Báo cáo công bố ngày 8/10 của Cơ quan Thống kê Canada cho biết nền kinh tế nước này có thể sẽ phải đối mặt với những khó khăn trong ít nhất một khoảng thời gian nữa khi lĩnh vực xuất khẩu - động lực thúc đẩy tăng trưởng chính của nền kinh tế - chưa có dấu hiệu phục hồi.
Theo báo cáo nói trên, mặc dù kim ngạch xuất khẩu trong tháng Tám đã tăng 1,8%, đạt mức 39,8 tỷ USD, nhưng không đủ để bù đắp cho sự gia tăng của nhập khẩu, với kim ngạch lên tới 41,1 tỷ USD, đưa thâm hụt thương mại của Canada tăng lên 1,3 tỷ USD, so với mức 1,2 tỷ USD trong tháng Bảy và trở thành tháng thâm hụt thứ 20 liên tiếp.
Báo cáo cho biết, trong tháng Tám, xuất khẩu của Canada sang Mỹ tăng 1,9% lên 30,1 tỷ USD, trong khi nhập khẩu từ Mỹ tăng 0,1% lên 26,1 tỷ USD, đẩy thặng dư thương mại của Canada với Mỹ lên đến 4 tỷ USD, so với mức 3,4 tỷ USD trong tháng Bảy.
Nhập khẩu từ các quốc gia khác ngoài Mỹ tăng 5,8%, đạt 14,9 tỷ USD, trong khi xuất khẩu sang các nước này chỉ tăng khoảng 1,6%, đạt 9,7 tỷ USD, đưa thâm hụt thương mại của Canada với các quốc gia ngoài Mỹ tăng lên 5,3 tỷ USD, so với 4,6 tỷ USD trong tháng Bảy.
Doug Porter, Trưởng nhóm chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Montreal, cho biết nền kinh tế Canada tiếp tục phải trông chờ vào sự tăng trưởng của xuất khẩu.
Trong bối cảnh một số cơ quan chính phủ Mỹ bị đóng cửa, cùng tình trạng bất ổn đang diễn ra ngày một sâu sắc hơn khi hạn chót về thỏa thuận trần nợ của Mỹ đang tới gần, không ai dám dự đoán về một sự phục hồi (của lĩnh vực xuất khẩu) trong tương lai gần.
Trong một bài phát biểu mới đây, Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) Tiff Macklem nói rằng tăng trưởng kinh tế của Canada trong tương lai sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào tiêu dùng trong nước khi lĩnh vực xuất khẩu gặp khó khăn.
Tuần trước, BoC đã buộc phải điều chỉnh lại dự báo tăng trưởng kinh tế trong quý 3, từ mức 3,8% xuống còn 2,5% và đây là mức phù hợp với các dự báo khác của hầu hết chuyên gia kinh tế./.
Theo báo cáo nói trên, mặc dù kim ngạch xuất khẩu trong tháng Tám đã tăng 1,8%, đạt mức 39,8 tỷ USD, nhưng không đủ để bù đắp cho sự gia tăng của nhập khẩu, với kim ngạch lên tới 41,1 tỷ USD, đưa thâm hụt thương mại của Canada tăng lên 1,3 tỷ USD, so với mức 1,2 tỷ USD trong tháng Bảy và trở thành tháng thâm hụt thứ 20 liên tiếp.
Báo cáo cho biết, trong tháng Tám, xuất khẩu của Canada sang Mỹ tăng 1,9% lên 30,1 tỷ USD, trong khi nhập khẩu từ Mỹ tăng 0,1% lên 26,1 tỷ USD, đẩy thặng dư thương mại của Canada với Mỹ lên đến 4 tỷ USD, so với mức 3,4 tỷ USD trong tháng Bảy.
Nhập khẩu từ các quốc gia khác ngoài Mỹ tăng 5,8%, đạt 14,9 tỷ USD, trong khi xuất khẩu sang các nước này chỉ tăng khoảng 1,6%, đạt 9,7 tỷ USD, đưa thâm hụt thương mại của Canada với các quốc gia ngoài Mỹ tăng lên 5,3 tỷ USD, so với 4,6 tỷ USD trong tháng Bảy.
Doug Porter, Trưởng nhóm chuyên gia kinh tế của Ngân hàng Montreal, cho biết nền kinh tế Canada tiếp tục phải trông chờ vào sự tăng trưởng của xuất khẩu.
Trong bối cảnh một số cơ quan chính phủ Mỹ bị đóng cửa, cùng tình trạng bất ổn đang diễn ra ngày một sâu sắc hơn khi hạn chót về thỏa thuận trần nợ của Mỹ đang tới gần, không ai dám dự đoán về một sự phục hồi (của lĩnh vực xuất khẩu) trong tương lai gần.
Trong một bài phát biểu mới đây, Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada (BoC) Tiff Macklem nói rằng tăng trưởng kinh tế của Canada trong tương lai sẽ phải phụ thuộc rất nhiều vào tiêu dùng trong nước khi lĩnh vực xuất khẩu gặp khó khăn.
Tuần trước, BoC đã buộc phải điều chỉnh lại dự báo tăng trưởng kinh tế trong quý 3, từ mức 3,8% xuống còn 2,5% và đây là mức phù hợp với các dự báo khác của hầu hết chuyên gia kinh tế./.
Thanh Hải (TTXVN)