Báo cáo cho biết trong số các nền kinh tế mới nổi hàng đầu, Ấn Độ là nềnkinh tế duy nhất tiếp tục có "sự thay đổi tích cực" trong khi Nga và Brazil đangtăng trưởng chậm lại.
Tại khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone), có nhiều dấu hiệu cho thấykhả năng phục hồi kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế Đức. Tại Pháp, nền kinh tếlớn thứ hai của Eurozone sau Đức, các nhà phân tích cho rằng tình hình kinh tếtương đối ổn định.
Các nền kinh tế Anh, Mỹ và Nhật Bản đang tiếp tục có nhữngbước tăng trưởng vững chắc. Đề cập đến Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thếgiới, báo cáo cho rằng nền kinh tế này đang có dấu hiệu chững lại.
Báo cáo nói trên của OECD dựa trên số liệu phân tích của các chuyên giahàng đầu tại các nền kinh tế lớn và nó xem như cơ sở để định hướng một cáchtương đối cho các hoạt động kinh tế trong tương lai.
OECD là diễn đàn chính sách kinh tế toàn cầu, cung cấp các phân tích và đềxuất tới 34 nước thành viên cũng như các nước khác trên thế giới nhằm thúc đẩyviệc đưa ra các chính sách hiệu quả hơn và cải thiện cuộc sống của người dân./.