Thông tin tích cực này còn là liều thuốc kích thích hữu ích cho các nềnkinh tế đang nổi, vốn đang trầy trật trải qua một tuần lễ đầy khó khăn khi cácnhà đầu tư nước ngoài ào ạt thoái vốn khỏi các thị trường này do lo ngại Cục Dựtrữ Liên bang Mỹ (FED) chuẩn bị chấm dứt dần gói nới lỏng định lượng (QE3) - tácnhân châm ngòi cho làn sóng đầu tư bùng nổ tại các thị trường này thời gian qua.
Các nhà giao dịch còn phấn chấn vì những thông tin tích cực đến từ các nềnkinh tế châu Âu và Mỹ, với các số liệu cho thấy triển vọng kinh tế tại các khuvực này cũng đầy sáng sủa.
Tại Mỹ, số liệu công bố ngày 22/8 cho biết, lượng người đăng ký thấtnghiệp lần đầu trong tuần trước đã tụt xuống mức thấp nhất trong sáu năm, trongkhi số liệu về hoạt động công nghiệp của Mỹ cũng tăng lên trong tháng Tám, vớichỉ số quản lý sức mua (PMI) đã tăng từ mức 53,7 của tháng Bảy lên mức 53,9trong tháng Tám. Những con số mới nhất này cho thấy nền kinh tế lớn nhất thếgiới có thể đã bắt đầu tự đứng vững như Chủ tịch FED Ben Bernanke kỳ vọng.
Tại Khu vực Eurozone, các số liệu sơ bộ cho thấy chỉ số quản lý sức muacủa hoạt động kinh doanh (PMI) trong toàn khu vực trong tháng Tám đã tăng mạnh,lên mức cao nhất trong 26 tháng qua là 51,7, so với mức 50,5 của tháng Bảy.
Tương tự, trước đó tại Trung Quốc, điều tra của ngân hàng HSBC cũng chobiết, PMI của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã vọt lên mức cao nhất trong bốntháng qua là 50,1 trong tháng Tám, ghi nhận mức tăng đầu tiên của chỉ số nàytrong vòng bốn tháng.
Đóng cửa phiên 23/8, hầu như tất cả các thị trường trong khu vực đều quayđầu tăng điểm, trong đó chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản "nhảy dựng" 2,21% (295,38điểm) lên 13.660,55 điểm sau khi đã có lúc trong phiên tăng "dựng đứng" tới trên3%; Các thị trường khác như Xítni, Xơun và Đài Bắc (Đài Loan) cũng đi lên, vớicác mức tăng lần lượt là 0,94%; 1,14% và 0,75%.
Tuy nhiên, hai thị trường chủ chốt khác là Hong Kong và Thượng Hải sau khităng mạnh đã đảo chiều đi xuống do làn sóng chốt lời mạnh mẽ của các nhà giaodịch, Chốt phiên, Hang Seng của Hong Kong quay đầu để mất 0,15% (31,89 điểm) về21.863,51 điểm; trong khi Shanghai Composite của Trung Quốc cũng đảo chiều đểmất 0,47% (9,66 điểm) về 2.057,46 điểm.
Các chỉ số kinh tế tích cực cũng "thắp lửa" cho thị trường tiền tệ, vớiđồng bạc xanh nhảy lên 99,90 yên vào lúc cuối phiên trên thị trường Tokyo, sovới 98,68 yên vào cuối phiên trước trên thị trường Niu Yoóc, trong khi đồng nộitệ của các thị trường mới nổi cũng bớt lao dốc, trong đó đồng rupee của Ấn Độ đãngoi lên 64,42 rupee/USD so với mức thấp kỷ lục 65,56 rupee/USD được lập vàophiên trước.
Những thông tin tốt đẹp trên cũng đã khiến chứng khoán Phố Wall đảo chiều"dậy sóng" trong phiên trước (22/8). Đóng cửa phiên này, cả ba chỉ số chủ chốtcủa chứng khoán Mỹ đều ghi điểm, trong đó Dow Jones Industrial Average tiến thêm66,19 điểm (0,44%) lên 14.963,74 điểm; S&P 500 vọt 14,16 điểm (0,86%) lên1.656,96 điểm, và Nasdaq Composite thêm 38,92 điểm (1,08%) lên 3.631,78 điểm.
Chỉ số Nasdaq vẫn lên đi ểm vào cuối phiên dù cho sàn giao dịch chứngkhoán Nasdaq đã tạm ngừng ho ạt đ ộng trong ba giờ (bắt đ ầu từ 12h15 và đượckhắc phục lúc 3h25 ngày 22/8 theo giờ Mỹ) vì trục trặc kỹ thuật.
Tương tự, tại châu Âu, các thị trường chứng khoán cũng đồng loạt tăng mạnhtrong phiên 22/8, chấm dứt tâm lý bi quan và hoài nghi ám ảnh các thị trườngtrong suốt những phiên gần đây.
Đóng cửa phiên 22/8, cả ba chỉ số chính của khu vực đều đồng loạt tăngđiểm, với FTSE của Anh tăng 0,88% lên 6.446,87 điểm; DAX 30 của Đức nhảy 1,36%lên 8.397,89 điểm và CAC 40 của Pháp tiến 1,10% lên 4.059,12 điểm./.