuối thì các cầu thủ vẫn phải chiến đấu. Mong muốn và những điều bất ngờ sẽ đến với những ai kiên trì, không buông xuôi với hoàn cảnh, số phận và hy vọng mãnh liệt vào chiến thắng. Chúng tôi cũng hy vọng sẽ vượt qua được bệnh tật, chiến thắng cái chết…”
Chia tay không khí bóng đá tại những nơi mà cổ động viên hàng ngày vẫn phải cố gắng giành giật sự sống từ tay tử thần, chúng tôi nhớ mãi hình ảnh cả nhà ăn như nổ tung bởi tiếng reo hò khi bóng lăn vào lưới. Trong một khoảnh khắc, tất cả vỡ ào trong một niềm vui không ranh giới./.
Sơn Bách - Mạnh Hùng (Vietnam+)