Máy bay chở 224 hành khách của Nga rơi ở Ai Cập
Ngày 31/10, một máy bay Airbus-321 chở 224 hành khách và phi hành đoàn (trong đó có 17 trẻ em) của Hãng hàng không Kogalymavia (Nga) đã rơi tại bán đảo Sinai của Ai Cập.
Máy bay trên đang trong lộ trình từ sân bay ở khu nghỉ dưỡng Sharm el-Sheikh tới thành phố Saint Petersburg, biến mất khỏi radar sau khi cất cánh 23 phút.
Các nhân viên cứu hộ đã xác định được vị trí hộp đen của máy bay xấu số.
Một số nguồn tin cho rằng máy bay gặp nạn nhiều khả năng là do sự cố kỹ thuật, song giới chức hàng không Nga đã nhấn mạnh rằng giờ còn quá sớm để đưa ra kết luận cuối cùng về nguyên nhân vụ việc thảm khốc trên.
Về phần mình, chính quyền Cairo đã cam kết sẽ cùng với Moskva điều tra theo mọi hướng để tìm ra nguyên nhân chính xác vụ rơi máy bay Nga.
Máy bay trên đang trong lộ trình từ sân bay ở khu nghỉ dưỡng Sharm el-Sheikh tới thành phố Saint Petersburg, biến mất khỏi radar sau khi cất cánh 23 phút.
Các nhân viên cứu hộ đã xác định được vị trí hộp đen của máy bay xấu số.
Một số nguồn tin cho rằng máy bay gặp nạn nhiều khả năng là do sự cố kỹ thuật, song giới chức hàng không Nga đã nhấn mạnh rằng giờ còn quá sớm để đưa ra kết luận cuối cùng về nguyên nhân vụ việc thảm khốc trên.
Về phần mình, chính quyền Cairo đã cam kết sẽ cùng với Moskva điều tra theo mọi hướng để tìm ra nguyên nhân chính xác vụ rơi máy bay Nga.
Mảnh vỡ máy bay Airbus-321 của Nga tại Hassana, Ai Cập. (Nguồn: THX/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Rosaviatsia: Chưa có căn cứ kết luận nguyên nhân máy bay Nga rơi
Động đất mạnh 7,5 độ Richter tại Nam Á
Ngày 26/10, một trận động đất mạnh 7,5 độ Richte đã xảy ra ở khu vực vùng núi Hindu Kush, miền Bắc Afghanistan.
Trận động đất đã làm rung chuyển một khu vực rộng lớn ở Nam Á, từ Afghanistan đến Pakistan, thậm chí lan sang cả Ấn Độ.
Hiện số nạn nhân thiệt mạng đã lên tới hơn 370 người, trong đó Pakistan xác nhận số người chết ở nước này là 255 người và số bị thương gần 1.700 người.
Nhà chức trách cảnh báo số nạn nhân có thể tăng vì nhiều vùng hẻo lánh vẫn bị cô lập và lực lượng cứu hộ gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận các khu vực này.
Xem thêm tại đây: Động đất ở Nam Á: Cứu hộ gặp khó khăn, số người chết vẫn tăng
Trận động đất đã làm rung chuyển một khu vực rộng lớn ở Nam Á, từ Afghanistan đến Pakistan, thậm chí lan sang cả Ấn Độ.
Hiện số nạn nhân thiệt mạng đã lên tới hơn 370 người, trong đó Pakistan xác nhận số người chết ở nước này là 255 người và số bị thương gần 1.700 người.
Nhà chức trách cảnh báo số nạn nhân có thể tăng vì nhiều vùng hẻo lánh vẫn bị cô lập và lực lượng cứu hộ gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận các khu vực này.
Cảnh đổ nát sau trận động đất ở Kohat, Pakistan ngày 26/10. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Động đất ở Nam Á: Cứu hộ gặp khó khăn, số người chết vẫn tăng
Liên hợp quốc thông qua nghị quyết lên án lệnh cấm vận chống Cuba
Ngày 27/10, Đại Hội đồng Liên hợp quốc khóa 70 họp phiên toàn thể thông qua Nghị quyết yêu cầu Mỹ dỡ bỏ lệnh bao vây cấm vận phi lý kéo dài hơn nửa thế kỷ qua đối với Cuba, với tỷ lệ phiếu áp đảo 191/193 phiếu thuận, chỉ có Mỹ và Israel bỏ phiếu chống. Không có nước nào bỏ phiếu trắng.
Đây là lần thứ 24 liên tiếp đại đa số các nước thành viên Liên hợp quốc bày tỏ sự ủng hộ đối với Báo cáo "Sự cần thiết phải chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính do Mỹ áp đặt chống Cuba " do chính phủ Cuba trình lên hàng năm.
Có thể nói số phiếu ủng hộ gần như tuyệt đối vừa qua là một thắng lợi ngoại giao vang dội của Cuba, khẳng định tính chính nghĩa của cách mạng Cuba cũng như ý chí kiên cường của người dân quốc đảo này. Thế nhưng, điều đáng tiếc là Mỹ vẫn bỏ phiếu chống.
Hiện chưa rõ nguyên nhân thực sự dẫn tới quyết định trên của chính phủ Mỹ, có thể do Washington không muốn tỏ ra “mềm yếu” trước giai đoạn tranh cử, cũng có thể Mỹ không muốn tạo ra cái gọi là một tiền lệ “xấu” tại diễn đàn Liên hợp quốc hay không muốn trao thêm ưu thế cho Cuba trong đàm phán,…
Xem thêm tại đây: Mỹ tiếp tục bỏ phiếu chống trong nghị quyết bỏ lệnh cấm vận Cuba
Đây là lần thứ 24 liên tiếp đại đa số các nước thành viên Liên hợp quốc bày tỏ sự ủng hộ đối với Báo cáo "Sự cần thiết phải chấm dứt lệnh cấm vận kinh tế, thương mại và tài chính do Mỹ áp đặt chống Cuba " do chính phủ Cuba trình lên hàng năm.
Có thể nói số phiếu ủng hộ gần như tuyệt đối vừa qua là một thắng lợi ngoại giao vang dội của Cuba, khẳng định tính chính nghĩa của cách mạng Cuba cũng như ý chí kiên cường của người dân quốc đảo này. Thế nhưng, điều đáng tiếc là Mỹ vẫn bỏ phiếu chống.
Hiện chưa rõ nguyên nhân thực sự dẫn tới quyết định trên của chính phủ Mỹ, có thể do Washington không muốn tỏ ra “mềm yếu” trước giai đoạn tranh cử, cũng có thể Mỹ không muốn tạo ra cái gọi là một tiền lệ “xấu” tại diễn đàn Liên hợp quốc hay không muốn trao thêm ưu thế cho Cuba trong đàm phán,…
Ảnh minh họa. (Nguồn: AP)
Xem thêm tại đây: Mỹ tiếp tục bỏ phiếu chống trong nghị quyết bỏ lệnh cấm vận Cuba
Trung-Nhật-Hàn nhất trí nối lại hoàn toàn cơ chế hợp tác ba bên
Ngày 1/11, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-Hye, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã nhất trí "khôi phục hoàn toàn" cơ chế hợp tác ba bên trong cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên giữa ba nước trong hơn ba năm qua.
Trong tuyên bố chung đưa ra sau cuộc họp kéo dài 90 phút tại Seoul, ba nhà lãnh đạo cho rằng cơ chế hợp tác ba bên cần được nối lại, đồng thời kêu gọi tăng cường hợp tác tại Đông Bắc Á.
Các nhà lãnh đạo của ba nước đã nhất trí tạm thời gạt sang một bên những khúc mắc lịch sử để thảo luận những mối quan tâm chung về an ninh và thương mại.
Tuyên bố chung cũng nhấn mạnh “phản đối bất kỳ hành động nào có thể gây ra tình trạng căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên hay vi phạm các nghị quyết có liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.”
Xem thêm tại đây: Lãnh đạo Hàn-Trung-Nhật cam kết sớm nối lại đàm phán sáu bên
Trong tuyên bố chung đưa ra sau cuộc họp kéo dài 90 phút tại Seoul, ba nhà lãnh đạo cho rằng cơ chế hợp tác ba bên cần được nối lại, đồng thời kêu gọi tăng cường hợp tác tại Đông Bắc Á.
Các nhà lãnh đạo của ba nước đã nhất trí tạm thời gạt sang một bên những khúc mắc lịch sử để thảo luận những mối quan tâm chung về an ninh và thương mại.
Tuyên bố chung cũng nhấn mạnh “phản đối bất kỳ hành động nào có thể gây ra tình trạng căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên hay vi phạm các nghị quyết có liên quan của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.”
Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye (giữa), Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (phải) và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trong cuộc gặp lịch sử tại Seoul ngày 1/11. (Nguồn: THX/ TTXVN)
Xem thêm tại đây: Lãnh đạo Hàn-Trung-Nhật cam kết sớm nối lại đàm phán sáu bên
Hội nghị quốc tế về Syria ra tuyên bố chung dù không có đột phá
Ngày 30/10, Mỹ, Nga, Iran và 14 nước khác tham gia Hội nghị quốc tế mở rộng về Syria tại thủ đô Vienna của Áo đã kêu gọi về một lệnh ngừng bắn trên toàn quốc tại Syria, nối lại cuộc đàm phán do Liên hợp quốc làm trung gian giữa chính quyền Damascus và phe đối lập cũng như tiến hành các cuộc bầu cử mới.
Trong tuyên bố chung đưa ra sau hội nghị ở Vienna, các bên tham gia khẳng định "những bất đồng lớn vẫn tồn tại,” song nhất trí "cần phải đẩy nhanh các nỗ lực ngoại giao để chấm dứt cuộc chiến" ở Syria.
Trước khi hội nghị diễn ra, giới phân tích cũng đã nhìn thấy trước khả năng cuộc họp không đưa đến kết quả mang tính quyết định do sự khác biệt quan điểm giữa các bên là quá lớn.
Tuy nhiên, cuộc họp vẫn được ghi nhận là một bước tiến khi tập hợp quanh bàn đàm phán các bên có quan điểm đối lập nhau. Trên thực tế, Iran - đồng minh thân cận của chính quyền Bashar al-Assad, cũng đã lần đầu tiên được mời tham dự Hội nghị.
Xem thêm tại đây: Hội nghị quốc tế về Syria ra tuyên bố chung dù không có đột phá
Trong tuyên bố chung đưa ra sau hội nghị ở Vienna, các bên tham gia khẳng định "những bất đồng lớn vẫn tồn tại,” song nhất trí "cần phải đẩy nhanh các nỗ lực ngoại giao để chấm dứt cuộc chiến" ở Syria.
Trước khi hội nghị diễn ra, giới phân tích cũng đã nhìn thấy trước khả năng cuộc họp không đưa đến kết quả mang tính quyết định do sự khác biệt quan điểm giữa các bên là quá lớn.
Tuy nhiên, cuộc họp vẫn được ghi nhận là một bước tiến khi tập hợp quanh bàn đàm phán các bên có quan điểm đối lập nhau. Trên thực tế, Iran - đồng minh thân cận của chính quyền Bashar al-Assad, cũng đã lần đầu tiên được mời tham dự Hội nghị.
Toàn cảnh Hội nghị quốc tế mở rộng về Syria. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Hội nghị quốc tế về Syria ra tuyên bố chung dù không có đột phá
Cựu Thủ tướng Anh thừa nhận sai lầm khi tiến quân vào Iraq
Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair ngày 25/10 đã xin lỗi về điều ông gọi là “sai lầm” trong cuộc tiến quân vào Iraq do Mỹ cầm đầu hồi năm 2003.
Trả lời phỏng vấn Đài truyền hình CNN, ông Blair cũng cho rằng việc can thiệp quân sự đó đã châm ngòi cho các cuộc xung đột hiện nay trong khu vực, trong đó có sự nổi lên mạnh của nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Iraq và Syria.
Ông Blair còn chỉ trích những thông tin sai lệch về vũ khí giết người hàng loạt đã dẫn đến cuộc tiến quân và những lầm lẫn trong việc lập kế hoạch. Tuy nhiên, ông không xin lỗi về tất cả mọi chuyện trong cuộc chiến tranh này.
Anh đã đưa 45.000 binh sỹ tham gia cuộc tiến quân vào Iraq. Ngoài ra, tham gia chiến dịch này còn có gần 150.000 binh sỹ Mỹ và hàng ngàn binh sỹ từ các nước Australia, Tây Ban Nha và Ba Lan. 179 binh sỹ Anh đã thiệt mạng trong cuộc chiến ở Iraq.
Xem thêm tại đây: Cựu Thủ tướng Anh thừa nhận sai lầm khi tiến quân vào Iraq
Trả lời phỏng vấn Đài truyền hình CNN, ông Blair cũng cho rằng việc can thiệp quân sự đó đã châm ngòi cho các cuộc xung đột hiện nay trong khu vực, trong đó có sự nổi lên mạnh của nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng ở Iraq và Syria.
Ông Blair còn chỉ trích những thông tin sai lệch về vũ khí giết người hàng loạt đã dẫn đến cuộc tiến quân và những lầm lẫn trong việc lập kế hoạch. Tuy nhiên, ông không xin lỗi về tất cả mọi chuyện trong cuộc chiến tranh này.
Anh đã đưa 45.000 binh sỹ tham gia cuộc tiến quân vào Iraq. Ngoài ra, tham gia chiến dịch này còn có gần 150.000 binh sỹ Mỹ và hàng ngàn binh sỹ từ các nước Australia, Tây Ban Nha và Ba Lan. 179 binh sỹ Anh đã thiệt mạng trong cuộc chiến ở Iraq.
Ông Tony Blair. (Nguồn: theguardian.com)
Xem thêm tại đây: Cựu Thủ tướng Anh thừa nhận sai lầm khi tiến quân vào Iraq
Thượng viện Mỹ thông qua thỏa thuận ngân sách thời hạn 2 năm
Ngày 30/10, Thượng viện Mỹ, với tỷ lệ 64 phiếu ủng hộ và 35 phiếu chống, đã bỏ phiếu thông qua dự luật ngân sách hai năm, đến năm 2017.
Tất cả các thành viên của đảng Dân chủ trong Thượng viện và các Thượng nghị sỹ thuộc đảng Cộng hòa có quan điểm bảo thủ trong lĩnh vực quốc phòng đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật.
Dự luật ngân sách này có thời hạn đến ngày 15/3/2017 với nội dung chính là nâng trần nợ công, tăng chi tiêu quân sự và chi tiêu trong nước thêm 80 tỷ USD.
Dự luật cũng đã được Hạ viện thông qua này ngay lập tức đã được gửi lên Nhà Trắng để Tổng thống Barack Obama ký thành luật trước ngày 3/11 nhằm tránh cho chính phủ liên bang phải đóng cửa một bộ phận công sở vào tháng 12 tới khi thời hạn chót chính phủ Mỹ hết quyền vay tiền để chi cho các hoạt động.
Xem thêm tại đây: Thượng viện Mỹ thông qua thỏa thuận ngân sách thời hạn 2 năm
Tất cả các thành viên của đảng Dân chủ trong Thượng viện và các Thượng nghị sỹ thuộc đảng Cộng hòa có quan điểm bảo thủ trong lĩnh vực quốc phòng đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật.
Dự luật ngân sách này có thời hạn đến ngày 15/3/2017 với nội dung chính là nâng trần nợ công, tăng chi tiêu quân sự và chi tiêu trong nước thêm 80 tỷ USD.
Dự luật cũng đã được Hạ viện thông qua này ngay lập tức đã được gửi lên Nhà Trắng để Tổng thống Barack Obama ký thành luật trước ngày 3/11 nhằm tránh cho chính phủ liên bang phải đóng cửa một bộ phận công sở vào tháng 12 tới khi thời hạn chót chính phủ Mỹ hết quyền vay tiền để chi cho các hoạt động.
Lãnh đạo phe thiểu số Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi (trái) và Lãnh đạo phe thiểu số Thượng viện Harry Reid tại cuộc họp báo về thỏa thuận ngân sách ở thủ đô Washington. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Xem thêm tại đây: Thượng viện Mỹ thông qua thỏa thuận ngân sách thời hạn 2 năm
Bỏ chính sách một con, Trung Quốc lên tới 1,45 tỷ dân vào 2030
Chính sách kế hoạch hóa gia đình một con của Trung Quốc sẽ chấm dứt theo thông cáo ngày 29/10 của Hội nghị Trung ương 5 khóa 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Với sự điều chỉnh chính sách này, số lượng ca sinh sẽ tăng, trong một năm cao điểm có thể lên tới hơn 20 triệu ca. Khoảng 90 triệu cặp vợ chồng sẽ được phép có con thứ hai sau khi chính sách này có hiệu lực, trong đó khoảng 60% số phụ nữ đủ điều kiện trong độ tuổi 35 hoặc cao hơn.
Trung Quốc đã áp dụng chính sách một con từ cuối những năm 1970. Chính sách kế hoạch hóa gia đình này nhằm mục đích kiểm soát gia tăng dân số thông qua việc giới hạn sinh một con đối với đa số các cặp vợ chồng ở đô thị và hai con đối với đa số các cặp vợ chồng ở nông thôn, nếu con đầu là gái.
Đến tháng 11/2013, chính sách này đã được nới lỏng, theo đó các cặp vợ chồng được phép có hai con, nếu vợ hoặc chồng là con một trong gia đình.
Xem thêm tại đây: Bỏ chính sách một con, Trung Quốc lên tới 1,45 tỷ dân vào 2030
Với sự điều chỉnh chính sách này, số lượng ca sinh sẽ tăng, trong một năm cao điểm có thể lên tới hơn 20 triệu ca. Khoảng 90 triệu cặp vợ chồng sẽ được phép có con thứ hai sau khi chính sách này có hiệu lực, trong đó khoảng 60% số phụ nữ đủ điều kiện trong độ tuổi 35 hoặc cao hơn.
Trung Quốc đã áp dụng chính sách một con từ cuối những năm 1970. Chính sách kế hoạch hóa gia đình này nhằm mục đích kiểm soát gia tăng dân số thông qua việc giới hạn sinh một con đối với đa số các cặp vợ chồng ở đô thị và hai con đối với đa số các cặp vợ chồng ở nông thôn, nếu con đầu là gái.
Đến tháng 11/2013, chính sách này đã được nới lỏng, theo đó các cặp vợ chồng được phép có hai con, nếu vợ hoặc chồng là con một trong gia đình.
Ảnh chỉ có tính minh hoạ. (Nguồn: Xinhua)
Xem thêm tại đây: Bỏ chính sách một con, Trung Quốc lên tới 1,45 tỷ dân vào 2030
PepsiCo thừa nhận nước đóng chai Aquafina sản xuất từ nước lã
Nhãn hiệu nước đóng chai Aquafina của hãng PepsiCo sẽ sớm được thay đổi với việc thông tin rõ hơn về nguồn nước sử dụng, sau khi hãng thừa nhận nguồn gốc của Aquafina không khác gì với nước sinh hoạt hàng ngày.
Phần nhãn chai mới sẽ đề rõ là sản xuất từ “nguồn nước công cộng,” tức là có chung nguồn gốc với nước ở vòi thông thường. Loại nước này sau đó sẽ trải qua 7 bước lọc để loại bỏ các chất khoáng và các hợp chất khác thường thấy trong nước lã, trước khi được đóng chai và dán nhãn Aquafina.
Sản phẩm Aquafina của Pepsico, Dasani của Coca-Cola và Pure Life của Nestle là ba tên tuổi lớn nhất trên thị trường nước đóng chai. Năm 2013, Coca-Cola đã thừa nhận sản phẩm Dasani của mình được sản xuất từ nước lã, nhưng khẳng định rằng quá trình lọc đã giúp Dasani khác hẳn so với nước từ vòi thông thường.
Về phần mình, hãng Nestle cho hay rằng sản phẩm nước đóng chai của mình được lọc qua 12 bước, bao gồm cả bước thẩm thấu ngược và chưng cất.
Trước việc doanh thu từ các loại đồ uống có gas giảm do lo ngại về sức khỏe của người tiêu dùng, các hãng đồ uống đang ngày càng phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ nước đóng chai.
Xem thêm tại đây: PepsiCo thừa nhận nước đóng chai Aquafina sản xuất từ nước lã
Phần nhãn chai mới sẽ đề rõ là sản xuất từ “nguồn nước công cộng,” tức là có chung nguồn gốc với nước ở vòi thông thường. Loại nước này sau đó sẽ trải qua 7 bước lọc để loại bỏ các chất khoáng và các hợp chất khác thường thấy trong nước lã, trước khi được đóng chai và dán nhãn Aquafina.
Sản phẩm Aquafina của Pepsico, Dasani của Coca-Cola và Pure Life của Nestle là ba tên tuổi lớn nhất trên thị trường nước đóng chai. Năm 2013, Coca-Cola đã thừa nhận sản phẩm Dasani của mình được sản xuất từ nước lã, nhưng khẳng định rằng quá trình lọc đã giúp Dasani khác hẳn so với nước từ vòi thông thường.
Về phần mình, hãng Nestle cho hay rằng sản phẩm nước đóng chai của mình được lọc qua 12 bước, bao gồm cả bước thẩm thấu ngược và chưng cất.
Trước việc doanh thu từ các loại đồ uống có gas giảm do lo ngại về sức khỏe của người tiêu dùng, các hãng đồ uống đang ngày càng phụ thuộc nhiều vào nguồn thu từ nước đóng chai.
Ảnh minh họa. (Nguồn: aquafina.com)
Xem thêm tại đây: PepsiCo thừa nhận nước đóng chai Aquafina sản xuất từ nước lã
Apple công bố báo cáo lợi nhuận hàng năm lớn nhất trong lịch sử
Apple đã ghi nhận mức lợi nhuận hàng năm lớn nhất trong lịch sử công ty, với doanh thu kỷ lục từ mảng kinh doanh iPhone giúp hãng kiếm được 53,4 tỷ USD trong năm tài chính kết thúc vào ngày 26/9 vừa qua.
Mức lợi nhuận "siêu khủng" trên đã giúp Apple vượt qua con số lợi nhuận kỷ lục 45,2 tỷ USD được thiết lập bởi tập đoàn dầu khí ExxonMobil trong năm 2008.
Kết quả kinh doanh ấn tượng trên có được là nhờ Apple đã phát hành "đúng thời điểm" và "đúng thị trường" (Trung Quốc Đại lục) hai mẫu điện thoại iPhone 6s/6s Plus mới nhất, qua đó giúp hãng tăng được 31% lợi nhuận trong quý tài chính thứ tư.
Apple đã dự đoán rằng doanh số bán hàng trong quý hiện tại sẽ nằm trong khoảng 75,5 tỷ USD đến 77,5 tỷ USD, tăng ít nhất 1% so với cùng kỳ năm ngoái, một phần do đồng USD mạnh.
Xem thêm tại đây: Apple công bố báo cáo lợi nhuận hàng năm lớn nhất trong lịch sử
Mức lợi nhuận "siêu khủng" trên đã giúp Apple vượt qua con số lợi nhuận kỷ lục 45,2 tỷ USD được thiết lập bởi tập đoàn dầu khí ExxonMobil trong năm 2008.
Kết quả kinh doanh ấn tượng trên có được là nhờ Apple đã phát hành "đúng thời điểm" và "đúng thị trường" (Trung Quốc Đại lục) hai mẫu điện thoại iPhone 6s/6s Plus mới nhất, qua đó giúp hãng tăng được 31% lợi nhuận trong quý tài chính thứ tư.
Apple đã dự đoán rằng doanh số bán hàng trong quý hiện tại sẽ nằm trong khoảng 75,5 tỷ USD đến 77,5 tỷ USD, tăng ít nhất 1% so với cùng kỳ năm ngoái, một phần do đồng USD mạnh.
(Nguồn: AP)
Xem thêm tại đây: Apple công bố báo cáo lợi nhuận hàng năm lớn nhất trong lịch sử
(Vietnam+)