RCEP đem lại cơ hội làm sâu sắc mối quan hệ kinh doanh trong khu vực

Nhận định RCEP không chỉ là một cơ hội làm sâu sắc mối quan hệ giữa Fortescue và các doanh nghiệp Trung Quốc, Giám đốc tài chính của Fortescue mong đợi doanh nghiệp sẽ mở rộng hợp tác với các nước.
RCEP đem lại cơ hội làm sâu sắc mối quan hệ kinh doanh trong khu vực ảnh 1Ông Ian Wells, Giám đốc tài chính Fortescue Metals Group. (Nguồn: cnbc.com)

Ông Ian Wells, Giám đốc tài chính công ty quặng sắt của Australia Fortescue Metals Group Ltd. nhận định Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) đem lại một cơ hội để làm sâu sắc mối quan hệ kinh doanh giữa các nước trong khu vực.

Không những công nhận RCEP là một cơ hội để làm sâu sắc mối quan hệ giữa Fortescue và các doanh nghiệp Trung Quốc nói riêng và giữa hai nước nói chung, ông Wells cũng mong đợi Fortescue sẽ có thể mở rộng hoạt động thương mại ở nhiều nước khác.

Trong quá trình Fortescue nỗ lực chuyển đổi trở thành một công ty sử dụng các tài nguyên và năng lượng "xanh," Ông Wells tin rằng việc xây dựng và duy trì mối quan hệ thương mại mạnh mẽ với các đối tác chủ chốt vẫn đóng vai trò rất quan trọng.

[ASEAN tổ chức chuỗi hội thảo lần thứ năm về Hiệp định RCEP]

Ông khẳng định: "Hợp tác sẽ là chìa khóa để đạt được các mục tiêu về cắt giảm khí thải toàn cầu, và điều này bao gồm sự đồng hành hiện tại của chúng tôi với các khách hàng của mình trong ngành sản xuất thép thô ở Trung Quốc, để tìm hiểu những thách thức mà họ đang đối mặt trong việc phi carbon hóa hoạt động của mình.”

RCEP sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2022. Được ký kết vào ngày 15/11/2020, hiệp định có sự tham gia của 15 thành viên này chiếm khoảng 30% dân số thế giới.

Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và kim ngạch thương mại của khối cũng chiếm khoảng 30% thế giới. RCEP bao gồm 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục