Thế giới cần một cuộc cách mạng để hồi sinh hậu COVID-19

Bất luận sự đồng thuận của các lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà khoa học và học giả, thế giới sẽ không bao giờ giống như cũ. Thế giới đã đạt đến thời điểm bước ngoặt.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại New York, Mỹ ngày 26/5/2020. (Ảnh: THX/TTXVN)
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại New York, Mỹ ngày 26/5/2020. (Ảnh: THX/TTXVN)

Theo trang mạng theguardian.com, phản ứng trước “những lời nực cười” của Tổng thống Mỹ Donald Trump về đại dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (COVID-19) hồi tuần trước, Hồ Tích Tiến, Tổng biên tập tờ Thời báo Hoàn cầu - một ấn phẩm của tờ Nhân dân Nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc - đã cáo buộc tổng thống Mỹ tìm cách gây xao nhãng sự chú ý của dư luận khỏi những thất bại của ông trong việc ngăn chặn một đại dịch đã khiến gần 100.000 người Mỹ thiệt mạng.

Ông Hồ viết trên trang cá nhân Twitter: “Nếu điều đó xảy ra tại Trung Quốc, Nhà Trắng chắc hẳn đã bị thiêu sống bởi những người dân tức giận.”

[Dự báo mô hình phục hồi của nền kinh tế thế giới thời kỳ hậu COVID-19]

Nếu xét tới thực tế rằng Bắc Kinh không hề ưa gì những cuộc biểu tình, điều đó dường như khó có thể xảy ra. Tuy nhiên, ông Hồ đã nêu ra một câu hỏi có liên quan đến mọi quốc gia đang bị tàn phá bởi dịch COVID-19: Những người dân tức giận đó đang ở đâu? Trước sự bất lực của các chính phủ kém cỏi trong việc bảo vệ người dân, tại sao họ không đứng lên vung giáo mác và tiêu hủy trật tự chính trị đã được thiết lập này?

Nói cách khác, khi nào cuộc cách mạng bắt đầu? Tất cả công nhân bị mất việc trên thế giới, hãy đoàn kết lại. Họ không có gì để mất ngoài ngoài các chuỗi cung ứng.

So sánh với lịch sử thế kỷ 20, các chính trị gia ngày nay - dù theo quan điểm dân chủ hay độc tài, cánh tả hay cánh hữu - có thể đã rất may mắn vì chưa phải chứng kiến cuộc nổi dậy dữ dội hơn.

Cuộc nổi dậy này dường như đang “sục sôi” và sẽ bùng nổ một khi người dân thu về hết sự can đảm. Nhiều quốc gia đã chứng kiến các cuộc biểu tình ở quy mô nhỏ liên quan đến COVID-19. Tuy nhiên, cuộc nổi dậy vẫn chưa lan rộng.

Bất luận sự đồng thuận của các lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà khoa học và học giả, thế giới sẽ không bao giờ giống như cũ. Thế giới đã đạt đến thời điểm bước ngoặt.

Đa phần những người cao tuổi đang hứng chịu hậu quả nặng nề, nhưng hàng triệu người thuộc các thế hệ trẻ tuổi hơn sẽ phải đối mặt với cuộc sống khó khăn trong nhiều năm tới. Cho dù con người có muốn hay không, Kỷ nguyên Cách mạng thứ hai đang ló rạng.

Như vậy, câu hỏi thực sự ở đây không phải là liệu cuộc cách mạng có diễn ra hay không, mà là cuộc cách mạng sẽ diễn ra theo cách nào? Liệu nó có phải cuộc cách mạng hệ tư tưởng không thể kiểm soát như hồi thế kỷ 20, tương tự như các cuộc cách mạng của Marx, Mao Trạch Đông, Guevara và Castro?

Hay nó sẽ diễn ra dưới hình thức phi bạo lực nhưng lại biến đổi nhanh chóng và sâu sắc theo phương cách một thế giới có ý thức phụ thuộc lẫn nhau hơn đang hoạt động. Rất nhiều điều tồi tệ phụ thuộc vào các tác động trong và sau đại dịch được định hình ra sao.

Thế giới cần một cuộc cách mạng để hồi sinh hậu COVID-19 ảnh 1Dịch COVID-19 đã tác động nặng nề tới toàn bộ thế giới. (Nguồn: Reuters)

Trong bối cảnh đại dịch hỗn loạn đang xảy ra, hiện có 2 điều được thấy rõ: Thứ nhất, virus Corona chủng mới (SARS-CoV-2) ảnh hưởng đến tất cả mọi người và bất cứ nơi đâu - một mối đe dọa tới toàn nhân loại.

Thứ hai, tác động của nó là không hề đồng nhất, được quyết định bởi tầng lớp xã hội, chủng tộc, sắc tộc, thu nhập, nguồn dinh dưỡng, trình độ giáo dục, điều kiện sống và vị trí địa lý cũng như theo giới tính và tuổi tác.

Các nhà tài phiệt trong giới tư bản Mỹ hiện đại đã tranh luận về nguy cơ này.  Nhà đầu tư Mark Cuban nói: “Đây là cơ hội để chúng ta làm điều đúng đắn,” với việc giảm thiểu sự bất bình đẳng về thu nhập.

Tỷ phú Ray Dalio đã mô tả sự bất bình đẳng là vấn đề khẩn cấp quốc gia. Ông nói: “Nếu bạn phải chứng kiến cảnh người dân không có cơ hội, bạn không chỉ thất bại trong việc tận dụng tất cả tiềm năng, mà bạn còn đang đe dọa tới sự tồn tại của hệ thống này."

Giám đốc điều hành JP Morgan, ông Jamie Dimon, đã gọi đại dịch này là “lời kêu gọi thức tỉnh ... với doanh nghiệp và chính phủ để suy nghĩ, hành động và đầu tư vì lợi ích chung.” Những phát biểu này gần như mang tính xã hội chủ nghĩa.

Chương trình nghị sự cách mạng cho thế giới thời hậu COVID-19 cũng bao gồm các bước đi có ý nghĩa để giải quyết vấn nạn đói nghèo và khoảng cách giàu nghèo Bắc-Nam cùng các cách tiếp cận mang tính cấp bách với vấn đề khí hậu, năng lượng, nước và các cuộc khủng hoảng sinh tồn.

Tại Mỹ, tình trạng ngày một hỗn loạn dưới chế độ cai trị của Tổng thống Trump, cùng cách phản ứng độc đoán của họ trước đại dịch, đã bộc lộ những thiếu sót của nguyên tắc “kiểm soát và đối trọng” được thiết lập cách đây hơn 200 năm.

Điều cần thiết hiện nay là một cuộc cách mạng mới của Mỹ - và đưa ra quy ước mới theo Hiến pháp để xóa bỏ những nguyên tắc lỗi thời như Đại cử tri đoàn, mang lại nền dân chủ cho tất cả mọi người và tập trung trở lại vào hợp tác toàn cầu mang tính xây dựng. 

Tại Anh, cách xử lý sai lầm “từ trên xuống” trong đại dịch COVID-19 đã nêu bật cuộc khủng hoảng trong quản trị và gắn kết quốc gia. Để duy trì Vương quốc Anh, một thời khắc mang tính bước ngoặt tương tự như việc ban hành Đạo luật Cải cách năm 1832 là điều cần thiết.

Tại châu Âu, “chế độ cũ” của Liên minh châu Âu (EU) cần làm mới chính mình hoặc có nguy cơ bị lật đổ bởi các nhà cách mạng theo chủ nghĩa dân túy.

Các nước như Trung Quốc và Nga sẽ không tiếp tục con đường bành trướng quyền lực và mang hơi hướng đế quốc nếu họ muốn tránh khỏi các mối họa lớn.

Để thúc đẩy sự đồng thuận cần thiết cho thế giới hồi sinh lại này, đã đến lúc chúng ta phải cải tổ Liên hợp quốc. Và như nhà triết học Aristotle đã nói, cuộc cách mạng bắt đầu từ đây./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục